Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

LẤY Ý KIẾN SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP – GÓP Ý HAY CHỐNG PHÁ....

Tác giả : Hương Hương


Từ khi nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời cho đến nay đã có 4 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Mỗi bản Hiến pháp đều ghi nhận những thành quả cách mạng to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước.
Trải qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử các bản hiến pháp của nước ta ngày càng hoàn thiện, phục vụ có hiệu quả cho sông cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã phát động một cuộc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992.  Việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của toàn thể công chức, viên chức trong việc xây dựng Hiến pháp để Hiến pháp thể hiện được ý chí, nguyện vọng của mọi tầng lớp xã hội và nhân dân. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Từ khi Đảng ta phát động việc lấy ý kiến dự thảo sửa đổi hiến pháp đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, công khai, dân chủ, bám sát Kết luận của Hội nghị T.Ư 2 và Hội nghị T.Ư 6, khóa XI, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Kế hoạch của Chính phủ cũng như các văn bản chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Ðến ngày 4-3-2013, có 54 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và 17 Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi báo cáo về tình hình tổ chức lấy ý kiến. Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành các kế hoạch, tổ chức, đôn đốc thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân; chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện tuyên truyền, phổ biến việc lấy ý kiến nhân dân; chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Ðảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình tổ chức lấy ý kiến. Các bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động triển khai công tác lấy ý kiến một cách rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai. Do vậy, các đối tượng tham gia đóng góp ý kiến rất phong phú, đa dạng, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc lấy ý kiến.
Tuy nhiên, với âm mưu là “xóa bỏ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam, xóa bỏ Điều 4- hiến pháp, xóa bỏ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam” các thế lực thù địch cũng tích cực lợi dụng việc lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Những quan điểm sai trái, những luận điệu phản động được họ soạn thảo thành những tài liệu xấu mạo danh, nặc danh, thậm chí họ còn soạn ra hẳn một dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khác với Bản dự thảo Hiến pháp duy nhất do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Quốc hội công bố tổ chức lấy ý kiến nhân dân… phát tán trên internet nhằm kích động, lôi kéo người dân; lợi dụng việc đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước. Nội dung mà họ tập trung là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (đòi bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp); “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, họ cho rằng: “lực lượng vũ trang phải trung lập”; lực lượng vũ trang chỉ trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam hay với bất kỳ tổ chức nào…
Đó là những quan điểm sai trái và không thể chấp nhận được, đối với những người thiếu hiểu biết khi được nghe, được tiếp xúc với những luận điệu đó thì rất dễ hiểu nhầm, hình thành xu hướng cực đoan chống đỗi với Đảng và Nhà nước ta. Do đó, các cơ quan chức năng trong quá trình lấy ý kiến của người dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp phải tuyên truyền  truyền cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin, định hướng để người dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của công việc hệ trọng này, giúp người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, đấu tranh kịp thời với mọi tư tưởng, quan điểm sai trái, không vì mục đích xây dựng đại cục mà theo đuổi động cơ, mục đích cá nhân để chống phá Đảng và Nhà nước ta.  Đồng thời, các lực lượng chức năng cần có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành động tán phát tài liệu xấu, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Cách phân biệt hàng giả xuất xứ Trung Quốc


Trên thị trường hiện có trăm nghìn loại hàng giả xuất xứ nước ngoài, nhưng có lẽ đa phần là hàng “made in China”. Đây là loại hàng có vỏ ngoài hào nhoáng, chất lượng kém, thậm chí độc hại, chúng ta cần tránh, nhưng cũng rất nhiều người không tránh khỏi mua nhầm.
Cách phân biệt hàng giả xuất xứ Trung Quốc



Mặc dù người tiêu dùng Việt hiện đang “cảnh giác” và quay lưng với các mặt hàng do Trung Quốc sản xuất, nhưng trên thị trường thì đụng đâu cũng đồ “Tầu” từ cây tăm đơn giản đến đồ công nghệ đắt tiền. Để phân biệt các mặt hàng Trung Quốc, một trong các cách dễ nhìn thấy bằng mắt thường là Mã số vạch của sản phẩm. Những con số của mã vạch trên sản phẩm là bằng chứng không thể chối cãi, “tố cáo” xuất xứ của các mặt hàng “made in China” dễ nhận thấy nhất.
 
Mỗi khi mua hàng hóa, quý độc giả nên nhìn xem xuất xứ của mặt hàng đó từ đâu dựa theo mã số vạch (Country Code), bởi đôi khi hàng Trung Quốc cũng “đội lốt” các sản phẩm của “nước ngoài”. Các mã số sau chứng tỏ sản phẩm làm tại Trung Quốc:
 
690................
691................
692................
693................
694................
695................
 
Để tránh những hiểm họa không lường trước được về sức khỏe và độ an toàn cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng nên ghi nhớ những con số này để biết xuất xứ sản phẩm và khỏi bị lừa bởi những nhãn mác sang trọng hay màu mè của loại hàng mình đang tẩy chay.





Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH

Cẩn trọng với hàng “Made in PRC”: Cũng là hàng Trung Quốc cả

Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xã hội ở Việt Nam đang dấy lên làn sóng thảo luận sôi nổi về sự xuất hiện của những hàng hóa mới, rất lạ, được gắn mác “made in PRC”. Nhiều người tiêu dùng hoang mang không hiểu những hàng hóa này do nước nào sản xuất, và họ bỗng cảm thấy bàng hoàng khi biết đó thực chất vẫn chỉ là Trung Quốc “đội lốt”.

Cẩn trọng với hàng “Made in PRC”: Cũng là hàng Trung Quốc cả


Cộng đồng mạng hoang mang về hàng hóa được sản xuất từ một “nước mới”…MADE IN PRC (Ảnh chụp lại từ trên Facebook)
Trước làn sóng tẩy chay hàng hóa giá rẻ độc hại “made in China” ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc đã tìm cách liên kết với những nhà nhập khẩu Malaysia, Singapore, và cả các nhà nhập khẩu Việt Nam để gắn mác của những công ty danh tiếng cho sản phẩm của mình, nhưng điều này đã bị cả thế giới phản đối. Cuối cùng để bán được hàng, các doanh nghiệp Trung Quốc đã lựa chọn một mánh lừa lọc mới, gắn mác “Made in PRC” (viết tắt của People republic of China : Cộng hòa Nhân dân Trung hoa) khiến người tiêu dùng nhầm tưởng sang sản phẩm của các quốc gia khác như Pháp hay Úc.
 
Chưa đầy 1 tiếng sau khi xuất hiện thông báo khẩn trên Facebook về chiêu lừa gắn mác “Made in PRC” của Trung Quốc, cảnh báo này đã nhận được gần 2.000 lượt “like” và hơn 1.000 lượt chia sẻ cùng hàng trăm comment bình luận. Đa số những nhận xét của các thành viên mạng xã hội đều bày tỏ sự bức xúc trước quái chiêu của doanh nghiệp Trung Quốc.
 
“Trước đây, tôi đã từng nhiều lần bị lừa khi mua phải các sản phẩm gắn mác PRC kiểu này, chẳng hạn như mua khăn ướt Baby care dùng cho trẻ em những mấy chục hộp vì cứ ngỡ là hàng nhập của Úc. Tôi chỉ nhìn thấy mã vạch ghi “Made in PRC” nên nghĩ rằng đây không phải hàng Trung Quốc”, một người dùng Facebook chia sẻ.
 
Những thứ hàng hóa phải ngụy trang kiểu “Made in PRC” nhiều khả năng là những sản phẩm có vấn đề về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, bản quyền…, bởi những người làm ra chúng chấp nhận xóa tên đất nước họ để thay bằng một cái tên vô thừa nhận chỉ với mục đích kiếm lời.
 
Thực tế, việc các doanh nghiệp Trung Quốc “qua mắt” người dùng  bằng cách biến các sản phẩm “made in China” tai tiếng thành những hàng hóa sản xuất từ một nước rất mới “made in PRC” đã xuất hiện cách đây khoảng 1 năm và trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận Mỹ và Ấn Độ. Tuy nhiên, tại Việt Nam không ít người tiêu dùng vẫn còn khá bỡ ngỡ với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ lạ lùng này. Nhận thức được sự độc hại của các sản phẩm rẻ tiền nên nhiều người tiêu dùng Việt Nam cứ nhìn thấy hàng hóa ghi “made in China” là tránh xa. Nhưng với mánh khóe mới mà Trung Quốc sử dụng như “made in PRC” hoặc in nhãn bằng tiếng Việt đã khiến nhiều người tiêu dùng lầm tưởng cho rằng đấy không  phải là hàng Trung Quốc và yên tâm mua hàng.
 
Chính vì vậy, chỉ cần chú ý quan sát tới mã vạch của các mặt hàng sẽ nhanh chóng phân biệt được ngay đâu là hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo đó, 3 mã số đầu tiên trong mã vạch sản phẩm sẽ là mã quốc gia nơi hàng hóa đó được sản xuất. Ví dụ như tất cả các mã vạch bắt đầu với 690, 691, 692, 693, 694 và 695 (đầu 6, từ 90-95) là hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc còn những mã vạch bắt đầu bằng 471 là hàng hóa  Đài Loan…

Theo Sống Mới



Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH

Người phụ nữ “nghĩa hiệp” vì người nghèo



NDĐT- Túi nylon qua sử dụng là loại rác thải có hại cho môi trường, thế nhưng có một người phụ nữ đã cần mẫn nhặt nhạnh và “biến” nó thành hàng hóa có giá trị để bán kiếm tiền giúp người nghèo. Nhờ tấm lòng thảo thơm ấy mà nhiều trẻ em mồ côi được đến trường, nhiều cụ già neo đơn được giúp đỡ hàng tháng…
Người phụ nữ “nghĩa hiệp” vì người nghèo
Đó là việc làm rất thiết thực và đầy ý nghĩa của bà Nguyễn Thị Đối, năm nay 63 tuổi, ở thôn Tây Trì Nhơn, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế).
Mỗi ngày nhặt được 10 ký rác nylon
Trong tiết trời se lạnh xứ Huế vào một ngày đầu tháng 3, chúng tôi hỏi đường tìm về thôn Tây Trì Nhơn. Có lẽ vì cái tiếng làm việc thiện bấy lâu nay mà người dân trong thôn, ai cũng nhanh miệng chỉ vanh vách địa chỉ nhà bà Đối. “Chú đi thẳng con đường xóm này tới ngã ba cua phải, chạy khoảng 100m đến cầu ông Ngòi, qua cầu là đến nhà bà Đối”, chị chủ quán tạp hóa ở đầu làng chỉ đường cho chúng tôi.
Ngay từ đầu ngõ dẫn vào nhà bà Đối, hàng ngàn túi bao nylon được phơi trên bờ rào lẫn hai bên lối đi. Thấy có khách lạ, bà Đối bỏ dở công việc rồi vồn vã mời khách vào nhà. Bà kể: “Thấy các tàu cá mỗi lần cập cảng đều xả rất nhiều túi nylon nên tui tranh thủ nhặt đem về. Cố gắng thì ngày nhiều cũng nhặt được gần chục ký chú à, dù giặt qua hai nước rồi nhưng vẫn tanh mùi cá lắm…”.
Vốn là dân buôn cá, mỗi buổi sáng bà Đối chạy xe máy gần chục cây số để về cảng cá Thuận An lấy cá bỏ chợ. Trong lúc đợi tàu cập bến thì bà tranh thủ đi nhặt những túi bao nylon do những người đi biển làm cá bỏ lại trên bãi cát. Hơn ba năm qua, chiếc xe máy “cà tàng” đã giúp bà vận chuyển hàng chục tấn nylon phế thải từ cảng về nhà.
Để xử lý khối phế thải khổng lồ tanh nồng mùi cá ấy, bà Đối đã huy động toàn bộ người thân từ chồng con đến dâu rể phụ giúp. Từ công đoạn giặt lần một, cắt quai túi nylon, giặt lần hai, phơi khô rồi đóng vào bao tải… Ai rảnh việc lại xắn tay giúp bà. Hàng phế thải luôn được xử lý sạch cộng thêm cái tiếng nhặt rác “làm phước” nên các đại lý ve chai ở Huế luôn ưu tiên mua hàng của bà với giá 14 nghìn đồng/kg. Tính ra mỗi ngày bà Đối kiếm được khoảng 100 nghìn đồng từ việc nhặt túi nylon”.
Người phụ nữ “nghĩa hiệp” vì người nghèo

Nhiều năm qua, bà Đối đã giúp được rất nhiều người nghèo từ việc nhặt túi nylon phế thải.
Nhiều đợt, hàng phế thải thành phẩm chất đống ở hiên, bà Đối phải gọi đến hai chiếc xe tải mới chất hết đống hàng, hàng xóm thấy thế cứ lời ra tiếng vào nhưng khi biết bà dùng số tiền ấy để hỗ trợ cho những em mồ côi trong thôn, mua vài trăm suất cơm hộp tặng Hội người mù tỉnh Thừa Thiên - Huế thì ai cũng lắc đầu thán phục trước đức tính chịu khó lẫn việc làm “nghĩa hiệp” của bà.
“Nghĩ đến sự chịu khó của bà Đối mà bà con trong xóm ai cũng cảm phục, thời buổi này ít ai lại bỏ công sức và thời gian để đi nhặt rác nylon làm phước như bà Đối”, chị Lê Thị Tảo, người ở thôn Tây Trì Nhơn tâm sự. 
“Nghĩa hiệp” vì người nghèo
Thấy vợ mình làm việc người dưng, chồng bà Đối hết sức can ngăn nhưng thuyết phục mấy bà Đối cũng không từ bỏ, kể từ đó, con cháu trong nhà đã noi gương theo bà, giúp bà làm việc nghĩa. “Mùa nắng còn mượn sân hàng xóm phơi được chứ về mùa lụt là cực lắm. Nhiều lần nước con sông Phổ Lợi trước nhà dâng cao, cha con tui phải tìm cách rào chắn sân vườn không thì nước lũ cuốn hết mấy tạ nylon thành phẩm”, ông Trần Thiên Trò, chồng bà Đối dẫn chúng tôi ra vườn sau rồi chỉ vào mấy chục bao tải đựng nylon được kê gọn gàng chia sẻ.
“Sao bà chọn việc nhặt bao nylon để làm từ thiện mà không phải là một việc khác?”. Nghe chúng tôi hỏi, bà Đối cười hiền rồi đáp: “Người ta giàu có bỏ tiền túi dăm bảy triệu đồng làm việc nghĩa, mình nghèo nhưng mình có sức khỏe thì cứ làm. Ai cấm người nghèo không làm từ thiện mô chú”.
Năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng bà Đối chưa hề có ý định từ bỏ công việc nhặt rác làm phước. Tính đến nay, số tiền bà Đối kiếm được từ việc bán nylon đã lên đến gần 200 triệu đồng. Và mỗi lần tích cóp được khoảng dăm bảy triệu, bà liền đi mua sách vở hay trích tiền mặt để giúp đỡ cho những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thôn. Bà còn ủng hộ cho các trại trẻ mồ côi, trại tâm thần trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. “Bố mẹ cháu mất sớm, cháu ở với ông bà nội, may nhờ được mệ Đối thương tình cho sách vở, áo quần… cháu mới đi học đến hôm nay”, em Trần Thanh Trà, học sinh trường THCS Phú Thượng cho chúng tôi biết.
Người phụ nữ “nghĩa hiệp” vì người nghèo

Cháu Bình cùng giúp bà nội (bà Đối) làm việc nghĩa.
Mỗi dịp nghỉ Tết hay nghỉ hè, sân nhà bà Đối lại thêm rộn ràng tiếng cười nói của cháu nội, cháu ngoại và trẻ con hàng xóm đến phụ giúp bà xử lý bao nylon phế thải. “Nghe lời mệ (bà) dặn nên mỗi lần đi học về cháu thường nhặt bao nylon trên đường để đem về cho mệ. Mệ nói làm vậy là giúp được nhiều người khó khăn lại còn bảo vệ môi trường…”, em Trần Văn Bình, học sinh lớp 7 nhớ lại lời dặn của bà nội.
“Bốn năm trước, trong một lần đi chùa, tôi gặp một bà cụ vừa quét rác, vừa nhặt bao nylon cho vào cái túi vải mang bên lưng. Tui hỏi cụ nhặt bao nylon ấy để làm chi, cụ bảo gom bao nylon để cuối tháng đổi lấy hương nhang khói cho nhà chùa… Thấy cách làm hay của bà cụ nên tui học theo, vừa có tiền, lại làm sạch cảnh quan môi trường. Cực khổ một chút nhưng vui, rứa thì dại chi mình không làm”, bà Đối đã tâm sự về cái duyên nhặt rác giúp người của mình.

ANH KHOA – CÔNG HẬU - Báo Nhân Dân Online






Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH

Một sự vu khống, xuyên tạc trắng trợn tình hình báo chí ở Việt Nam


Ngày 14-2 vừa qua, "Tổ chức bảo vệ nhà báo" công bố cái gọi là "phúc trình thường niên về tình hình tự do báo chí toàn cầu". Về tình hình báo chí ở Việt Nam, căn cứ vào thái độ tiếp cận và các  đánh giá mà CPJ đã đưa ra, cần khẳng định rằng, thực chất đó là sự tiếp tay cho các thế lực đang hằng ngày, hằng giờ phá hoại, cản trở sự ổn định và phát triển của Việt Nam...
Sau khi Tổ chức bảo vệ nhà báo (Committee to Protect Journalists - CPJ) công bố "phúc trình thường niên về tình hình tự do báo chí toàn cầu" trong đó chứa đựng nhiều nội dung vu khống và xuyên tạc tình hình báo chí ở Việt Nam, ngay lập tức các cơ quan truyền thông như VOA, BBC, RFA,... liền khai thác thông tin từ "phúc trình" này để đăng tải các bài báo mà ngay nhan đề đã chứa đựng thái độ thiếu thiện chí, như: CPJ: Việt Nam, một trong năm nước bỏ tù nhiều ký giả nhất thế giới (VOA), CPJ nói làm báo ở Việt Nam là "nguy hiểm" (BBC)... Sau đó, mấy bài báo kể trên nhanh chóng được đăng lại tại một số website, blog và dường như người ta hy vọng, khi sự xuyên tạc, vu khống tiếp tục được nối dài, sẽ tác động tiêu cực tới dư luận, làm ảnh hưởng tới uy tín của Nhà nước Việt Nam và tình hình báo chí ở Việt Nam!?
Một sự vu khống, xuyên tạc trắng trợn tình hình báo chí ở Việt Nam

Thực tế luôn chứng minh rõ nhất cho tự do báo chỉ ở Việt Nam
Trước hết phải nói rằng, từ quan niệm của họ, thể hiện cụ thể qua phúc trình, CPJ đã cố tình tạo dựng sự mập mờ bằng cách tảng lờ không quan tâm tới sự khác nhau giữa người hoạt động báo chí với tư cách là hoạt động nghề nghiệp được xã hội công nhận và được pháp luật bảo vệ, với người sử dụng internet làm phương tiện truyền bá ý kiến đi ngược tiến trình phát triển xã hội, tuyên truyền luận điệu sai trái, bình luận một số sự kiện - vấn đề một cách tiêu cực, xuyên tạc và bịa đặt,... từ đó gây hoang mang trong dư luận, làm mất ổn định xã hội. Nếu những người ở CPJ đủ tự tin để tự trao cho mình sứ mạng "thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ các quyền của nhà báo" thì không lý gì họ lại thiếu năng lực trí tuệ để nhận biết sự khác nhau nói trên. Hiện nay ở Việt Nam, có hơn 19 nghìn hội viên Hội Nhà báo, trong đó có gần 17 nghìn nhà báo đã được cấp thẻ hành nghề đang làm việc tại hàng trăm cơ quan báo chí (với rất nhiều loại hình khác nhau) từ trung ương tới địa phương. Ðó là những nhà báo được đào tạo cơ bản, được xã hội công nhận, hoạt động dựa trên các quy định của Luật Báo chí, có hội nghề nghiệp riêng và được pháp luật bảo vệ khi hành nghề. Vì thế khi tác nghiệp, họ không gặp "nguy hiểm" từ xã hội như đánh giá tùy tiện của CPJ, nên không thể đánh đồng số đông các nhà báo với một số cá nhân có hành vi "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" trên internet. Bằng việc lảng tránh vấn đề trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của nhà báo, cố tình gắn cho một số blogger - người viết blog, danh hiệu là "nhà báo tự do", "cây bút tự do", CPJ tưởng rằng sẽ tạo ra sự mập mờ trong dư luận để vu cáo Việt Nam; nhưng rốt cuộc, hành vi này lại làm lộ rõ bản chất thực sự của CPJ là gì. Họ không cần phân biệt ai là nhà báo, ai không phải là nhà báo. Họ chỉ cần số liệu và một vài tên tuổi, lấy cớ để vu khống mà thôi. Vậy thử hỏi họ đang bảo vệ ai, chẳng lẽ họ không có tự trọng để thi thoảng lại xưng xưng bảo vệ những người vi phạm luật pháp?
Như mọi quốc gia khác, Việt Nam có hệ thống luật pháp của mình nhằm duy trì sự ổn định và giữ vững định hướng phát triển xã hội; bảo đảm, bảo vệ quyền con người; giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội,... Hệ thống luật pháp ấy là một trong những yếu tố cơ bản tạo ra cơ hội giúp mọi công dân có điều kiện phát triển toàn diện, phát huy năng lực và tài năng để cống hiến cho đất nước. Nhưng hệ thống luật pháp ấy cũng rất nghiêm khắc với bất cứ cá nhân nào, kể cả nhà báo, đã xem nhẹ trách nhiệm công dân, lợi dụng nghề nghiệp xã hội mà có hành vi vi phạm pháp luật, chống phá Nhà nước, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, xúc phạm danh dự các tổ chức và cá nhân... Ðiều này không có gì khác biệt so với việc thực thi pháp luật ở các quốc gia khác trên thế giới. Nếu CPJ quan tâm tới vai trò của luật pháp ở các quốc gia, họ cần tìm hiểu một cách khách quan để thấy rằng, các nhân vật mà họ đề cập trong bản "phúc trình" đều đã bị cơ quan pháp luật Việt Nam kết án với tư cách là công dân, không phải với tư cách là nhà báo, càng không phải là "nhà báo tự do" theo cách định danh tùy tiện của CPJ.
Chính vì thế, trước khi đưa ra cái gọi là "phúc trình", những người ở CPJ nên tự vấn để trả lời câu hỏi tại sao họ không làm om xòm trước những thông tin như: "Ngày 29-1, các điều tra viên người Anh đã lục soát văn phòng báo The Sun - thuộc quyền sở hữu của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch, bắt giữ bốn phóng viên cùng một cảnh sát viên trong một cuộc điều tra mở rộng về việc hối lộ cảnh sát để moi thông tin"; "Theo hãng ABC ngày 28-1, Iran vừa bắt giữ 11 nhà báo bị tình nghi có mối liên hệ với nước ngoài", "Trong số 200 người bị bắt giữ trong cuộc dẹp loạn đầu tiên ở công viên Zuccotti, có các phóng viên của hãng phát thanh quốc gia NPR và báo New York Times... Jared Maslin, phóng viên của New York Times cho biết anh bị bắt khi đang cố gắng di chuyển khỏi khu vực hỗn loạn theo lệnh cảnh sát. Phóng viên bị áp giải lên xe cảnh sát cùng tám người khác, trong đó có hai sinh viên trường New School, một phóng viên ảnh của hãng AFP... Tất cả đều bị còng tay phía sau lưng", "ngày 10-2, cảnh sát Malaysia cho hay họ đã bắt giữ một nhà báo A-rập Xê-út trốn khỏi đất nước sau khi bị buộc tội lăng mạ nhà tiên tri Muhammad của đạo Hồi trên mạng xã hội Twitter", "Nhà chức trách Tunisia vừa thông báo họ đã bắt giữ ba nhà báo vì tội cho đăng tải ảnh "khiêu dâm" giữa một cầu thủ Real Madrid và tình nhân của anh này"; xa hơn nữa là các tin: "Thomas Bjorn Nilsson, 43 tuổi, một nhà báo ở New York và Kjerste Sortland, 41 tuổi của Snorova, Na Uy, đã bị cáo buộc xâm phạm khu vực cấm, nơi tổ chức tiệc cưới của con gái cựu tổng thống Bill Clinton. Hai nhà báo này đã đi quanh khu vực cổng khu biệt thự Aster Court ở Rhinebeck để chụp ảnh. Họ không có ý vào bên trong chụp ảnh, tuy nhiên họ cũng không nhận ra rằng đây là khu vực cấm chụp ảnh. Cảnh sát New York cho biết hai nhà báo có thể bị phạt đến 15 ngày tù và 250 USD tiền mặt. Các hình ảnh hai nhà báo đã chụp cũng sẽ bị tịch thu", và "hãng tin AP đưa tin quân đội Mỹ tại Iraq đã bỏ tù B.Hussein - phóng viên ảnh của hãng - trong suốt 5 tháng, cáo buộc anh này "đe dọa an ninh" nhưng lại không đưa ra các cáo trạng cụ thể hoặc cho phép tiến hành một cuộc điều trần ở nơi công cộng"...!
Tuy nhiên, căn cứ vào đánh giá của CPJ về tình hình báo chí ở Việt Nam trong các năm qua, dường như việc yêu cầu CPJ có thái độ khách quan là điều bất khả. Tổ chức này tự coi mình là "hiệp sĩ" bảo vệ tự do báo chí nhưng việc làm của họ lại cho thấy tự do báo chí chỉ là chiêu bài để họ dựa vào và vu khống quốc gia nào không đồng tình với quan niệm của họ. Như trong bài viết về "phúc trình" của CPJ trên RFA ngày 17-2 có đoạn: "Theo CPJ thì Chính phủ Việt Nam tiếp tục duy trì việc kiểm soát giới truyền thông bằng phương cách tổ chức những cuộc hội họp hàng đầu tuần giữa quan chức Bộ Thông tin và các chủ bút để duyệt qua bài vở, nhất là ngăn chặn các bài chỉ trích lãnh đạo đảng hay chính sách nhà nước". Nói như vậy thì đúng là CPJ không biết ngượng. Bởi, CPJ sẽ trả lời sao đây nếu đối diện với đòi hỏi về chứng cứ? Chẳng lẽ CPJ đã quen đưa ra những lời vu khống đến mức không cần  liêm sỉ?
Hệ thống báo chí và truyền thông ở Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Ðó là kết quả từ sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước, từ sự trưởng thành và nỗ lực của các nhà báo, từ đòi hỏi của thực tế phát triển... Và sự phát triển này không chỉ để đáp ứng quyền tự do ngôn luận, thỏa mãn nhu cầu thông tin, mà còn tạo ra môi trường văn hóa để toàn dân có thể tiếp xúc, tiếp nhận, trau dồi tri thức, cùng hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ. Dù các tổ chức như CPJ có đánh giá như thế nào thì vẫn không thể phủ nhận được sự thật về sự phát triển lành mạnh của tự do báo chí và tự do ngôn luận ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi mà các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất lợi dụng sự phát triển của hệ thống truyền thông, đặc biệt là internet, để tiến công vào Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, với sự phụ họa và khuyến khích của các tổ chức như CPJ thì nếu một mặt, chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa để báo chí và truyền thông luôn hướng tới mục đích vì con người, cho con người, vì sự ổn định và phát triển; thì mặt khác, chúng ta cũng phải bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật để báo chí và hệ thống truyền thông đóng góp ngày càng tích cực vào quá trình phát triển đất nước. Dù thế nào thì luật pháp của quốc gia phải được tôn trọng. Sự kiện ngày 16-2 vừa qua ông Nick Xenophon - Thượng nghị sĩ độc lập ở Nam Australia, thành viên phái đoàn nghị sĩ Australia, người đã có một số chỉ trích về nhân quyền ở Malaysia, dự kiến tới Malaysia để gặp gỡ giới chức, đại diện các đảng phái đối lập để thảo luận về cuộc bầu cử sắp tới đã bị giữ tại sân bay Kuala Lumpur theo "quy định luật an ninh quốc gia của Malaysia" và bị trục xuất trở lại Australia đã cho thấy một nguyên tắc đang tồn tại một cách hiển nhiên ở mọi quốc gia. Không ai có quyền đứng trên luật pháp, không ai có quyền nhân danh nghề nghiệp để vi phạm luật pháp, cũng không ai có thể tự cho mình quyền can thiệp vào việc thi hành luật pháp ở bất kỳ quốc gia nào.
HOÀNG ANH LÂN - Báo Nhân Dân Online



Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH

"Quân đội ta trung với Ðảng, hiếu với dân..."


"Quân đội ta trung với Ðảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" - đó là lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người khẳng định bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tác giả, cựu chiến binh Vũ Tiến Anh đã sử dụng nội dung cơ bản của tư tưởng chỉ đạo này để đặt tên cho bài viết gửi Báo Nhân Dân. Theo tác giả, ông không thể im lặng trước việc một số người nhân việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để đưa ra ý kiến đòi "phi chính trị hóa quân đội", thậm chí xuyên tạc một nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992...
Một đơn vị QĐND Việt Nam duyệt binh tại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Một đơn vị QĐND Việt Nam duyệt binh tại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 
Tôi viết bài này gửi tới Báo Nhân Dân sau một sự kiện là niềm tự hào của gia đình tôi. Ðó là cuối tháng 2 vừa qua, con trai đầu của tôi đã lên đường nhập ngũ, từ nay gia đình tôi có ba thế hệ là "Bộ đội Cụ Hồ". Cha tôi nhập ngũ từ kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó chiến đấu trên chiến trường miền nam, ông đã về hưu gần 20 năm; tôi nhập ngũ đầu năm 1975, tuy không được tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, nhưng tôi từng chiến đấu ở biên giới Tây Nam, nay đã chuyển ngành. Sức yếu nên cha tôi không cùng mọi người tiễn cháu tới nơi tập trung. Ông cầm tay cháu dặn dò: "Từ nay là "Bộ đội Cụ Hồ" rồi cháu nhé!". Tôi biết đó là lời gan ruột của ông. Như mọi người Việt Nam, cha con tôi đều mang trong mình dòng máu yêu nước của tổ tiên. Tuy nhiên, qua tâm sự của cha, qua năm tháng trong quân ngũ, rồi về sau tìm hiểu, tôi tin chắc nếu không được dẫn dắt bởi một tư tưởng chính trị đúng đắn thì lòng yêu nước sẽ rất dễ lạc hướng. Thời đất nước còn bị chia cắt, quân đội Sài Gòn hô hét "Tổ quốc - danh dự - trách nhiệm", song khẩu hiệu đó có nghĩa lý gì khi đội quân ấy phải "tầm gửi" vào túi tiền của ngoại bang và dùng súng bắn lại đồng bào? Nên đội quân ấy đã thất bại thảm hại, mặc dù "có lục quân và không quân đứng thứ 4 thế giới, hải quân đứng thứ 9 thế giới", "có ưu thế 2 lần về quân số, 4 lần về xe tăng và đại bác, hơn tuyệt đối về không quân và hải quân" so với Quân đội nhân dân Việt Nam (QÐND Việt Nam). Rộng hơn và xa hơn, các đội quân viễn chinh từ phương Tây tới Việt Nam, sau này đến Afghanistan, Iraq,... đều nhân danh bảo vệ đất nước của họ, "bảo vệ thế giới tự do", "chống khủng bố", "bảo vệ nhân quyền",... Nhưng các chiêu bài ấy không che đậy được sự thật là họ từng đẩy nước ta vào cảnh lầm than, đang đẩy xã hội Iraq, Afghanistan lâm vào cảnh rối ren với cái chết của hàng trăm nghìn người dân lành vô tội. Những hành động đó vì mục đích "phi chính trị" hay sao?
Là người am hiểu về lý luận và thực tiễn quân sự, có tầm nhìn xa trông rộng về bản chất, vai trò của lực lượng vũ trang cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngay từ khi thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (năm 1944) - tiền thân của QÐND Việt Nam, Bác Hồ đã dứt khoát khẳng định vai trò tổ chức, lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội cách mạng, khẳng định tính tất yếu của quan hệ chặt chẽ giữa quân sự và chính trị. Ngày 25-10-1951, tại Trường chính trị trung cấp quân đội, Người nói: "Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại. Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nhân dân có Ðảng lãnh đạo, Ðảng có chính cương, chính sách. Ðã là quân đội nhân dân thì phải học chính sách của Ðảng". (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, H.2009, tr.318). Và trong Chỉ thị thành lập Ðội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Người viết: "Ðội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của Ðoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực". Thực tế đã chứng minh, dưới sự tổ chức, lãnh đạo của Ðảng, QÐND Việt Nam đã trở thành lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang để đương đầu, đánh thắng các thế lực ngoại xâm có tiềm lực quân sự mạnh gấp nhiều lần. Thực tế cũng chứng minh, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Ðảng, quân đội ta đã có đường lối chính trị, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu đúng đắn, có khả năng xác định đối tượng tác chiến cụ thể,... Ðó là các yếu tố nền tảng để QÐND Việt Nam xác định phương hướng tổ chức và xây dựng lực lượng. Nhìn lại lịch sử, gần 70 năm qua, QÐND Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đã cùng toàn dân hoàn thành rất xuất sắc nhiệm vụ giải phóng đất nước, và đang ngày đêm bảo vệ vững chắc Tổ quốc.  
Cho nên tôi rất phẫn nộ, khi thấy gần đây xuất hiện ý kiến đánh giá của một số người về một luận điểm rất quan trọng của Bác Hồ về bản chất của QÐND Việt Nam. Từ sự kiện ngày 26-5-1946 tại Lễ khai giảng của Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, Bác Hồ đã trao tặng cán bộ, học viên nhà trường lá cờ đỏ có thêu dòng chữ "Trung với Nước, Hiếu với Dân", có người đặt ra câu hỏi: "Không hiểu sao, sau này người ta lại thêm, không còn ngắn gọn, kéo dài Lời dạy của Bác Hồ đối với quân đội từ 24 chữ thành 46 chữ, bộ đội ta khó nhớ". Người khác liên hệ với Ðiều 70 (sửa đổi, bổ sung Ðiều 45) của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với nội dung: "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Ðảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế", để cho rằng: "... "Trung với nước, hiếu với dân" là sự tổng kết cô đọng nhất về nhiệm vụ và mục đích tối thượng của quân đội ta" rồi quy kết việc sửa thành "Trung với Ðảng, hiếu với dân" là "vô nghĩa" và "những người bỏ vế "Trung với nước" như thế là chống lại Hồ Chí Minh chứ không phải làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh". Người khác trả lời phỏng vấn trên BBC: "Trước đây, Hồ Chủ tịch chỉ nói quân đội phải trung với nước, hiếu với dân... Lâu nay người ta nói học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mà sao bây giờ người ta lại muốn làm trái là thế nào? Sao lại thay đổi ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh?". Tôi rất thất vọng, vì trong những người phát ngôn như thế, có người từng nhiều năm phục vụ trong quân đội!
Xem xét về lịch sử, người cẩn trọng sẽ thấy lời căn dặn "Trung với Nước, Hiếu với Dân" của Bác Hồ ra đời vào thời điểm tháng 5-1946, tình hình đất nước rất phức tạp. Trước vô vàn khó khăn, phải đối phó với nhiều kẻ thù, nên để chuẩn bị lực lượng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, tập hợp khối đoàn kết toàn dân, thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến với sự có mặt của đại diện nhiều thành phần, đảng phái, về danh nghĩa Ðảng ta tuyên bố tự giải tán; nhưng thực tế là Ðảng rút vào hoạt động bí mật. Ðây là lý do để Bác Hồ không nhắc tới "Ðảng" khi Người tới dự lễ khai giảng khóa đầu tiên Trường võ bị Trần Quốc Tuấn. Tại đây, Bác nói với học viên: "Anh em có nhiều giai cấp, tư tưởng khác nhau, trước hết phải đoàn kết, đoàn kết thật thà. Phải có kỷ luật cả về tinh thần lẫn vật chất. Phải noi gương anh dũng của anh em binh sĩ hồi khởi nghĩa để làm gương cho các lớp về sau", rồi Người căn dặn: "Mong rằng anh em ở đây, bao giờ cũng phải làm theo hai khẩu hiệu mà nó là cái mục đích của anh em: Trung với nước, hiếu với dân".
Vì muốn đi từ quy kết đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với QÐND Việt Nam, người nêu ý kiến lệch lạc trên lại bộc lộ "tầm nhìn không qua ngọn cỏ" của chính mình. Cho rằng Ðiều 70 (sửa đổi, bổ sung Ðiều 45) của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có "tầm nhìn không qua ngọn cỏ", song người đó  không biết sau này, khi vai trò lãnh đạo cách mạng của Ðảng đã được khẳng định công khai, trong Bài nói trong buổi chiêu đãi mừng quân đội ta 20 tuổi (đăng Báo Nhân Dân ngày 23-12-1964), Bác Hồ nói rất cụ thể: "Quân đội ta trung với Ðảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Cán bộ và chiến sĩ thương yêu nhau như ruột thịt, chia ngọt sẻ bùi. Quân và dân như cá với nước, đoàn kết một lòng, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau" (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 11, NXB Chính trị Quốc gia, H.2009, tr.350). Vậy, chính họ là người hiểu trái ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải biết xấu hổ vì phát ngôn tùy tiện.
Trong gia đình, cha con tôi cùng là cựu chiến binh, ngày 22-12, ngày 27-7, ngày thành lập đơn vị,... cha con tôi đều gặp gỡ đồng đội cũ, đến Nghĩa trang liệt sĩ thắp nén tâm nhang. Nhiều lần cha tâm sự với tôi: "Cha may mắn là lành lặn trở về, bao nhiêu đồng đội của cha không được như thế!", nói xong ông lại rơm rớm nước mắt. Mỗi lần nghe cha tâm sự, tôi càng thấy thấm thía. Ðể có cuộc sống hôm nay, để chúng ta có thể tự hào là người Việt Nam, đã có hàng vạn, hàng vạn "Anh Bộ đội Cụ Hồ" ngã xuống, trong số đó, có rất nhiều người là đảng viên cộng sản. Họ luôn đi đầu trên trận tuyến chống quân thù, sẵn sàng hy sinh vì lời thề: "Trung với Ðảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Những năm tháng này, cán bộ, chiến sĩ trong LLVT vẫn có mặt ở mọi miền Tổ quốc. Họ vượt mọi khó khăn gian khổ để nắm chắc cây súng bảo vệ Tổ quốc. Họ sống cùng nhân dân, giúp đỡ nhân dân lúc khó khăn, cùng nhân dân xóa đói, giảm nghèo. Tôi kính trọng họ, vì họ là người yêu nước chân chính, không huênh hoang tự coi mình yêu nước hơn người khác. Họ không kiêu căng, mà bình dị, dù đã đổ nhiều mồ hôi, công sức, thậm chí cả xương máu của mình đóng góp cho Tổ quốc. Hàng triệu người con ưu tú của Tổ quốc đã và đang sống như thế. Tôi tin vào điều đó, và tin con trai tôi sẽ xứng đáng là "Anh Bộ đội Cụ Hồ".

VŨ TIẾN ANH - Báo Nhân Dân Online



Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH

Chấn chỉnh công tác xuất bản sách tham khảo cho học sinh


Những ngày gần đây, xuất hiện một số cuốn sách tham khảo cho trẻ em có nội dung, hình ảnh không phù hợp với đặc điểm, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam. Cụ thể, đó là bộ sách "Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ" do Nhà xuất bản (NXB) Dân trí xuất bản và phát hành, là sách tham khảo dành cho trẻ mầm non, được biên dịch từ tài liệu của nước ngoài. Nhưng bộ sách có một số nội dung, hình ảnh không phù hợp với trường học và trẻ em Việt Nam, không phù hợp với Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) ban hành. Hay cuốn "Bé làm quen với chữ cái" do NXB Ðại học Sư phạm xuất bản không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Chấn chỉnh công tác xuất bản sách tham khảo cho học sinh

Ðể khắc phục tình trạng này, Bộ GD và ÐT đã có công văn yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam, các đại học, các trường đại học có NXB chỉ đạo kiểm tra, rà soát, loại bỏ các nội dung trong xuất bản phẩm không phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục và đào tạo theo quy định, nhất là đối với các sách dịch, sách mua bản quyền, sách liên kết xuất bản. Tuyệt đối không xuất bản và phát hành các loại xuất bản phẩm không đúng với pháp luật, không phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý và thuần phong mỹ tục Việt Nam. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành. Các sở GD và ÐT cũng không được lưu hành và sử dụng các loại sách, xuất bản phẩm không phù hợp với pháp luật, văn hóa, xã hội.
Nhà nước hoàn toàn tạo điều kiện để các NXB in ấn, xuất bản các loại sách phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ cho học sinh. Nhưng dù sách giáo khoa hay sách tham khảo đều phải bảo đảm đúng chương trình giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, kiến thức khoa học, tự nhiên, xã hội. Mục tiêu cốt lõi của GD và ÐT là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người, xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại. Việc hội nhập quốc tế về giáo dục, mở rộng giao lưu hợp tác với các nền giáo dục trên thế giới cũng phải trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, với những sai sót đó, nhiều phụ huynh không khỏi băn khoăn và lo lắng khi những lỗi này có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con em mình. Bởi vì giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ cho con trẻ.
Ðể sách nói chung, nhất là sách tham khảo cho học sinh nói riêng bảo đảm đúng mục tiêu giáo dục thì Bộ GD và ÐT cần có cách quản lý mang tính tổng thể, không nên để sự việc xảy ra rồi đi giải quyết "hậu quả". Các cơ quan quản lý nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong việc cấp phép cho các NXB in ấn, phát hành các loại sách nói chung và sách tham khảo nói riêng nhất là trong hợp tác, biên soạn và phát hành sách của nước ngoài. Các NXB cần nghiên cứu, xem xét thật kỹ lưỡng trước khi phát hành các loại sách tham khảo cho học sinh. Các loại sách đó phải bảo đảm phù hợp với thuần phong mỹ tục và nhất là phù hợp chương trình giáo dục do Bộ GD và ÐT ban hành. Mặt khác, chính các bậc phụ huynh, các trường không nên quá chú trọng đến sách tham khảo mà cần có phương pháp giáo dục phù hợp cho học sinh. Khi mua tài liệu tham khảo cần kiểm tra kỹ để lựa chọn các cuốn sách có nguồn gốc rõ ràng, có nội dung phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục theo quy định.
QUỲNH NGUYỄN - Nhân Dân Online



Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH

Hủy toàn bộ các trang sách in cờ Trung Quốc


Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, bà Bùi Thị Hương, Giám đốc NXB Dân Trí cho biết, đây là việc sơ suất vô tình chứ không phải cố ý, đồng thời bà và NXB Dân Trí sẽ rút kinh nghiệm về việc này.

Hủy toàn bộ các trang sách in cờ Trung Quốc

Bản gốc (trái) và bản chuyển ngữ của Nhà xuất bản Dân Trí vẫn giữ nguyên lá cở Trung Quốc. (Ảnh: Minh Đức)

Sách in cờ Trung Quốc chưa cấp phép phát hành

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc NXB Dân Trí cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về cuốn sách in cờ Trung Quốc tại trang 16 của cuốn a, đã lập tức kiểm tra lại nội dung và thấy: Phía dưới là bức tranh vẽ em bé và phụ nữ đang đứng trước ngôi trường.

Trên cổng trường có cắm cờ đỏ sao vàng nhưng không phải cờ Việt Nam, mà lại là cờ Trung Quốc (tranh vẽ rất rõ nét, có lẽ vì vậy nên em bé 5 tuổi phát hiện không phải cờ nước mình).
Ngoài ra, bộ sách còn gặp phải các lỗi khác: Trong giấy phép xuất bản của NXB Dân Trí với tiêu đề “Phát triển trí thông minh toàn diện cho trẻ”, thực tế in trên bộ sách lại là “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ”.

Bộ sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” bao gồm cuốn a và cuốn b, mỗi cuốn 68 trang.
Bộ sách được Công ty TNHH Văn hóa Hương Thủy liên kết với Nhà xuất bản NXB Dân Trí ký mua bản quyền của NXB công nghiệp hóa học Trung Quốc từ tháng 7/2011.
Sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” đã in được khoảng 5 nghìn bộ, trong đó trên 1 nghìn bộ được bán ra thị trường.

Bộ sách gặp phải sự cố in hình lá cờ Trung Quốc tại trang 16 cuốn a, và một số trang có nội dung mập mờ.


Tiếp đó, lời giới thiệu ghi không rõ ràng “…Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với…”. Không ghi rõ là Bộ Giáo dục và Đào tạo Trung Quốc.

Phần ghi chú tác giả cũng khá mập mờ: “giáo sư các trường danh tiếng giới thiệu bộ sách…”.

Bà Hương cho biết thêm, sách mới được cấp phép xuất bản chứ chưa được cấp phép phát hành ra thị trường. Hiện số đầu sách mua bản quyền từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 2 đến 30 đầu sách (chiếm khoảng 3% số đầu sách của NXB Dân Trí).


Phương án chỉnh sửa của Công ty TNHH Văn Hóa Hương Thủy.
Thu hồi

Ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Công ty TNHH Văn Hóa Hương Thủy cho biết, đây là bộ sách mua bản quyền của Nhà xuất bản công nghiệp hóa học Trung Quốc, nên được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trung Quốc.

Ông Giang nói: Trong quá trình biên tập, in ấn, chúng tôi sơ suất không bỏ hình lá cờ Trung Quốc trong cuốn sách. Chúng tôi thành thật xin lỗi độc giả và quý báo. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã kiểm điểm và khắc phục bằng cách thu hồi toàn bộ sách phát hành, hủy toàn bộ các trang có in cờ Trung Quốc và thay lại trang bìa, trang 1, 3, 4, trang 15, 16.

Thực tế, chúng tôi phát hành hơn một nghìn cuốn và đến thời điểm hiện tại đã thu hồi được khoảng một nghìn cuốn sách. Dự kiến, trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ cố gắng thu hồi hết toàn bộ số sách đã phát hành để khắc phục những lỗi trên -  ông Giang cho hay.


Theo Dân Trí




Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Tình cảm mù quáng, vật chất và lập trường chính trị không vững vàng và kết quả là lầm đường lạc lối!



Phong Vũ
Một câu chuyện ban đầu những tưởng như đơn giản nhưng nó không hề đơn giản nó liên quan đến An ninh của một quốc gia nó như một lời cảnh tỉnh với mỗi chúng ta. Đó là câu chuyện về Lô Thanh Thảo (36 tuổi) là một người có trình độ đại học nhưng như cái tiêu đề tôi đã nói “ Tình cảm mù quáng, vật chất và lập trường chính trị không vững vàng ” đã đưa con người ấy đến với con đường phạm pháp và kết quả tất yếu là phải chịu sự chừng phạt thích đáng của pháp luật.
Tình cảm mù quáng, vật chất và lập trường chính trị không vững vàng và kết quả là lầm đường lạc lối!

Tình cảm mù quáng, vật chất và lập trường chính trị không vững vàng và kết quả là lầm đường lạc lối!
Câu chuyện ấy được bắt đầu từ mạng Internet ,vào đầu năm 2010 Thảo lên mạng và “ vô tình ” quen được một bạn chat có tên là Nguyễn Thị Nhi là Việt kiều tại Mỹ  sau nhiều lần nói chuyện những tưởng hai người là “ hữu duyên ” nên gặp nhau trên đó. Hai  người thường xuyên chò truyện trao đổi với nhau và cái đuôi cáo của Nhi cũng dần lộ diện cuối năm 2010 Nhi về nước tìm gặp Thảo tặng một điện thoại di động, một máy tính sách tay và ba lần gửi cho 490USD. Ban đầu là sự “ vô tình ” quen biết rồi những tưởng “ hữu duyên”  và sau đó là chút quà “ nho nhỏ”  mà Thảo không chút mảy may nghi ngờ , có phải do Nhi “ diễn ”  quá đạt hay do Thảo mù quáng. Sau khi “con mồi ” đã thật sự mắc câu và thời cơ đã “ chín mùi ” Nhi không ngần ngại giấu giếm âm mưu của mình nữa khi về Mỹ ngày 19-3-2012 Nguyễn Thị Nhi mail cho Thảo với mội dung chống phá Nhà nước Việt Nam và yêu cầu Thảo in ra và phát tán.Thảo nhận lời và làm theo hướng dẫn của Nhi. Dần dần Nhi càng kéo Thảo lún sâu vào vũng bùn ấy, Thảo tiến hành các hoạt động in truyền đơn, phát tán nó, quay phim chụp ảnh lại ,tìm cách chụp ảnh ghi hình người khiếu kiện,…Và cái gì đến nó cũng đến ngày 27-3-2012 Thảo đến Văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng đóng tại quận Bình Tân để chụp ảnh người khiếu kiện tập trung trong khu vực cấm thì bị Công an quận Bình Tân bắt giữ. Ngày 8/1, TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên phạt Lô Thanh Thảo mức án 3 năm 6 tháng tù và 2 năm quản chế tại địa phương về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tại tòa Thảo đã thành khẩn khai báo toàn bộ hành vi và nhận tội của mình.
3 năm 6 tháng tù và 2 năm quản chế tại địa phương sau khi mãn hãn tù một cái kết tất yếu và cần thiết đối với Lô Thanh Thảo. Đó là một sự chừng phạt thích đáng đối với những gì Thảo đã làm; đồng thời nó cũng là một bài học với cá nhân thảo , một bài học đủ lớn để Thảo nhận ra lỗi lầm và làm lại cuộc đời.
Đồng thời nó cũng là bài học với mỗi cá nhân mỗi chúng ta. Các bạn à “ Đời không ai cho không ai cái gì bao giờ đâu” đặc biệt với những khối tải sản hay vật chất lớn  thì càng không nên đừng vội tin ai rồi nhận những khối vật chất lớn, đó là ràng buộc vật chất để phát sinh những cái “hậu vật chất”. Đặc biệt hãy cẩn trọng với những mối quan hệ không rõ ràng  trên mạng  Internet biết đâu một ngày ma đưa lối quỷ dẫn đường từ những mối quan hệ không rõ ràng ấy sẽ dẫn ta tới tội lỗi. Các thế lực thù địch luôn thường trực chống phá Đảng , Nhà nước ta; chúng sẽ luôn tìm những con mồi như Lô Thanh Thảo và mỗi chúng ta đều có thể là con mồi của chúng . Chỉ cần lập trường chính trị của ta không vững vàng là chúng sẽ từng bước dẫn ta vào con đường phạm pháp và biến ta thành những tội đồ của dân tộc.  Những phương thức, cách thức để lôi kéo để khiến những người bình thường nhưng lập trường chính trị không vững vàng,hay những người chỉ thích hưởng thụ nhưng không chịu lao động chân chính, hay những tình cảm mù quáng,… trở thành những công cụ  của các thế lực thù địch rất đa dạng, và không từ bất cứ cá nhân nào cả.  Đừng để như Thảo khi đứng trước vành móng ngựa mới tỉnh ngộ, ăn năn hối cải.
Bên cạnh đó bản án mà Thảo cũng như không ít cá nhân khác phạm  phải nhận về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và những tội danh tương tự như một lời cảnh báo với những kẻ ảo tưởng chính trị, ảo tưởng vào các tổ chức phản động; những kẻ đã, đang và có ý định tiến hành hoạt động tuyên truyền,chống phá Đảng và Nhà nước ta rằng “Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát”.


Theo Blog Nền Dân Chủ



Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH

Nhận diện về âm mưu chống phá nước ta của các thế lực thù địch


Tác giả : Vân Thanh

Trong Di chúc lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt căn dặn Đảng ta về công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng. Người nói: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”

Nhận diện về âm mưu chống phá nước ta của các thế lực thù địch

Ảnh: các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ Đảng Cộng Sản VN

Công cuộc đổi mới đất nước hơn hai mươi năm qua do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần làm thay đổi cơ bản và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự phát triển đất nước được mỗi người dân Việt Nam ở trong nước cũng như kiều bào đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài cảm nhận sâu sắc, bạn bè quốc tế khâm phục, không ít những người trước đây đi theo hàng ngũ kẻ thù chống lại cách mạng cũng phải thừa nhận.
Tuy nhiên, trong những năm qua, lợi dụng tình hình thế giới diễn biến phức tạp, ở trong nước nảy sinh không ít những khó khăn mới, các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài cấu kết chặt chẽ với một số lực lượng chống đối, cơ hội chính trị ở trong nước tăng cường hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Chúng tìm mọi thủ đoạn để truyền bá và cổ súy cho các quan điểm, luận điệu phản động, xuyên tạc tình hình đất nước, lợi dụng những yếu kém, khuyết điểm để bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, làm cho cán bộ, đảng viên, nhân dân suy giảm lòng tin, hoài nghi vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Cuộc đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch từ nước ngoài cấu kết với các thế lực phản động ở trong nước rắp tâm phá hoại công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, có ý nghĩa rất quan trọng và cấp bách. Để góp sức cùng toàn Đảng, toàn dân đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn hiểm độc của chúng, trước hết mỗi cán bộ, chiến sĩ cần nhận rõ một số hình thức, biện pháp, phương tiện mà các thế lực thù địch thường sử dụng chống phá cách mạng nước ta trong những năm gần đây.
Có thể nói, sự chống phá quyết liệt, tập trung trên mặt trận chính trị tư tưởng. Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị huy động nhiều đối tượng trong lực lượng phản động lưu vong kết hợp với một số cơ hội chính trị trong nước, viết và tán phát các loại tài liệu tuyên truyền xuyên tạc sự nghiệp đổi mới ở nước ta, bôi nhọ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tẩy trừ "huyền thoại Hồ Chí Minh", đặc biệt từ khi Đảng ta triển khai Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước sử dụng mọi hình thức, biện pháp để tuyên truyền, trong đó rất chú trọng lập các diễn đàn, website, blog trên mạng internet, tổ chức hội thảo, xúi giục một số người viết “thư góp ý”, “hồi ký”; lợi dụng những ý kiến phản biện để xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước, gây chia rẽ, kích động tư tưởng chống đối. Chúng khai thác những vấn đề bức xúc về kinh tế, xã hội, về chủ quyền biên giới, lãnh thổ... để kích động tiến hành những hoạt động tụ tập đông người biểu tình gây rối an ninh, trật tự…
Chúng lập 413 tổ chức phản động ở nước ngoài, thông qua đó chuyển về Việt Nam nhiều tài liệu có nội dung chống đối, phá hoại đường lối, quan điểm, lý luận và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Điển hình gần đây là các tổ chức phản động “Việt Tân”, “Đảng nhân dân hành động” ở Mỹ, “Tập hợp dân chủ đa nguyên” ở Pháp, “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam” ở Ba Lan… Các thế lực thù địch ở nước ngoài không những trực tiếp chỉ đạo lập ra và tài trợ cho các tổ chức, cá nhân phản động người Việt lưu vong tuyên truyền, xuyên tạc sự nghiệp đổi mới đất nước ta, mà chúng còn lợi dụng hoạt động của một số tổ chức phi chính phủ (NGO) ở nước ngoài vào các mục đích chính trị, can thiệp công việc nội bộ, xâm hại an ninh và chủ quyền của nước ta. Đặc biệt, chúng rất chú trọng việc hợp tác, đầu tư, tài trợ các chương trình, dự án để tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử phát triển, phong tục tập quán... phục vụ ý đồ móc nối, tuyển lựa, cài cắm người, thu thập tin tức, kết hợp với tăng cường tuyên truyền, tác động giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây...
Từ nhiều năm nay, các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài ráo riết gây dựng và huy động tối đa các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều cấp độ, đặt tại nhiều vùng lãnh thổ của một số quốc gia để chĩa mũi nhọn tuyên truyền, đánh lạc hướng dư luận, xuyên tạc đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới và tìm mọi cách hạ bệ lãnh tụ, nói xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, hiện nay các thế lực thù địch tăng cường liên kết giữa các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài để chống phá Việt Nam. Chúng lập ra và đồng thời sử dụng của một số nước sở tại với tổng số 88 nhà xuất bản, 62 đài phát thanh và truyền hình, xuất bản hơn 390 tờ báo và tạp chí phản động. Nội dung các tài liệu tuyên truyền phản động tập trung xuyên tạc đường lối, quan điểm, lý luận đổi mới của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta; kích động gây mâu thuẫn nội bộ, tạo sự mơ hồ, hoang mang, dao động trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị, các giới trí thức, thanh niên, sinh viên, học sinh và đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm mục đích thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và thực thi âm mưu “xâm lăng văn hóa”, từ đó hòng đẩy nhanh sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và xóa bỏ bản sắc văn hóa Việt Nam.
Gần đây đã xuất hiện một số trí thức, học sinh, sinh viên, thiếu lòng tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, nhận thức hạn chế về âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, viết bài trên blog, tán phát trên các mạng phản động nước ngoài những bài viết đề cao quan điểm "dân chủ tư sản", nói xấu chế độ, vu cáo, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Những ý kiến đối lập, chống đối của một số cá nhân được các đài, báo và mạng điện tử nước ngoài khai thác triệt để, tạo hình ảnh về một lực lượng quần chúng đông đảo bất bình với chế độ ở trong nước.
Trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... chúng ngày càng tăng cường tuyên truyền, quảng bá các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, khuyến khích hoạt động chống đối của các đối tượng cơ hội chính trị ở trong nước, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Chúng hậu thuẫn cho các đối tượng chống đối trong các tôn giáo cả về tinh thần lẫn vật chất, kích động, tạo cớ kêu gọi đòi lại đất đai, cơ sở vật chất có nguồn gốc tôn giáo, chia rẽ tôn giáo với chính quyền, tạo ra các nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị xã hội. Hiện nay, tình hình và nhiệm vụ của cách mạng nước ta bên cạnh những thời cơ và thuận lợi lớn, cũng đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức mới. Vì thế, việc đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch trong tình hình mới thực sự là cuộc đấu tranh nóng bỏng, rất quyết liệt và phức tạp, còn nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện nay và cả những năm tới. Kết quả đẩy mạnh cuộc đấu tranh đó tác động trực tiếp và sâu sắc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở nhận diện âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện nay, ở mỗi cấp trong quân đội, tổ chức đảng và người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cần quán triệt sâu sắc, xây dựng kế hoạch hành động cho đơn vị mình thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa...; Đó là cơ sở để đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, phản động, cùng mọi luận điệu xuyên tạc, những thông tin sai lệch của các thế lực thù địch và luôn được tiến hành một cách chủ động, tích cực, kịp thời trong quân đội ta hiện nay.




Tre Làng-Loa Phường-Tiên Lãng-Tiếng nói-Đất mẹ-Việt Nam-Dân Việt-Tuổi trẻNhân dân-QĐND-VNCH