Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

THỰC CHẤT CÁI MÀ MĨ GỌI LÀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

    Trong những năm gần đây, Nhà Trắng luôn cáo buộc Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vi phạm nhân quyền, thiếu tự do dân chủ, đàn áp dân tộc tôn giáo. Mĩ luôn đưa Việt Nam vào danh sách các nước vi phạm nhân quyền, cần được Mĩ quan tâm đặc biệt. Đặc biệt tối ngày 11/9/2012, Nhà Trắng đã thông qua cái gọi là Dự luật Nhân quyền ở Việt Nam, tiếp tục cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do tôn giáo, tự do dân chủ. Đây chính là những luận điệu tuyên truyền, vu khống trắng trợn của chính quyền Mĩ đối với Nhà nước Việt Nam. 


Biếm họa về "Nhân quyền kiểu Mỹ"

    Trên thực tế, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện tốt các chính sách nhằm đảm bảo triệt để quyền tự do dân chủ, bình đẳng dân tộc, tự do tôn giáo của toàn thể nhân dân Việt Nam. Điều đó đã được quy định cụ thể trong hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được Nhà nước Việt Nam đảm bảo thực hiện nghiêm minh. Những chính sách tiến bộ về dân tộc, tôn giáo đã được triển khai thực hiện sâu rộng trên toàn quốc, phát huy những hiệu quả to lớn, góp phần nâng cao lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Những bằng chứng thực tế đều chứng minh rằng Việt Nam hoàn toàn không hề vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do tôn giáo, bình đẳng dân tộc.
    Tuy nhiên, Mĩ vẫn không ngừng cáo buộc, vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp dân tộc, đàn áp tôn giáo. Đây là những tuyên bố phi lí và còn ẩn chứa đầy mâu thuẫn trong khi chính trong nội bộ nước Mĩ lại đang tồn tại những vấn đề về nhân quyền. Có thể đưa ra những so sánh đơn giản về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và Mĩ để thấy rõ những mâu thuẫn trong tuyên bố của Mĩ.
    Thứ nhất, theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định mọi công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào HĐND. Điều này đảm bảo quyền làm chủ đất nước thuộc về toàn thể nhân dân, người dân có quyền quyết định mọi công việc của đất nước. Trong khi đó, theo luật pháp nước Mĩ, chỉ những người nào có một lượng tài sản nhất định mới được quyền bầu cử và ứng cử. Theo một thống kê thì tại Mĩ, 1% dân số Mĩ nắm giữ 99% tài sản nước Mĩ và 99% dân số còn lại chỉ sở hữu 1% tài sản quốc gia. Vậy thì có thể thấy rằng quyền làm chủ đất nước Mĩ sẽ rơi vào tay 1% dân số Mĩ đang nắm giữ khối lượng tài sản lớn, 99% dân số còn lại hoàn toàn không có quyền quyết định công việc đất nước. Vậy Mĩ dân chủ hay Việt Nam dân chủ?
    Thứ hai, Việt Nam luôn duy trì chính sách tự do tôn giáo. Mọi tôn giáo đều được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện phát triển, đều bình đẳng như nhau. Trong những năm gần đây, nhiều những trung tâm phật giáo, thiền viện phật giáo, giáo đường Thiên chúa giáo được tu bổ, mở rộng, hoặc xây dựng mới. Nhà nước cùng tiếp tục duy trì chính sách đoàn kết tôn giáo, cùng chung tay xây dựng đất nươc được toàn thể nhân dân hưởng ứng. Trong khi đó, tại Mĩ, với sự duy trì chính sách thù địch với Hồi giáo chính là nguyên nhân gây nên vụ khủng bố 11/9 của những phần tử Hồi giáo cực đoan. Đồng thời những cuộc chiến tranh của Mĩ tại Trung Đông cũng đã khiến thế giới Hồi giáo thực sự bức xúc. Điều này cũng đủ so sánh Việt Nam tôn trọng tôn giáo hay Mĩ tôn trọng tôn giáo.
    Thứ ba, Việt Nam luôn duy trì chính sách bình đẳng dân tộc. Mọi dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng, không phân biệt đối xử. Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến sự phát triển của các dân tộc, tạo điều kiên thuận lợi để bà con dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng cuộc sống, theo kịp sự phát triển của người kinh. Trong khi đó, tại Mĩ, vẫn còn đâu đây những tàn dư của chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai. Những hình ảnh binh sĩ Mĩ ngược đãi, hành hạ dã man tù binh Ap-ga-nixtan, Irắc... đã gây lên sự bất bình to lớn của toàn thể loài người tiến bộ. Rồi việc duy trì nhà tù wan-ta-la-mo với những hành vi tra tấn, hành hạ tù nhân chính là những bằng chứng cho việc vi phạm nhân quyền của Mĩ. Vậy Việt Nam vi phạm quyền bình đẳng dân tộc hay là chính Mĩ đang vi phạm nhân quyền.
    Từ những so sánh đơn giản trên, chúng ta có thể thấy rõ một điều: Nhà Trắng đang vu cáo Việt Nam nhưng điều mà chính Nhà Trắng đang mắc phải. Phải chăng là do tư tưởng chủ nghĩa nước lớn mà Mĩ đã tự cho mình cái quyền áp đặt những đánh giá chủ quan phiến diện của mình lên một quốc gia? Phải chăng, dựa vào cái gọi là học thuyêt Nhân quyền cao hơn chủ quyền mà Mĩ đã và đang tìm cách dựa vào vấn đề Nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam? Và phải chăng, bằng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, Mĩ đã và đang tiến hành phá hoại tư tưởng Việt Nam, thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình thâm độc của mình?
    Nhưng nước Mĩ đâu biết rằng những việc làm của mình đã và đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và gây nên những bức xúc sâu sắc cho loài người tiến bộ và cả trong chính nội bộ nước Mĩ. Sau khi Nhà Trắng thông qua cái gọi là Dự luật nhân quyền Việt Nam, Hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega đã khẳng định đây là một bước đi lạc hướng của chính phủ Mĩ. Ông nói: “Nếu họ (Hạ viện Mĩ) thật lòng quan tâm tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì hãy giúp Việt Nam là sạch hàng chục triệu lít chất độc da cam mà quân đội Mĩ đã rải xuống lãnh thổ Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971 bởi việc để lại khối hoá chất độc hại này ở Việt Nam là sự vi phạm nghiêm trọng về quyền con người”.
    Một dự luật được Hạ viện Mĩ thông qua mà ngay chính thành viên của Hạ viện đó đưa ra ý kiến phản đối một cách quyết liệt đủ thấy sự thiếu khách quan trong việc thông qua dự luật này. Và Nhà Trắng thực sự nên xem xét lại về cái gọi là Dự luật nhân quyền Việt Nam khi đã có những dấu hiệu thiếu khách quan, thiếu bằng chứng trong nó.

MỸ QUYỀN!

   Dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2012 mang mã số H.R.1410 mà Hạ viện Mỹ vội vã biểu quyết thông qua tối 11/9 vừa qua là một bước đi lạc hướng.
   Nhân quyền là một trong ba vấn đề được Liên Hợp quốc coi là trụ cột, cùng với Hòa bình và An ninh phát triển. Ngay từ khi khai sinh ra Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, 2/9/1945, trong Bản Tuyên ngôn độc lập của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập trực tiếp tới vấn đề dân chủ nhân quyền và coi đây là một vấn đề cấp bách, quan trọng cần đặc biệt quan tâm thường xuyên và xuyên suốt.

   Trong những năm qua, Việt Nam và Mỹ đã có những bước phát triển đáng kể trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau hai mươi năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11 tháng 7 năm 1995, Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên sâu và đa dạng hơn trong những năm đã bình thường hóa chính trị. Hai nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phía Mỹ vẫn luôn có những động thái nhằm triệt để lợi dụng các vấn đề đối nội đối ngoại của ta, trong đó có vấn đề nhân quyền để chống phá ta.
   Điển hình là mới đây nhất Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ chiều ngày 11/9/2012 đã thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2012 số hiệu là H.R.1410, theo thông cáo báo chí đăng trên website của dân biểu liên bang Chris Smith. Tác giả Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012, Dân biểu Chris Smith nói chính phủ Hoa Kỳ cần phải gửi một thông điệp rõ ràng với chính phủ Việt Nam rằng Hà Nội phải chấm dứt các hành vi vi phạm nhân quyền đối với công dân.
   Theo dự luật này, Hoa Kỳ không được viện trợ không có mục đích nhân đạo cho Việt Nam nếu Tổng thống Mỹ không xác nhận được với Quốc hội Hoa Kỳ rằng Việt Nam đã cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, đặc biệt là phóng thích tất cả tù nhân chính trị và tôn giáo, bảo vệ quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do tôn giáo của người dân.
   Dự luật đặt mục tiêu thúc đẩy tự do và dân chủ ở Việt Nam thông qua điều tiết các khoản tăng viện trợ phi nhân đạo của Mỹ cho chính quyền Việt Nam, buộc vào các cải thiện có thể chứng thực được trong hồ sơ nhân quyền của Hà Nội. H.R.1410 cũng cung cấp hỗ trợ của Hoa Kỳ cho các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cổ súy nhân quyền ở Việt Nam.
   Phát biểu tại Hạ Viện hôm 11/9, dân biểu Smith nói dự luật được sự ủng hộ mạnh mẽ của các thành viên trong Hạ Viện thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, và ông hy vọng Thượng Viện Hoa Kỳ sẽ đồng ý cho dự luật này chính thức trở thành luật để Hoa Kỳ có thể hậu thuẫn mong mỏi lâu nay của người dân Việt Nam về một nền dân chủ và các quyền tự do căn bản của con người được tôn trọng tại Việt Nam. Dân biểu Chris Smith từng hai lần đề nghị Dự luật Nhân quyền cho Việt Nam và đã được Hạ Viện Mỹ thông qua cả hai lần, nhưng bị chặn lại khi lên đến Thượng Viện.
   Đây rõ ràng là một chiêu bài quen thuộc mà Hạ viện Mỹ sử dụng để xuyên tạc đường lối chính sách về nhân quyền của Việt Nam. Chúng lợi dụng sự hiểu biết không đầy đủ về nhân quyền ở Việt Nam của cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để gây ra hiểu lầm, mâu thuẫn và dẫn tới kích động, lôi kéo, tạo dựng những làn sóng chống đối Việt Nam. Từ đó chúng đi đến chống phá ta, hạ thấp uy thế và vai trò lãnh đạo của Đảng, giảm niềm tin của quần chúng nhân dân vào đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta nói chung.
   Dự luật trên do Tiểu ban châu Phi, Y tế toàn cầu và Quyền con người đưa ra chứ không phải Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương, nơi chịu trách nhiệm mọi phán quyết về chính sách của Mỹ liên quan tới Việt Nam. Bằng cách làm không theo con đường chính danh này, Tiểu ban về châu Phi đã không thu thập thêm những thông tin chính xác trước khi đưa một dự luật méo mó như vậy. Bởi thế, dự luật chỉ là cái nhìn phiến diện thậm chí chứa đựng đầy màu sắc ý kiến chủ quan và áp đặt mà Hạ viện Mỹ sử dụng nhằm âm mưu chống phá Việt Nam.
   Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trong tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Quyền con người được phát huy và sự tham gia tích cực của người dân vào mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước là nhân tố quan trọng của thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
    Dự luật H.R. 1410 dựa trên những thông tin lạc hậu không phản ánh được sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam. Dự luật H.R.1410 cũng thiển cận trong cách đặt vấn đề và đi ngược lại các nỗ lực của các chính quyền Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama nhằm tăng cường quan hệ với Việt Nam. Dự luật được đưa ra dựa trên sự áp đặt các tiêu chí mà Hạ viện Mỹ cho là chuẩn mực về nhân quyền. Việc đem các tiêu chí nhân quyền ở một đế quốc Tư bản áp đặt vào một quốc gia xã hội chủ nghĩa là một điều hoàn toàn sai lầm và lạc hướng. Phía Mỹ vu cáo Việt Nam không có tự do dân chủ, không có quyền tự do báo chí. Chúng đề cao các giá trị nhân quyền ở Phương Tây. Cái mà chúng gọi là Nhân quyền thực chất chính là nhân quyền vô chính phủ. Chúng đòi hỏi phía ta cũng phải áp dụng những mô hình nhân quyền giống như chúng, được tự do ngôn luận không có kiểm soát và quản lý, được quyền biểu tình chống đối chính phủ là các nhà lãnh đạo… Nhất là từ sau khi mô hình Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, chúng ngày càng tích cực sử dụng chiêu bài này để nhằm chống phá, lật đổ Nhà nước ta. Chúng luôn tranh thủ lợi dụng những sơ hở, sai sót, yếu kém của ta trong quản lý, điều hành đất nước; thậm chí trắng trợn đổ lỗi cho Đảng Nhà nước ta nhằm bôi nhọ lãnh tụ ta, hạ thấp vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng thông qua những phương thức này nhằm triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền tạo ra mâu thuẫn, kích động và tự diễn biến trong chính nội bộ ta, nhằm đi tới kích động tư tưởng ly khai, bạo loạn chính trị, gây mất ổn định an ninh trật tự.
    Về cách tiếp cận trong vấn đề nhân quyền, Hạ nghị sỹ Faleomavaega nói: “Tôi không nhất trí với cách nhìn nhận về nhân quyền của một số nghị sỹ Mỹ, những người có thiên hướng áp đặt tiêu chí mà họ cho rằng chuẩn mực trong vấn đề này. Mỗi nước đều có giá trị và nguyên tắc riêng trong thực thi nhân quyền. Tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam đã làm những gì tốt nhất. Tôi luôn phản đối việc các Nghị sỹ Mỹ chỉ trích tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cho rằng thực tế nhân quyền tại Việt Nam chưa được Hạ viện phản ánh chính xác”.
    Một dự luật được Hạ viện Mỹ thông qua mà nay ngay chính thành viên của Hạ viện đó nêu rõ chính kiến phản đối với đầy đủ bằng chứng, lý lẽ khoa học, cho thấy tính áp đặt của một nhóm người trong Hạ viện không thể che lấp được sự thật khách quan. Hơn nữa, Mỹ luôn rao giảng về nhân quyền trong khi chính từ phía Mỹ cũng có những hoạt động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Ví như việc Mỹ thường xuyên lợi dụng các hoạt động của Liên hợp quốc để có các động thái can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, gây chiến tranh vũ trang ở các quốc gia. Riêng với Việt Nam, việc Mỹ sử dụng chất độc màu da cam và các loại chất độc độc hại trong chiến tranh Việt Nam là một việc vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền. Các loại hóa chất này gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong suốt một thời gian dài và đến tận hiện tại, các thế hệ tiếp sau vẫn phải gánh chịu hậu quả từ những hành động phi nhân tính đó của Mỹ. Một điều đáng lên án hơn nữa là phía Mỹ đã không thực sự đứng ra chịu trách nhiệm về hành động này của mình. Điều này cũng đã gây ra sự phẫn nộ và lên án gay gắt của cộng đồng dư luận quốc tế.
  Rõ ràng, ta có thể thấy, dự luật H.R.1410 đã dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam. Việc thông qua dự luật và nghị quyết nói trên là sai trái, không phù hợp với xu hướng phát triển của quan hệ giữa hai nước. Dự luật có thể tác động tới mối quan hệ an ninh của Mỹ với Việt Nam, làm giảm các cơ hội đối thoại về nhân quyền giữa hai nước và cũng không phục vụ tốt nhất cho lợi ích của Mỹ cũng như cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

TRẺ CON NHÒM CỤ "VŨ"

    Đã hơn một năm trôi qua kể từ khi tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án của luật sư Cù Huy Hà Vũ (04/04/2011), và dư luận về vụ án đầy rẫy những tiếng khen chê này cũng đã lắng xuống. Thế nhưng hôm nay, trước những vấn đề nhức nhối về dân chủ và nhân quyền đang đặt ra ở Việt Nam, một lần nữa chúng ta cần nhìn lại, dưới một góc độ khác, đó có lẽ đây không còn là vấn đề của một cá nhân hay một phiên tòa nữa mà đó là vấn đề của cả dân tộc Việt Nam và của cả hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Tuy rằng dưới góc độ một sinh viên, với những hiểu biết có lẽ còn rất nhiều hạn chế về các vấn đề chính trị, lịch sử đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm đang gây nhiều tranh cãi nhưng không phải vì thế mà tôi hay chúng ta – những sinh viên, những con người đại diện cho một đất nước trí thức và thực sự dân chủ trong tương lai mặc nhiên đứng ngoài quan sát mà không có những tiếng nói của chính mình.



    Hãy khoan nói về những luận điệu của vị Tiến sĩ luật, Thạc sĩ văn chương, họa sĩ – Hội viên hội mỹ thuật Việt Nam… mà hãy nói về mục đích của con người này – con người luôn tự cho rằng mình đang cống hiến cả cuộc sống, mạo hiểm cả sinh mạng để đất nước này thay đổi, vì một nền tự do dân chủ mà chưa một lần ông xây dựng được một cách hoàn chỉnh và thuyết phục về cả hình thức cũng như cách thức để đưa dân tộc đến với nó. Tất cả những gì chúng ta thấy là một con người suốt 25 năm luôn hoàn thành tốt việc “lĩnh lương mà không hề cống hiến” bỗng chốc trở thành một người anh hùng đại diện cho tiếng nói yêu nước, một con người bị cha, bác ruột và cả em ruột mình khiếu kiện về việc tranh chấp quyền sử dụng đất bỗng chốc trở thành đứa con sẵn sàng hiến dâng vì một đất nước nhân quyền…và cuối cùng liệu rằng những điều trên có làm chúng ta tin được cái mà luật sư Trần Đình Triển cho rằng mọi chuyện chỉ đơn thuần là tính “dân dã của dân xứ nghệ” khi trả lời phỏng vấn của VOA về vụ án có liên quan tới bà Hồ Lê Như Quỳnh.
    Vậy điều cuối cùng mà con người này muốn là gì?
    Lúc đầu trong thời điểm vụ án còn đang trong giai đoạn điều tra và dư luận thì liên tục nổi lên những bài viết vô cùng rối loạn về thông tin, bản thân tôi và hẳn nhiều bạn sinh viên khác cũng không khỏi lạc lõng, thụ động trong cái “biển” thông tin mơ hồ đó. Thậm chí đã có lúc tôi tự hỏi rằng “liệu có thật…” và cũng không thể phủ nhận trong thâm tâm một người trẻ với bầu nhiệt huyết tôi có đôi lần hứng thú với cái mà đương sự gọi là “bầu không khí dân chủ”. Nhưng rồi nhanh chóng trong quá trình tìm hiểu tôi nhận ra những sự khập khiễng trong lối tư duy thiếu logic, những dấu hiệu bất thường về động cơ của một con người đang giương cao ngọn cờ lý tưởng, và thậm chí cả những yếu tố mang tính lợi ích cá nhân của những người đang tung hô một kẻ mà dường như chính họ cũng hiểu là thiếu tư cách.
    Để rồi tôi đã nghĩ đến việc tự tìm cho mình một câu trả lời.
    Điều đầu tiên tôi cho rằng cần được giải đáp đó là một người yêu nước và đặc biệt là một người trí thức yêu nước thì cần phải làm gì? Liệu có phải là đem hết khả năng của mình ra để đạp đổ một nhà nước mà không hề nghĩ đến tính kế thừa sau khi nhà nước đó sụp đổ, liệu có phải là tính toán, công kích, đả phá mọi hạn chế của chính quyền với mục đích “không thành công cũng thành danh”… rõ ràng trong một đất nước không chiến sự thì cả hai cách làm trên đều đi ngược lại ước nguyện hòa bình của cả dân tộc. Phá nhà thì dễ, xây nhà mới thật sự khó. Hiện tại, tất cả chúng ta đều đang chung sống trong ngôi nhà chung mà cả dân tộc đã đánh đổi bằng máu xương của hơn hai thế hệ, vậy giờ điều mà chúng ta – những người trẻ, những người tiếp quản đất nước mai sau, điều chúng ta thật sự muốn là gì. Liệu có phải là một đống đổ nát của chính quyền cũ với xuất phát điểm bị tụt hậu 10 năm, 20 năm hay thậm chí nhiều hơn thế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Không ít thì nhiều, tôi và chúng ta đều thấy sự phức tạp về vấn đề chính trị trên thế giới nói chung và ở Việt Nam hiện nay nói riêng. Sự bành trướng về tầm ảnh hưởng của Mĩ, tranh chấp lãnh thổ, vấn đề nhức nhối ở biển Đông… Liệu rằng những giấc mơ màu hồng về đa nguyên, đa đảng, tự do, bình đẳng có thật sự thành hiện thực khi Đảng cộng sản xóa bỏ điều 4 trong hiến pháp. Liệu những “ông lớn” có chịu ngồi yên để chúng ta tự quyết về một nền dân chủ. Hay những gì chúng ta thu được là một mớ bòng bong về chính trị và lịch sử sẽ quay ngược. Chúng ta thậm chí sẽ còn thua và thua xa hơn nữa ít nhất là về nền dân chủ so với các nước tư bản khi chuyện đó xảy ra. Có một cụm từ mà hồi còn học phổ thông tôi thường được nghe trong những bài giảng lịch sử đó là “giai đoạn tư bản xấu xí” một cách nôm na, đó là ở giai đoạn đầu khi tư sản tìm thấy cho mình một sự tự do tuyệt đối về mặt kinh tế thì họ bỏ qua mọi vấn đề khác như chính trị, văn hóa, đạo đức và thậm chí là cả nhân quyền – cái mà tất cả chúng ta đều đang khao khát, để tối đa hóa lợi ích cá nhân. Điều này đã được lịch sử nhân loại chứng minh. Vậy tôi tự hỏi buông tay trong giai đoạn này liệu có phải là Đảng cộng sản Việt Nam đã tự mình kí vào quyết định đưa đất nước đến với thời kì đó? Thời kì tung hoành của những tinh thần tư bản nóng bỏng bước vào giai đoạn tự do, của những thế lực ngoại quốc luôn lăm le hướng tới việc đem lợi ích ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
    Khi đã hiểu rõ điều cần làm hiện nay không phải là gào thét một cách điên cuồng về khát vọng dân chủ, càng không phải là từ bỏ con đường mà chúng ta đã theo đuổi hơn 60 năm qua thì bỗng chốc những mục đích của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ trở lên đối lập với lợi ích dân tộc và gắn liền với lợi ích cá nhân nhiều hơn.
    Đi xa hơn về vấn đề dân tộc và truyền thống lịch sử, có lẽ không chỉ dân tộc Việt Nam mà tất cả các dân tộc trên thế giới đều hết sức giữ gìn và bảo vệ quyền tự quyết của dân tộc mình. Điều đó có nghĩa không một dân tộc nào, một nhà nước nào chấp nhận có sự can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ đặc biệt là những chủ trương chính sách nhạy cảm mang tính truyền thống đạo đức, văn hóa vùng miền và lịch sử dân tộc mà dân chủ và nhân quyền là một trong những vấn đề đó. Tôi cho rằng không ai khác ngoài công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền phán quyết về việc áp dụng chính sách dân chủ và nhân quyền trên lãnh thổ Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã và sẽ không chấp nhận bất cứ sự áp đặt nào từ bên ngoài. Chúng ta tiến hành hội nhập, kí kết và thực hiện các công ước quốc tế nhưng không có nghĩa là chúng ta phải “làm theo” các quốc gia khác đặc biệt là Mĩ. Cho nên việc dựa vào Mỹ để tiến hành thực hiện dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam là đường lối hết sức sai lầm mà vị Tiến sĩ luật đã nêu ra
    Về mặt này tôi đặc biệt chú ý tới những phân tích rất có giá trị của GS Trần Chung Ngọc:
    “…Nhìn vào quá khứ, chúng ta thấy đã có biết bao nghị quyết nọ kia, kể cả nghị quyết của Liên hiệp Âu châu và cả danh sách CPC, dự luật về nhân quyền cho Việt Nam của Hạ viện Mỹ, nhưng kết quả là bao nhiêu, chính quyền Việt Nam lùi một bước tiến hai bước và cứ làm theo ý. Tại sao? Vì chính quyền Việt Nam thừa biết rằng, tất cả chỉ là những tài liệu chính trị chống Việt Nam và cũng thừa biết chiêu bài nhân quyền của các cường quốc Âu Mỹ là đạo đức giả, có tính cách lưỡng chuẩn (double standard), thường để che đậy những mưu đồ chính trị sau bức bình phong nhân quyền. Những cuộc vận động ngoại nhân để làm áp lực đối với chính quyền Việt Nam mà không nghĩ tới những hậu quả nghiêm trọng có thể xâm phạm đến trật tự, an ninh và chủ quyền quốc gia, là những bước đi chính trị vụng về, thiếu trí tuệ, không nghĩ đến truyền thống yêu nước của người Việt Nam.
    Những điều tôi viết trên đây hoàn toàn không xuất phát từ thành kiến hay sự tận trung với bất kì cá nhân hay tổ chức nào. Mà đó là những lời chia sẻ của một thanh niên đang đứng trước rất nhiều ngã rẽ trong việc lựa chọn cho mình một cách thể hiện lòng yêu nước. Tôi không kêu gọi từ bất kì ai một sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng cộng sản Việt Nam bởi thực tế chính Đảng cũng phải thừa nhận trong quá trình “dò dẫm” đi trên con đường gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa thì không thể tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Là những công dân thuộc tầng lớp trí thức việc đóng góp ý kiến đối với hoạt động lãnh đạo của Đảng và quản lí của bộ máy nhà nước lại càng trở lên quan trọng. Nhưng không phải vì lí do đó mà bất cứ ai cũng áp dụng hoạt động này một cách máy móc, thiển cận, thiếu xây dựng mà thiên về chỉ trích, quy chụp, bài xích chính quyền nhà nước, đó không phải là hành động yêu nước mà là hành động tiếp tay cho các thế lực phản động từ bên ngoài chống phá đảng, chống phá nhà nước, phương hại đến lợi ích của dân tộc, quyền lợi của nhân dân.
     Điều cuối cùng mà tôi muốn đó là tất cả chúng ta – những người trẻ sẽ tìm thấy cho mình một lối đi sáng suốt nhất để có thể dần hoàn thiện nền dân chủ ở nước ta mà không gây ra những hậu quả đáng tiếc về mặt chính trị. Đó không phải là sự e dè trước những điều bị xuyên tạc là “phát đạn cảnh cáo” của Đảng cộng sản khi xét xử các vụ án chính trị mà chính những tuân thủ đó là bước khởi đầu biện chứng cho một xã hội văn minh, tự giác nền tảng của một quốc gia dân chủ và nhân quyền.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Công an Hà Nội lập thêm 10 tổ công tác đặc biệt 141


(ĐCSVN) - Công an TP Hà Nội cho biết, đã quyết định thành lập thêm 10 tổ công tác đặc biệt 141. Từ tối 19/9, các tổ này đã đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý các đối tượng điều khiển ô tô, xe máy lạng lách đánh võng, chở người sai quy định hoặc mang theo vũ khí khi tham gia giao thông.



Như vậy, Công an TP Hà Nội sẽ có tổng cộng 15 tổ công tác đặc biệt 141 hoạt động tuần tra, kiểm soát thường xuyên trên địa bàn Thủ đô, trong đó tập trung kiểm tra xử lý trên các tuyến đường phức tạp về an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông thuộc các địa bàn giáp ranh; các tuyến đường xung quanh khu vực công cộng; các cơ sở kinh doanh vũ trường, cơ sở kinh doanh rượu có nhạc mạnh, karaoke có dấu hiệu phức tạp; phối hợp với các lực lượng khác phòng chống đua xe trái phép trên địa bàn TP.
Mỗi tổ công tác đặc biệt 141 gồm 3 lực lượng: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát hình sự và Cảnh sát cơ động, hoạt động theo phương thức cắm chốt tập trung ở một khu vực, hỗ trợ nhau khi cần thiết. Để thực thi nhiệm vụ đặc biệt, các tổ 141 đều được trang bị đầy đủ công cụ hỗ trợ.
Trong một năm triển khai tổ công tác đặc biệt (từ 3/8/2011 đến 30/8/2012), lực lượng này đã kiểm tra, xử lý gần 23.000 trường hợp, tạm giữ 13.838 phương tiện và 3.682 bộ giấy tờ; thu giữ 1.723 tang vật các loại gồm súng quân dụng, súng công cụ hỗ trợ, dao kiếm các loại, trong đó có 1.047,297g ma túy các loại như: Heroin, ma túy đá…cùng nhiều tang vật khác. Lực lượng này đã bàn giao cho cơ quan điều tra các cấp 201 vụ, khởi tố 253 bị can./.


Theo dangcongsan.vn

Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Inđônêxia

Các đại biểu tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông. 
(Ảnh: Anh Ngọc/Vietnam+). 

Ngày 20/9, tại Giacácta (Jakarta – Inđônêxia) đã diễn ra hội thảo quốc tế "Hòa bình, ổn định tại Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương: Sự đoàn kết của ASEAN và can dự của các nước lớn tại khu vực".
Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ (CASS-India) phối hợp với Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng (IODAS) và Viện Nghiên cứu hàng hải của Inđônêxia (IMS) tổ chức.
Tham dự hội thảo có Bộ trưởng Quốc phòng Inđônêxia Punômô Yútgiantôrô (Purnomo Yusgiantoro), các diễn giả, học giả và nhà nghiên cứu chính trị, pháp luật đến từ Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam, Philíppin, Xinhgapo, Thái Lan, Trung Quốc, Ôxtrâylia, các nhà ngoại giao, quân sự và quốc tế và Inđônêxia, cùng đông đảo báo giới các nước.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Quốc phòng Inđônêxia Yútgiantôrô khẳng định, duy trì hoà bình, ổn định tại Biển Đông là một mối quan tâm chính đáng của nhiều nước. Ông cũng bày tỏ quan ngại mâu thuẫn giữa các nước lớn tại khu vực sẽ làm xói mòn vai trò trung tâm và sự đoàn kết của ASEAN. Bởi vậy, ông nhấn mạnh nhiệm vụ của ASEAN là phải tái khẳng định sự đồng thuận đối với nguyên tắc sáu điểm về Biển Đông vừa đạt được, như: Triển khai đầy đủ Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC); tuân thủ hướng dẫn thực thi DOC; sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC); hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; tất cả các bên liên quan tiếp tục kiềm chế và không sử dụng vũ lực; giải pháp hoà bình tranh chấp. Bộ trưởng Quốc phòng Inđônêxia nhấn mạnh thời gian trước mắt, điều quan trọng là các nước ASEAN dành ưu tiên cao cho việc xác định COC và làm việc với Trung Quốc càng sớm càng tốt; tin tưởng rằng COC sẽ là một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa các tranh chấp về quyền tài phán phát triển thành những căng thẳng nghiêm trọng hay các cuộc xung đột mở trên Biển Đông.
Trình bày tham luận tại hội thảo, các diễn giả đến từ Ấn Độ, Ôxtrâylia thể hiện lập trường của hai nước này ủng hộ nỗ lực của ASEAN trong quá trình làm việc với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông; phản đối sử dụng vũ lực; quan tâm và muốn can dự tích cực góp phần đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải trên vùng biển nhộn nhịp nhất thế giới này.
Đến từ Việt Nam, Tiến sỹ Đỗ Xuân Vinh trình bày chủ đề “Lập trường của Việt Nam và những diễn biến gần đây trên Biển Đông”, đề cập nỗ lực của ASEAN củng cố vai trò trung tâm và sự đoàn kết trong các cấu trúc khu vực đang định hình, trong xử lý vấn đề Biển Đông, thực thi DOC và hướng tới COC với tư cách là một khối, cũng như vai trò can dự tích cực của các nước lớn trong và ngoài khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, Biển Đông…
Tại hội thảo, các đại biểu đã ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực chung của ASEAN và Trung Quốc đàm phán COC; bày tỏ hy vọng COC sẽ được hoàn thành và có hiệu lực vào thời gian sớm nhất. Các đại biểu cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần xây dựng lòng tin, cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, sớm đạt được COC, và ủng hộ nỗ lực chung về giải quyết tranh chấp Biển Đông của các nước trong và ngoài khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh, ASEAN phải có trách nhiệm và chủ động ngăn chặn sự leo thang của các tranh chấp trên Biển Đông; phát triển cách tiếp cận phổ biến rằng giải quyết vấn đề Biển Đông là một trách nhiệm chính trị, phục vụ lợi ích chiến lược của Hiệp hội. Trong thời gian tới, các bên liên quan cần cam kết kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; không có những hoạt động có thể làm phức tạp tình hình; tránh các cuộc chạy đua vũ trang; thúc đẩy hợp tác quốc phòng vì lợi ích của cả khu vực; tôn trọng và thực hiện hiệu quả DOC, tiến tới COC, xây dựng cách tiếp cận đa phương về vấn đề Biển Đông; cố gắng đi đến thỏa thuận về các vấn đề ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, tham gia trong hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, phòng chống thiên tai, an ninh năng lượng và lương thực; chống cướp biển; linh hoạt và dần dần thể chế hóa hợp tác và tiến trình quản lý tranh chấp trên Biển Đông.../.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

NHÂN QUYỀN KIỂU MỸ

Lâm Trực
Đọc báo sáng nay thấy có bài: "Hạ viện Mỹ tiếp tục thúc đẩy nhân quyền cho người dân Việt Nam" của Đài tiếng nói Hoa Kỳ - VOA. Không hiểu 2 vị dân biểu kia lấy tư cách gì để lên giọng với Việt Nam? Phải chăng đó cũng là chiêu trò cũ rích nhắm đánh bóng tên tuổi của mình.
Ngày 11-9-2012 hạ viện Hoa Kỳ thông qua hai cái gọi là dự luật về nhân quyền đối với Việt Nam là H.Res.484 và H.R.1410.

- Dự luật 484 do bà dân biểu Loretta Sanchez khởi xướng kêu gọi Chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền con người cơ bản và chấm dứt việc lạm dụng các điều luật về an ninh như điều 79 và điều 88 Bộ Luật Hình sự lấy chúng làm cớ để bắt bớ những người chỉ ủng hộ quyền tự do tôn giáo và chính trị một cách hòa bình?
- Dự luật H.R. 1410 do ông dân biểu Chris smith khởi xướng, đặt mục tiêu thúc đẩy tự do và dân chủ ở Việt Nam thông qua điều tiết các khoản tăng viện trợ phi nhân đạo của Mỹ cho chính quyền Việt Nam gắn với các cải thiện có thể chứng thực được trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam?
Thực lòng mà nói, trong thời đại toàn cầu này, người dân Việt Nam không lạ gì về hai vị dân biểu Mỹ này. Đã nhiều lần họ đã cố gắng thúc đẩy lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua những cái gọi là những dự luật để vu khống, áp đặt những điều bịa đặt đến phi lý lên một quốc gia có chủ quyền độc lập, một quốc gia đã ký kết tất cả các văn kiện về quyền con người và nỗ lực thực thi nội dung một cách đầy đủ nhất.
Là những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp thì các vị dân biểu tại hạ viện Hoa Kỳ phải hiểu rằng, trật tự thế giới này được duy trì trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi và cùng chung sống hoà bình.
Nói về quyền con người, ngay tại chính nước Mỹ, chúng tôi cũng nhận thấy còn nhiều điều không ổn. Và ngay thái độ của bà dân biểu Sanchez đối với người dân Việt Nam cũng đã không ổn về mặt nhân quyền. Xin hỏi bà Sanchez, bà có quyền gì mà xía vào chuyện của gia đình nhà khác? Bà đã đối xử với đại đa số người dân Việt Nam như thế nào? Khi lên án Việt Nam không tôn trọng nhân quyền, bà đã gặp gỡ những ai là người Việt Nam để thực sự tìm và hiểu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam chưa? Tôi dám khẳng định là bà chưa hề làm điều đó. Vậy thì nhân quyền ở đâu thưa bà Sanchez? Bà lớn tiếng nói giữa lòng nước Mỹ về nhân quyền ở một nước khác sao bà không đến tận nơi mà nhìn mà ngó? Vì sao bà chỉ dám gặp bọn lưu manh và đám cơ hội chính trị sẵn sàng bán rẻ lợi ích dân tộc, chà đạp lên luân thường đạo lý và thu nhận nhưng thông tin phiến diện một chiều từ chúng.
Người Việt Nam chân chính có quyền đặt vẫn đề về những nghi vấn này. Nhiều người cho rằng, bà Sanchez cũng như bọn người mà tôi vừa nhắc đến mà thôi. Người Việt có câu này: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Đám trâu ngựa, dê chó thì tìm đến nhau. Xét được góc độ nhân quyền kiểu Mỹ, chúng tôi có quyền nghĩ thế đúng không bà?
Cần nói thêm với bà, không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhân quyền luôn gắn liền với chủ quyền quốc gia. Mỗi quốc gia độc lập có quyền lựa chọn riêng cho mình một thể chế chính trị và đi liền với nó là lợi ích của người dân. Nội dung về quyền con người, ngoài các giá trị chung còn mang màu sắc văn hóa và tôn giáo, vì thế nó là vấn đề riêng của mỗi nước, vì thế nó đòi hỏi tất cả các nước phải chấp nhận một thực tế là những chuẩn mực của một nước hoặc là một nhóm các nước không thích hợp và thiếu thực tế để áp đặt những chuẩn mực đó lên một nước khác.
Việt Nam coi trọng quyền con người và kiên quyết chống lại sự can thiệp của các nước khác vào công việc nội bộ của đất nước mình. Các vị phải hiểu được rằng giữa chúng ta có một điểm chung là đang sống trong một quốc gia độc lập, nói người khác phải nghĩ đến mình, hãy nhìn lại mình khi cất cao giọng dạy dỗ người khác.
Hãy đọc lại lịch sử của chính nước Mỹ, bà Sanchez có thấy Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ phải như thế này, như thế kia trong các vấn đề thuộc về công việc nội bộ của nước Mỹ hay không? câu trả lời là không bao giờ. Vì sao lại như vậy, vì chúng tôi tôn trọng nước Mỹ. Ngắn gọn hơn là chung tôi coi trọng nhân quyền của các vị. Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không có quyền làm việc đó vì nó vi phạm quyền tự chủ của mỗi quốc gia và quan trọng hơn, đó là thứ liêm sỉ tối thiểu mà mỗi người nên có.
Thực tế, không có thứ nhân quyền nào tách khỏi hoặc cao hơn chủ quyền quốc gia. Chúng tôi hiểu rằng dân biểu Sanchez cũng như dân biểu Chris smith đang tự cho mình cái quyền dạy dỗ người khác mà bản chất là đang muốn áp đặt ý thức hệ của mình lên dân tộc khác. Cách hành xử của các vị đã và đang chà đạp lên nhân quyền của một dân tộc khác đấy.
Hãy nhìn lại một chút, các vị dân biểu Mỹ đã cố tình quên một điều: Việt Nam là một quốc gia độc lập, một dân tộc có chủ quyền, một dân tộc trọng tình nghĩa, một dân tộc đã từng lấy máu của mình để cứu cả một dân tộc khác, một dân tộc sẵn có lòng vị tha cho kẻ thù đã giết hại hàng triệu người cùng dòng máu, một dân tộc nén nỗi đau của di hoạ chiến tranh vì không muốn khơi lại hận thù - Đó là dân tộc Việt Nam. Chúng tôi đã nuốt mước mắt vào trong để nở một nụ cười, chìa tay ra với các dân tộc khác để làm bạn bè cho dù đó là kẻ thù của ngày hôm qua.
Chúng tôi đang là chủ nhân thực sự của đất nước mình, đang sống, làm việc và vun đắp cho hạnh phúc trường tồn của dân tộc, không một ai có thể tước đoạt hoặc áp đặt một giá trị lạ lẫm lên cuộc sống và văn hoá của dân tộc này. Chính vì lẽ đó, hai vị dân biểu Hoa Kỳ hãy làm cho tốt hơn phận sự của mình cho nhân quyền tại Mỹ.
Ở Việt Nam, chúng tôi không cần tới sự răn dạy của các vị.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Vụ khủng bố 11/9: Rơi 15 tầng vẫn sống sót

Báo chí vừa phát hiện một câu chuyện xảy ra đã hơn một thập kỷ, được ghi lại trong bản báo cáo hiện trường “khi tòa tháp Bắc của Trung tâm Thương mại thế giới (WTC, Mỹ) đổ sập, một người đàn ông đã may mắn sống sót nhờ “lướt” trên những mảnh vỡ và đáp xuống nhẹ nhàng”.
Pasquale Buzzelli và vợ - Ảnh: Telegraph 


Báo cáo bị lãng quên vì không ai tin người bình thường có thể “bay” như siêu nhân được.

Pasquale Buzzelli là một công dân Mỹ đã sống sót kỳ diệu sau khi anh rơi xuống từ khoảng cách bằng độ cao tương đương tầng 15 của tòa tháp đôi WTC trong vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001 khiến 3.000 người thiệt mạng cách đây 11 năm.

Theo Telegarph, khi đang đi thang máy ở tòa tháp Bắc của WTC lúc chiếc máy bay đầu tiên đâm vào giữa tầng 93 và 99, Buzzelli đã thấy cảnh hoảng loạn khi thang máy dừng lại ở tầng 44, nhưng anh lại “làm ngơ” và tiếp tục di chuyển lên văn phòng của mình ở tầng 64.

Vừa lúc đến nơi, Buzzelli nhận được điện thoại của vợ báo tình hình đang xảy ra khi cô xem tivi tại nhà. Lúc này đã quá muộn để thoát thân! Khi anh vừa di chuyển xuống tầng 22, tòa tháp bắt đầu đổ sập. Buzzelli rơi vào trạng thái rơi tự do.

Hồi tưởng lại, anh cho biết: “Tôi chưa bao giờ nhảy khỏi máy bay, nhưng lúc đó tôi có cảm giác như mình đang lướt xuống chứ không phải rơi, như thể được các đệm khí xung quanh nâng lên giống trò chơi xe lượn trên không”. Buzzelli bất tỉnh, khi tỉnh dậy anh phát hiện mình nằm trên đống xà bần ở tầng 7, chỉ bị gãy chân và sây sát nhẹ bên ngoài.

Giáo sư Thomas Eagar, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), giải thích sự sống sót hi hữu này như sau: khi hai tòa tháp WTC đổ sập nó tạo ra những cơn gió đủ mạnh để nhấc bổng một người đàn ông vào không khí. Tương tự một cú phẩy quạt đột ngột, và nhờ may mắn Buzzelli rơi đúng vào các cơn gió đó và được nâng lên, giúp anh thoát chết trong gang tấc.

Nga phóng thành công vệ tinh thời tiết

Tên lửa Tên lửa Soyuz-2.1a của Nga 


Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) cho
biết tên lửa Soyuz-2.1a mang theo một vệ tinh thời tiết của châu Âu đã được phóng thành công lên quỹ đạo Trái đất.
“Tên lửa Soyuz-2.1a với hệ thống đẩy Fregat mang theo vệ tinh thời tiết MetOp-B của châu Âu đã được phóng lên quỹ đạo Trái đất vào lúc 20 giờ 29 phút ngày hôm qua (theo giờ Moscow) từ trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan”, một phát ngôn viên của Roscosmos cho biết.
Vệ tinh thời tiết MetOp-B của châu Âu đã tách ra khỏi hệ thống đẩy và bay vào quãy đạo thiết kế lúc 21 giờ 37 phút.
MetOp-B là vệ tinh thứ 2 trong bộ 3 vệ tinh thời tiết vùng cực của châu Âu được phóng lên quỹ đạo. Vệ tinh MetOp-B, được thiết kế và sản xuất bởi công ty Astrium, sẽ cung cấp nhiều thông tin quan trọng phục vụ công tác dự báo thời tiết và theo dõi khí hậu.
Trước đó, vệ tinh đầu tiên MetOp-A đã được phóng lên quỹ đạo vào thangs10/2006. Vệ tinh cuối cùng trong loạt vệ tinh thời tiết này là MetOp-C, dự định sẽ được phóng lên quỹ đạo vào năm 2017.
Vệ tinh Metop-B, nặng 4.100kg, được thiết kế hoạt động trên quỹ đạo trong 5 năm. Vệ tinh này mang theo bộ thiết bị được cung cấp bởi Mỹ và các thiết bị thế hệ mới của châu Âu, cho phép nâng cao khả năng điều khiển từ xa.

Mexico: Hơn 130 tù nhân vượt ngục

Cảnh sát canh gác bên ngoài nhà tù Piedras Negras - Ảnh: EPA



Hơn 130 tù nhân trong một nhà tù Mexico giáp biên giới Mỹ đã trốn thoát qua một đường hầm hôm 17/9. Nhà chức trách đã treo thưởng hơn 15.000 USD cho những ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ các tù nhân này.
Cảnh sát canh gác bên ngoài nhà tù Piedras Negras
Homero Ramos - tổng chưởng lý bang Coahuila, nơi có tù nhân vượt ngục - cho biết 132 trong tổng số 734 tù nhân nhà tù thành phố Piedras Negras đã chui qua một đường hầm đào bên dưới một xưởng mộc cũ, sau đó cắt hàng rào dây thép thoát ra ngoài. Điều tra ban đầu cho thấy đường hầm này rộng khoảng 1,2m, dài khoảng 7m và sâu 2,9m.
Quan chức an ninh Jorge Luis Moran ở Coahuila cho rằng các quan chức tham nhũng ở nhà tù có thể đã giúp tù nhân trốn thoát, đồng thời cho biết giám đốc và hai nhân viên nhà tù đã bị bắt để phục vụ điều tra.
Các vụ vượt ngục và bạo lực không phải là hiếm tại các nhà tù Mexico. Vào cuối năm 2010, hơn 140 tù nhân đã trốn thoát khỏi một nhà tù ở thành phố biên giới Nuevo Laredo. Tháng 2 năm nay, ít nhất 44 người thiệt mạng trong cuộc chiến giữa các băng nhóm trong một nhà tù ở miền bắc Mexico…
Phía nhà chức trách Mỹ đã được báo động về vụ việc để giúp bắt giữ các tù nhân nếu họ trốn sang biên giới. Chính quyền bang Coahuila cũng đã treo thưởng 200.000 peso (15.700 USD) cho những ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ tù nhân vượt ngục.
Hiện phần lớn nhà tù ở Mexico đều trong tình trạng quá tải và đang phải chật vật chống lại sự ảnh hưởng của các băng nhóm tội phạm, khi các băng nhóm này dùng tiền mua những người làm nhiệm vụ canh giữ nhà tù.
Theo Reuters, đây là vụ vượt ngục tồi tệ nhất Mexico trong những năm gần đây. Vụ vượt ngục cũng là một lời nhắc nhở về những thách thức mà tổng thống mới được bầu Enrique Pena Nieto sẽ phải đối mặt.
Trước đó, ông Nieto - sẽ nhậm chức vào tháng 12 tới - đã cam kết kéo giảm tỉ lệ tội phạm trong nước, cải tổ các nhà tù… nhưng các nhà phân tích nhận định đây là một nhiệm vụ rất khó, trừ phi ông kết hợp điều này với cải tổ tận gốc hệ thống tư pháp Mexico. 
Theo EPA.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

NGƯỢNG CHƯA?

Lâm Trực
    Sáng nay nghe tin Dương Chí Dũng đã bị tóm, mình thở phào cho dù đó là kết cục không đáng ngạc nhiên chút nào. Sự đời là vậy, gieo gió thì ắt phải gặt bão. Kẻ có tội trước sau cũng phải đền tội. Lưới trời lồng lộng, làm sao mà thoát.
   Phải thừa nhận là khi Dũng trốn đi, đã có quá nhiều dư luận đồn đoán theo hướng tiêu cực. Rằng Dũng trốn được nhờ có tin báo trước từ cơ quan điều tra Bộ Công an, rằng là Dũng có mối quan hệ thân tình với Thủ tướng chính phủ. Có những bloger còn chĩa mũi nhọn vào cả hệ thống chính trị hiện nay để câu viu. Điển hình là nhóm Ba Sàm, nhóm Bô xít, nhóm Tễu (Nguyễn Xuân Diện), nhóm Dân Oan (Hiền Đức, Diện).


    Sự kiện Dương Chí Dũng bị bắt và dẫn độ về nước chắc chắn là một đòn giáng chí mạng vào lũ tâm thần chính trị và buộc chúng phải câm mồm vì ngượng. 
    Trở lại vụ Dũng bị tóm, chắc chắn đây là niềm vui với ngành Công an và của những ai yêu sự thật. Có bloger bình luận thế này: "Dương Chí Dũng đã bị tóm! Hoan hô các đồng chí công an!"
    Không bắt được Dương Chí Dũng thì làm sao sự thật lên ngôi?
    Hoan hô Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng! Trước đó mấy ngày, ngày 22/8 khi chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo chống tham nhũng, ông yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy nã, bắt bằng được bị can Dương Chí Dũng. Mới gần 15 ngày đã có kết quả.
    Mọi sự đồn đoán của thông tấn vỉa hè kiểu Sàm Diện Chi Đức đều thể hiện sự láo toét. Dũng bị tóm là cái tát trời giáng vào lũ cơ hội.
    Trước khi Dũng chưa bị tóm, thông tấn vỉa hè vẫn nhận định 2 khả năng:
    1. Dương Chí Dũng đã bị giết theo kiểu "giết người diệt khẩu". Dũng phải được "hóa vàng" vì sự "an toàn" của các quan chức khác.
    2. Dương Chí Dũng đang rung đùi ở 1 nước nào đó mà Việt Nam và họ chưa ký hiệp định dẫn độ tội phạm. Ví dụ như Canada. Sang đó là an toàn. Dũng có thể vênh râu ngồi viết "Chiến lược Biển" cho Canada - thầy vẽ thì Dũng thuộc diện siêu hạng.
    Hóa ra, thông tấn vỉa hè sai toét tòe loe.
    Tất nhiên cũng không trách được dư luận, họ bàn tán, nhận định, phán xét là quyền của họ. Nhận định kiểu gì cũng có cơ sở, vì nếu xảy ra 1 trong 2 khả năng nói trên thì Dương Chí Dũng cũng đâu phải là trường hợp đầu tiên?
    Dũng chưa kịp "cao chạy xa bay", vẫn phải chui lủi ở mấy nước trong khối ASEAN chắc vì cái lệnh "truy nã đỏ". Vác mặt ra sân bay để đi nước thứ 3 Interpol sẽ chộp ngay.
    Kể ra Dũng cũng cao thủ, chỉ mấy tích tắc trong chiều 17/5 mà đã "biến" được khỏi biên giới Việt Nam. Tuy nhiên, "xét một cách toàn diện" thì Dũng cũng thật dở. Phải "hiên ngang" như Phạm Thanh Bình Vinashin mới được. Phạm Thanh Bình than rằng: chỉ có Trời mới cứu được anh í. Vậy nên, Phạm Thanh Bình không trốn như Hồ Ngọc Tùng, Giang Kim Đạt; ngoan ngoãn ở nhà chịu tội là đúng.
    Dũng về là phải - dù bị tóm về, ít nhất phải biết "rửa mặt" cho cả gia đình, có rất nhiều người đã và đang làm quan chức trong ngành Công an (bố khi về hưu được hưởng lương thiếu tướng; 2 em trai cũng đều hàng đại tá). Chui lủi thì còn mặt mũi nào với gia đình? Em gái Dũng viết thư khuyên Dũng ra đầu thú là đúng. Có gan ăn mặn, phải có gan chịu đòn.
    Trốn là dở quá rồi. Chỉ thêm cái tình tiết "tăng nặng" khi xét xử chứ chẳng được tích sự gì.
    Hóa ra, Trời có "lưới" mà "lưới trời" thì lồng lộng!
    Rồi một ngày đẹp trời nào đó, mấy thằng chuyên bóp méo sự thật, chuyên móc túi nông dân, chuyên chọc phá chế độ, chuyên đưa tin để cũng không thể thoát được lưới trời lồng lộng.