Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Thư gửi bạn Lê Vũ Cát Đằng


Tre Làng- Loa Phường- Tiên Lãng - Tiếng nói - Đất mẹ- Việt Nam- Dân Việt- Tuổi trẻ Nhân dân- QĐND- VNCH
Tác giả : Niềm Tin

       Xin chào bạn Lê Vũ Cát Đằng! Hiện đang là sinh viên năm 2 khoa xã hội nhân văn, đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - người có bức thư gửi cô giáo của mình gây xôn xao dư luận và tác động xấu tới tư tưởng của giới trẻ.
       Là sinh viên năm 2 của đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, mình cũng rất bất ngờ với nội dung bài viết của bạn, buồn và thất vọng về bài viết của bạn. Một sinh viên đại học danh tiếng của Việt Nam bạn lại có ngững phát ngôn bừa bãi như vậy. Bạn có biết không? Bạn nói như vậy là phủ nhận công lao của cha ông của những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của toàn dân tộc, của đất nước này rồi đó bạn à! Hay chăng là bạn chưa được học về lịch sử, học về đại thắng mùa xuân năm 1975.
       Đại thắng mùa xuân năm 1975 là đỉnh cao nhất, là thắng lợi vẻ vang, trọn vẹn của toàn bộ cuộc kháng chiến. Từ lâu, đế quốc Mỹ đã có ý đồ xâm chiếm Việt Nam. Khi thực dân Pháp sa lầy trong chiến tranh Đông Dương, đế quốc Mỹ một mặt giúp Pháp kéo dài chiến tranh, mặt khác từng bước thực hiện âm mưu thay thế Pháp để chiếm lấy Đông Dương. Sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đã gạt bỏ Pháp, chiếm miền Nam Việt nam, dựa vào chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm để thực hiện những chiến lược, chiến thuật mới hòng đánh bại cách mạng Việt Nam. Âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ là tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và là một hình thức điển hình của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ.
Vượt qua những khó khăn, thách thức trong những năm 1954-1959, với đường lối cách mạng miền Nam do Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 khoá II (5-1959) và Đại hội lần thứ III của Đảng (9-1960) đề ra, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Phong trào Đồng Khởi cuối 1959 đầu 1960 thật sự là một cao trào cách mạng, bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, giáng đòn nặng nề vào bộ máy thống trị của Mỹ - Diệm làm phá sản dã tâm của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Từ năm 1961 đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược ''Chiến tranh đặc biệt'', dồn dân lập ''ấp chiến lược''. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra mạnh mẽ đã đẩy chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm sụp đổ, làm thất bại ''chiến tranh đặc biệt'' của đế quốc Mỹ. Năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân đội Mỹ vào miền Nam tiến hành ''chiến tranh cục bộ'' đồng thời gây chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Ngày 17-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi lịch sử ''Không có gì quý hơn độc lập, tự do''. Thực hiện đường lối của Đảng và đáp lời kêu gọi của Bác Hồ, đồng bào và chiến sĩ cả nước ra quân với khí thế hào hùng, đánh thắng giòn giã trong các chiến dịch mùa khô 1965-1966, mùa khô 1966-1967 và chiến thắng xuân Mậu Thân 1968, làm phá sản chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, buộc Mỹ phải chấm dứt ném bom miền Bắc (1-1-1968) và ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Paris từ ngày 13-5-1968.
     Thất bại trong chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc, đế quốc Mỹ ngoan cố kéo dài chiến tranh bằng chiến lược ''Việt Nam hoá chiến tranh'' cực kỳ tàn ác và thâm độc. Vượt qua những khó khăn trong những năm 1969, 1970, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, miền Nam ra sức phát triển lực lượng, miền Bắc tăng cường chi viện sức người, sức của đẩy mạnh kháng chiến. Thắng lợi trong trận "Điện Biên Phủ trên không'' của quân và dân ta đã buộc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Paris (27-1-1973). Ngày 29-3-1973 quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam làm lễ cuốn cờ chấm dứt sự có mặt của quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam.
       Sau Hiệp định Paris đế quốc Mỹ vẫn tăng cường viện trợ quân sự và kinh tế cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn, tiếp tục thực hiện "Việt Nam hoá chiến tranh''. Chính quyền Sài Gòn được Mỹ trợ giúp ra sức phá hoại Hiệp định Paris, lấn chiếm vùng giải phóng, mở rộng chiến tranh. Trước tình hình đó, sau chiến thắng Phước Long (1-1975) Bộ Chính trị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975. Cuộc tiến công chiến lược được mở đầu bằng chiến dịch Tây Nguyên, ngày 10-3-1975 tiến công Buôn Ma Thuột. Ngày 31-3-1975, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định đánh đòn chiến lược cuối cùng để giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu lúc 17 giờ ngày 26-4-1975 và toàn thắng lúc 11h30 ngày 30-4-1975 giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

thư gửi lê vũ cát đằng,chính luận, phản biện,tin tức hàng ngày, dân oan,anh ba sam,ba sam,ba sàm,dân oan,dân chủ,nhân quyền,tự do tôn giáo,ba sam,ba sàm,xuân diện,bùi hàng,việt hưng,dân oan,chủ quyền biển đảo,biểu tình,tuổi trẻ yêu nước,con người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam,Hồ chí Minh,bác Hồ,chính trị

      Cát Đằng à! Một điều đáng lưu ý với bạn về cái tên “đế quốc Mỹ”, cuộc xâm lăng của đế quốc Mỹ ở Việt Nam mà bạn cần quan tâm và tìm hiểu thêm về bối cảnh trước khi Mỹ xâm lược vào nước ta. Chúng ta đã kí hiệp định Genève (Giơnevơ) năm 1954 và đang chuẩn bị tiến tới tổng bầu cử trong cả nước thống nhất đất nước, lập lại hòa bình và đang tiên tới xây dựng chủ nghĩa xã hội. “Nếu như” nước Mỹ muốn giúp Việt Nam lúc đấy thì việc gì phải hất chân Pháp, lập nên một chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam trong khi chính quyền của Đảng cộng sản đã được công nhận tại Việt Nam; lại càng không nhất thiết đem quân, đem vũ khí sang vì thực tế khi đó quân đội vủa nhà nước Việt Nam đã đủ mạnh để có thể tự bảo vệ mình, bảo vệ trật tự trị an trong nước. “Nếu như” muốn giúp đất nước Việt Nam phát triển kinh tế như các nước khác( Nhật, Bắc Triều Tiên,...) thì chỉ cần các dự án, chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,...cho Việt Nam chứ cần gì phải giúp đỡ bằng việc tài trợ cho một lực lượng chống đối Đảng Cộng Sản ta, nhằm lật đổ Đảng Cộng Sản ở Việt Nam, gây chiến tranh giai dẳng trong nội bộ đất nước trong vòng mấy chục năm như vậy, làm cho kinh té xã hội ta kiệt quệ, rơi vào khủng hoảng và chỉ còn là đống đổ nát sau chiến tranh. Như vậy đã lộ rõ bản chất của một nước đế quốc còn gì nữa, vì mục đích riêng của mình là chống chủ nghĩa xã hội mà sẵn sang đưa một quốc gia khác ra làm con cờ của mình.
      Trong thư bạn có đề cập tới việc tại sao Mỹ lại bỏ qua Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Philipine,...diều kiện tốt hơn nước Việt Nam lại đi xâm lược một nước Việt Nam nghèo đói làm gì? Đấy, vẫn biết Việt Nam nghèo khó mà chúng còn xâm lược thì còn gì để mà nói tới từ giúp ở đây nữa, thực tế chúng ta cũng biết, tuy rằng Việt Nam nghèo khó thật nhưng hồi đó còn có Liên Xô, họ sẵn sàng giúp chúng ta vô điiều kiện và như thế thì chúng ta sẽ có cơ hội phát triển knh tế ngay nhưng Mỹ thì không muốn điều đó. Mặt khác, Mỹ cũng đã có ảnh hưởng đối với Nhật Bản, Bắc Triều Tiên,...thông qua việc quân đội Mỹ có mặt trên các đất nước này, Tuy Việt Nam nhỏ bé lại nghèo khó nhưng bù lại thì vị trí đại lí của Việt Nam lại thuận lợi, là vị trí chiến lược quan trọng,.. ; người Việt Nam lại có ý chí kiên cường, bất khuất, và anh dũng và đế quốc Mỹ cũng chưa có ảnh hưởng gì ở Việt Nam, không can thiệp vào đất nước Việt Nam. Do đó, khó tránh khỏi sự xâm lăng của đế quốc Mỹ. Có một lí do khách quan khác là vào thời đó thì chủ nghĩa xã hội là một thế lực đối chọi với chủ nghĩa tư bản, ở vùng Đông Á, Đông Nam Á, thì có khá nhiều nước đi theo CNXH như Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Việt Nam,...Nên việc đế quốc Mỹ tạo ra ảnh hưởng với khá nhiều nước ở đây cũng là vì mục đích chính trị và vì lợi ích của chính nước Mỹ và các nước TBCN. “Nếu như” không có chiến thắng năm 1975 năm ấy thì Việt Nam giờ có giống như Triều Tiên, anh em một nhà sống ở hai chiến tuyến khác nhau, không gặp được nhau, không đoàn tụ được với nhau, chiến tranh thì liên mien, cuộc sống nhười dân bất an. Bạn thử nghĩ, một gia đình có hai đứa con mà suootsngayf chúng đánh nhau, chửi nhau, đe dọa nhau thì bố mẹ chúng có vui lên được không, kinh tế gia đình có lên được không, bạn bè xung quanh sẽ nghĩ sao?
       Bạn nhắc tới việc Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin phát triển toàn diện, kinh tế tăng trưởng cao, đặc biệt là Hàn Quốc với Nhật Bản trong khi Việt Nam lại vẫn nghèo khó, đang trong giai đoạn phát triển,... Bạn đang là sinh viên đúng không? Lại là thanh niên Việt Nam hơn nữa bạn còn là tri thức tương lai, được đào tạo bài bản, bạn phải hiểu đất nước giàu hay nghèo, phát triển hay không thì bạn còn chờ vào ai nữa hả? Phải cố gắng đi chứ, mỗi thanh niên chúng ta đây biết cố gắng phấn đấu, biết dùng nhiệt huyết của tuổi trẻ để góp phần xây dựng quê hương đất nước thì sao đất nước chúng ta không phát triển được chứ, thanh niên mà ai cũng tư tương nhự bạn thì đất nước ta còn nghèo mãi.
 “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, có sánh vai các cường quốc năm châu được hay không là nhờ công học tập của các cháu” -  Đây là câu nói của ai bạn biết không? Xin trả lời cho bạn để bạn được biết luôn là đó là câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc Việt Nam, người được dân tộc Việt Nam và cả bạn bè năm châu tôn trọng, kính phục đấy!
       Nhật Bản phát triển thật, chúng ta không phủ nhận điều đó nhưng họ có quyền tự quyết, tự chủ không? Khi mà quân đội của nước khác lại đi canh giữ cho mình, lại đóng trên đất nước mình, phải đóng ra một khoản tiền để đi nuôi quân đội của nước khác. Tháng 1/2007 được coi là mốc son, bước tiến lớn của người Nhật Bản khi mà “cục phòng vệ” của họ được đổi tên thành “bộ quốc phòng”. Một đất nước có nền kinh tế phát triển từ rất lâu mà mãi tới 2007 thì mới chính thức có quân đội. Một đất nước mà không tự bảo vệ được mình, phải đi trông chờ vào nước khác thì còn gì là độc lập, là tự chủ, thật là quá yếu hèn, bạc nhược. Việc làm ngày trước của cha ông mà giờ đây con cháu không được độc lập tự chủ, phaikr đấu tranh mãi thì họ hạnh phúc sao? Bác Hồ luôn mong mỏi độc lập tự chủ cho nước nhà, đó là tầm nhìn sâu rộng của Bác để giờ đây con cháu chúng ta không phải suy nghĩ gì về việc làm của cha ông mình mà luôn cảm thấy tự hào, hảnh diện, tập trung vào xây dựng đất nước. Bạn Đằng à! Bạn biết không? Kinh tế nước mình có thể phát triển dần, cơ sở vật chất có thể được xây dưng khang trang dần nhưng dù sao cũng là chính mình là không lệ thuộc ai, chứ không có độc lập tự chủ thì dù phát triển đi chăng nữa cũng không sung sướng gì đâu!
       Việc Nhật Bản tôn vinh ông tướng MacArthur là một người có công lao với nước Nhật này nọ thì có ý nghĩa gì chứ khi họ không có quyền tự quyết cho quyết định của mình!
       Cuối cùng mình cũng mong muốn bạn hãy suy nghĩ lại, “hãy lên thư viện đọc, tìm trong sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn” như cô giáo bạn đã khuyên. Hãy là một thanh niên ưu tú trong xây dựng đất nước xứng đáng với niềm mong mỏi của Bác Hồ kinh yêu với thế hệ trẻ! Hãy là chính mình trong suy nghĩ, trong việc làm cũng như lời nói bài viết bởi vì sự phát triển của đất nước này trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ các bạn. Đừng để đánh mất mình…
                                                                        Niềm Tin


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét