Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

MỸ QUYỀN!

   Dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2012 mang mã số H.R.1410 mà Hạ viện Mỹ vội vã biểu quyết thông qua tối 11/9 vừa qua là một bước đi lạc hướng.
   Nhân quyền là một trong ba vấn đề được Liên Hợp quốc coi là trụ cột, cùng với Hòa bình và An ninh phát triển. Ngay từ khi khai sinh ra Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, 2/9/1945, trong Bản Tuyên ngôn độc lập của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập trực tiếp tới vấn đề dân chủ nhân quyền và coi đây là một vấn đề cấp bách, quan trọng cần đặc biệt quan tâm thường xuyên và xuyên suốt.

   Trong những năm qua, Việt Nam và Mỹ đã có những bước phát triển đáng kể trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau hai mươi năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11 tháng 7 năm 1995, Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên sâu và đa dạng hơn trong những năm đã bình thường hóa chính trị. Hai nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phía Mỹ vẫn luôn có những động thái nhằm triệt để lợi dụng các vấn đề đối nội đối ngoại của ta, trong đó có vấn đề nhân quyền để chống phá ta.
   Điển hình là mới đây nhất Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ chiều ngày 11/9/2012 đã thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2012 số hiệu là H.R.1410, theo thông cáo báo chí đăng trên website của dân biểu liên bang Chris Smith. Tác giả Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012, Dân biểu Chris Smith nói chính phủ Hoa Kỳ cần phải gửi một thông điệp rõ ràng với chính phủ Việt Nam rằng Hà Nội phải chấm dứt các hành vi vi phạm nhân quyền đối với công dân.
   Theo dự luật này, Hoa Kỳ không được viện trợ không có mục đích nhân đạo cho Việt Nam nếu Tổng thống Mỹ không xác nhận được với Quốc hội Hoa Kỳ rằng Việt Nam đã cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, đặc biệt là phóng thích tất cả tù nhân chính trị và tôn giáo, bảo vệ quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do tôn giáo của người dân.
   Dự luật đặt mục tiêu thúc đẩy tự do và dân chủ ở Việt Nam thông qua điều tiết các khoản tăng viện trợ phi nhân đạo của Mỹ cho chính quyền Việt Nam, buộc vào các cải thiện có thể chứng thực được trong hồ sơ nhân quyền của Hà Nội. H.R.1410 cũng cung cấp hỗ trợ của Hoa Kỳ cho các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cổ súy nhân quyền ở Việt Nam.
   Phát biểu tại Hạ Viện hôm 11/9, dân biểu Smith nói dự luật được sự ủng hộ mạnh mẽ của các thành viên trong Hạ Viện thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, và ông hy vọng Thượng Viện Hoa Kỳ sẽ đồng ý cho dự luật này chính thức trở thành luật để Hoa Kỳ có thể hậu thuẫn mong mỏi lâu nay của người dân Việt Nam về một nền dân chủ và các quyền tự do căn bản của con người được tôn trọng tại Việt Nam. Dân biểu Chris Smith từng hai lần đề nghị Dự luật Nhân quyền cho Việt Nam và đã được Hạ Viện Mỹ thông qua cả hai lần, nhưng bị chặn lại khi lên đến Thượng Viện.
   Đây rõ ràng là một chiêu bài quen thuộc mà Hạ viện Mỹ sử dụng để xuyên tạc đường lối chính sách về nhân quyền của Việt Nam. Chúng lợi dụng sự hiểu biết không đầy đủ về nhân quyền ở Việt Nam của cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để gây ra hiểu lầm, mâu thuẫn và dẫn tới kích động, lôi kéo, tạo dựng những làn sóng chống đối Việt Nam. Từ đó chúng đi đến chống phá ta, hạ thấp uy thế và vai trò lãnh đạo của Đảng, giảm niềm tin của quần chúng nhân dân vào đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta nói chung.
   Dự luật trên do Tiểu ban châu Phi, Y tế toàn cầu và Quyền con người đưa ra chứ không phải Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương, nơi chịu trách nhiệm mọi phán quyết về chính sách của Mỹ liên quan tới Việt Nam. Bằng cách làm không theo con đường chính danh này, Tiểu ban về châu Phi đã không thu thập thêm những thông tin chính xác trước khi đưa một dự luật méo mó như vậy. Bởi thế, dự luật chỉ là cái nhìn phiến diện thậm chí chứa đựng đầy màu sắc ý kiến chủ quan và áp đặt mà Hạ viện Mỹ sử dụng nhằm âm mưu chống phá Việt Nam.
   Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trong tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Quyền con người được phát huy và sự tham gia tích cực của người dân vào mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước là nhân tố quan trọng của thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
    Dự luật H.R. 1410 dựa trên những thông tin lạc hậu không phản ánh được sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam. Dự luật H.R.1410 cũng thiển cận trong cách đặt vấn đề và đi ngược lại các nỗ lực của các chính quyền Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama nhằm tăng cường quan hệ với Việt Nam. Dự luật được đưa ra dựa trên sự áp đặt các tiêu chí mà Hạ viện Mỹ cho là chuẩn mực về nhân quyền. Việc đem các tiêu chí nhân quyền ở một đế quốc Tư bản áp đặt vào một quốc gia xã hội chủ nghĩa là một điều hoàn toàn sai lầm và lạc hướng. Phía Mỹ vu cáo Việt Nam không có tự do dân chủ, không có quyền tự do báo chí. Chúng đề cao các giá trị nhân quyền ở Phương Tây. Cái mà chúng gọi là Nhân quyền thực chất chính là nhân quyền vô chính phủ. Chúng đòi hỏi phía ta cũng phải áp dụng những mô hình nhân quyền giống như chúng, được tự do ngôn luận không có kiểm soát và quản lý, được quyền biểu tình chống đối chính phủ là các nhà lãnh đạo… Nhất là từ sau khi mô hình Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, chúng ngày càng tích cực sử dụng chiêu bài này để nhằm chống phá, lật đổ Nhà nước ta. Chúng luôn tranh thủ lợi dụng những sơ hở, sai sót, yếu kém của ta trong quản lý, điều hành đất nước; thậm chí trắng trợn đổ lỗi cho Đảng Nhà nước ta nhằm bôi nhọ lãnh tụ ta, hạ thấp vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng thông qua những phương thức này nhằm triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền tạo ra mâu thuẫn, kích động và tự diễn biến trong chính nội bộ ta, nhằm đi tới kích động tư tưởng ly khai, bạo loạn chính trị, gây mất ổn định an ninh trật tự.
    Về cách tiếp cận trong vấn đề nhân quyền, Hạ nghị sỹ Faleomavaega nói: “Tôi không nhất trí với cách nhìn nhận về nhân quyền của một số nghị sỹ Mỹ, những người có thiên hướng áp đặt tiêu chí mà họ cho rằng chuẩn mực trong vấn đề này. Mỗi nước đều có giá trị và nguyên tắc riêng trong thực thi nhân quyền. Tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam đã làm những gì tốt nhất. Tôi luôn phản đối việc các Nghị sỹ Mỹ chỉ trích tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cho rằng thực tế nhân quyền tại Việt Nam chưa được Hạ viện phản ánh chính xác”.
    Một dự luật được Hạ viện Mỹ thông qua mà nay ngay chính thành viên của Hạ viện đó nêu rõ chính kiến phản đối với đầy đủ bằng chứng, lý lẽ khoa học, cho thấy tính áp đặt của một nhóm người trong Hạ viện không thể che lấp được sự thật khách quan. Hơn nữa, Mỹ luôn rao giảng về nhân quyền trong khi chính từ phía Mỹ cũng có những hoạt động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Ví như việc Mỹ thường xuyên lợi dụng các hoạt động của Liên hợp quốc để có các động thái can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, gây chiến tranh vũ trang ở các quốc gia. Riêng với Việt Nam, việc Mỹ sử dụng chất độc màu da cam và các loại chất độc độc hại trong chiến tranh Việt Nam là một việc vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền. Các loại hóa chất này gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong suốt một thời gian dài và đến tận hiện tại, các thế hệ tiếp sau vẫn phải gánh chịu hậu quả từ những hành động phi nhân tính đó của Mỹ. Một điều đáng lên án hơn nữa là phía Mỹ đã không thực sự đứng ra chịu trách nhiệm về hành động này của mình. Điều này cũng đã gây ra sự phẫn nộ và lên án gay gắt của cộng đồng dư luận quốc tế.
  Rõ ràng, ta có thể thấy, dự luật H.R.1410 đã dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam. Việc thông qua dự luật và nghị quyết nói trên là sai trái, không phù hợp với xu hướng phát triển của quan hệ giữa hai nước. Dự luật có thể tác động tới mối quan hệ an ninh của Mỹ với Việt Nam, làm giảm các cơ hội đối thoại về nhân quyền giữa hai nước và cũng không phục vụ tốt nhất cho lợi ích của Mỹ cũng như cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét