[Me Lo] - Hẳn bạn đọc vẫn còn nhớ câu chuyện ngụ ngôn “Chú bé chăn cừu”. Câu chuyện kể về một cậu bé chăn cừu gần khu rừng rậm cách làng không xa lắm. Được ít lâu, cảm thấy việc chăn cừu nhàm chán, cậu bèn nghĩ ra một trò chơi. Nghĩ là làm, chú chạy về làng và la to: “Sói tấn công đàn cừu!”. Đúng như chú nghĩ, dân làng nghe thấy tiếng kêu liền bỏ cả việc làm, tức tốc chạy ra cánh đồng. Nhưng khi họ đến nơi họ chỉ thấy chú bé ôm bụng cười ngặt nghẽo vì đã lừa được họ.
Trò chơi cứ thế tiếp diễn đến 2 lần, 3 lần, cho đến một buổi chiều nọ, khi mặt trời lặn xuống sau cánh rừng và bóng tối bắt đầu phủ đầy lên cánh đồng, một đàn sói xuất hiện tấn công đàn cừu. Quá hoảng sợ, chú bé chăn cừu vội chạy về làng và la to “Sói! Sói!”. Lần này, dân làng vẫn nghe tiếng chú kêu, nhưng không ai chạy ra để giúp chú như những lần trước vì họ không muốn bị lừa một lần nữa.
Trong sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Một lần nữa cư dân mạng đã được chứng kiến câu chuyện tương tự của “chú bé chăn cừu” mang tên “Mạng lưới Blogger Việt Nam. Cái tên được biết đến như những trò lố bịch nhất trong bãi rác thải của đám rận ùn ra từ tháng 9/2013. Cái tên này ngay sau khi ra đời, được coi là đẹp và mang tính dân tộc, đã được nhiều người chú ý quan tâm. Bởi vì cư dân mạng nghĩ rằng, có lẽ đây sẽ là lực lượng đè bẹp bọn rận trên Internet. Nhưng khi cái danh sách họ tung lên là 104 người, cư dân mạng ngã ngửa “cái gì thế này” Blogger Việt Nam chỉ có thế thôi sao?” thế này thì làm sao đấu tranh được bọn sâu bọ kia. Nhưng với tâm lý “cứ phải từ từ” (chắc mới thành lập nên ít người vậy), cư dân mạng Việt Nam lại cố gắng đợi xem tình hình có khả quan không. Họ tiu ngỉu tắt máy để hôm sau lên xem thế nào.
Đến hôm sau họ bật máy lên xem diễn biến, thật không ngờ vẫn là 104, nhưng điều họ shock hơn là lại có thông tin người xây dựng lên cái Mạng lưới Blogger đó là một đối tượng phản động có biệt danh MeNam gì đó. MeNam thì ai chả biết, có hẳn cả một blog chuyên nói bậy bạ, bịa đặt chuyện, nói xấu Nhà nước ta. Đến lúc này thì thôi rồi nhé, cư dân mạng chắc chả tin vào cái mạng lưới này nữa. Nhưng nói gì thì nói, biết đâu cái tin đó là tin đồn thì sao? Cực chẳng đã, vẫn còn chút tin nữa, để hôm sau online xem thế nào, biết đâu đó là tin đồn bậy bạ.
Đến hôm sau nữa, một cơn giận của cư dân mạng nổi lên đùng đùng, chẳng khác gì như bão Haiyan vừa rồi. Chuyện gì xảy ra vậy, hóa ra đó là cái tuyên bố 258, cái tuyên bố này đã cho thấy bản chất phản động thực sự của đám Rận, chúng phủ nhận sự đúng đắn của Điều 258 của Bộ luật hình sự nước ta. Chúng ngông nghênh đòi tự do dân chủ, nhưng chúng muốn nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước, của pháp luật. Đây là một điều hoang tưởng của những kẻ hoang tưởng, chả có quốc gia nào công nhận điều đó cả. Bởi nếu vậy thì người ta muốn viết gì thì viết à, nói gì thì nói à? Ông muốn chửi ai cũng được, vu khống ai cũng được à… Điều dễ hiểu như vậy mà chúng vẫn hoang tưởng. Cư dân mạng thấy sự nực cười quá đỗi và tất cả quay lưng lại với cái “Mạng lưới Blogger Việt Nam” đó, chả ai thèm quan tâm đến nó nữa.
Ấy vậy mà vẫn chưa thấy hổ thẹn, trong tuần qua cái mạng lưới này lại dám đưa ra “Thông báo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc”. Thiết nghĩ, cái nhóm hổ lốn, ảo tung chảo này là ai mà dám phản ứng vào việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Việc Việt Nam ra nhập Hội đồng nhân quyền với Liên Hiệp Quốc đã có văn bản cụ thể, cam kết cụ thể, được các nước thành viên - đại diện cho cả thế giới chứng kiến, thông qua. Chả ai có thể chấp nhận được một nhóm giặc cỏ không biết ẩn nấp ở đâu, không tư cách pháp nhân, không được bất cứ pháp luật nào công nhận…, lại dám can thiệp vào những cam kết về nhân quyền mà toàn cầu công nhận. Chúng dám đưa ra 5 yêu cầu đối với Việt Nam, đưa ra 5 lời kêu gọi để phản ứng về vấn đề Việt Nam ra nhập Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cụ thể:
Đối với 5 yêu cầu, chúng viết:
1.Đồng ý với 7 yêu cầu từ Liên Hiệp Quốc - nhưng chưa được đáp ứng bởi chính phủ Việt Nam - để Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn đến Việt Nam điều tra những tố giác vi phạm nhân quyền.
2.Chấm dứt mọi hành vi tra tấn, trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá đối với mọi công dân Việt Nam như đã ký kết vào Công ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc vào ngày 7 tháng 11 năm 2013.
3.Trả tự do cho những công dân đang bị giam giữ chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác dựa trên những nền tảng giá trị, tiêu chuẩn phổ quát từ các công ước của Liên Hiệp Quốc.
4.Hủy bỏ những điều luật có nội dung mơ hồ và bị diễn giải tùy tiện như Điều 258, Bộ luật Hình sự với nội dung: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân...”
5.Chấm dứt tình trạng độc quyền trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, đảm bảo quyền tự do thành lập các cơ quan báo chí, cơ quan xuất bản của mọi cá nhân, tổ chức, gỡ bỏ tường lửa ngăn chặn sự truy cập của người sử dụng vào các trang mạng xã hội, đồng thời chấm dứt hiệu lực của Nghị đinh 72/2013/NĐ-CP với các nội dung siết chặt tự do biểu đạt và thông tin trên mạng.
Đối với lời kêu gọi, chúng viết:
1.Xuống đường công khai phổ biến các văn bản về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, cụ thể là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công Ước Chống Tra Tấn và các văn bản khác có liên quan.
2.Công khai tổ chức những buổi trao đổi hoặc cổ súy nhân quyền dưới nhiều hình thức như thảo luận nơi công cộng, dã ngoại, cà phê tuổi trẻ, đi bộ / lái xe đạp vì nhân quyền.
3.Cử đại diện đến các văn phòng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói riêng và tổ chức Liên Hiệp Quốc nói chung để đệ trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và những đề nghị, yêu cầu cải tiến để nhân dân Việt Nam thật sự được hưởng những quyền làm người phổ quát và đất nước Việt Nam thực sự xứng đáng là một thành viên của UNHRC.
4.Phối hợp với nhiều tổ chức, cá nhân để xúc tiến xây dựng một cơ sở dữ liệu trực tuyến nhằm lưu trữ những vi phạm nhân quyền của Việt Nam để các tổ chức, cá nhân quan tâm (bao gồm cả các cơ quan chính phủ) dễ dàng tham khảo nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, đồng thời làm tròn nghĩa vụ và cam kết của một thành viên trong Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
5.Công khai và chính thức ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam vào ngày 10 tháng 12 - Ngày Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng.
Cư dân mạng hay bất kỳ ai đọc những nội dung này của bọn mạo danh Mạng lưới Blogger Việt Nam đều coi thường. Bắt đầu là mất đi niềm tin về một cái tên “Mạng lưới Blogger Việt Nam” cái tên thật đẹp nhưng lại là vỏ bọc của bọn vô học, sau đó là những diễn biến nghi ngờ của cư dân mạng. Còn đến bây giờ thì chả ai tin vào những lời chúng nói nữa, những lời nói cho thấy một kết cục, cái kết cục mà có lẽ chúng nên tự đào mồ để tự chôn chính mình. Bởi cả xã hội, cả cư dân mạng chả ai tin vào sự tồn tại mang tính tích cực của nó, nó như một bộ phận thừa của bãi rác do rận thải ra. Đã là rác rồi, mà lại là bộ phận thừa của rác nữa, thì thử hỏi nó là cái gì nữa? xin các bạn đặt cho cái tên cái nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét