[Phong Linh] - Mấy ngày hôm nay, dư luận như sục sôi với vấn đề oan sai 10 năm đối với anh Nguyễn Thanh Chấn. Điều đó đã làm cho dự luận đặt câu hỏi về chức trách, nhiệm vụ của các cơ quan công quyền, mà cụ thể là cơ quan tư pháp tỉnh Bắc Giang trong việc thực thi quyền tố tụng đối với người phạm tội.
Cần phải nói rằng, trong trường hợp những vụ án không có những bằng chứng rõ ràng,còn những tình tiết mâu thuẫn, đáng nghi ngờ thì tòa án không được phép đưa ra lời tuyên án cuối cùng đối với bị can và phải trả tự do cho họ. Rõ ràng TAND đã làm sai trong việc vận hành luật và dẫn đến bi kịch cho anh Nguyễn Thanh Chấn và gia đình. Nó thể hiện sự yếu kém, mù mờ và có cả phần thiếu trách nhiệm trong việc xử án...
Giây phút vỡ òa khi ra tù của nạn nhân |
Điều đáng nói ở đây không phải là xử người bị oan rồi trả tự do và bồi thường là xong.Vấn đề là cần phải xử lý những người đã thi hành pháp luật xử sai cho anh Chấn cần phải chịu án phạt như anh trước pháp luật. Đồng thời phải bồi thường cho gia đình anh Chấn(vợ,con và những người có liên quan đến anh Chấn...) tất cả những tổn thất về tinh thần và vật chất trong 10 năm qua.
Tôi đã thữ tưởng tượng đặt mình vào anh nhưng tôi củng chẳng thể hình dung được anh phải chịu đựng những gì,phải sống 10 năm liền trong nổi oan khuất cay nghiệt, ai có thể bù lại cho một mái ấm hạnh phúc, người vợ 8 năm ròng liên tục kêu oan cho chồng đến nổi phải mắc bệnh tâm thân ,nhưng đưa con trong sáng mất đi tương lai , ai bù lại cho anh thời gian đáng lẽ ra đã đươc là người chồng người bố như bao người khác. Ừ thì oan sai thì Nhà nước sẽ bồi thường nhưng 520 triệu đồng kia có đủ lấy lại thời gian cho người cha, sức khỏe cho người mẹ và niềm tin cho những đứa con không? Và trên hết danh dự gia đình. Một quyết định của những người cầm cán cân pháp luật không thâu đáo đã phá hỏng đi 1 " tế bào" nhỏ của xã hội.
Ở đây tôi chỉ xin phép được mượn hình ảnh của cán cân công lý để cân, đong, đo đếm giữa một bên là sự việc của ông Chấn: bị tù 10 năm , vợ bị thần kinh do áp lực tâm lý và cuộc sống , các con thất học và bị khủng hoảng về tâm lý , áp lực từ những lời kì thị của mọi người xung quanh, dòng họ của ông đã phải chịu đựng cái "bia miệng cuộc đời" vì có một người chồng người cha phạm tội giết người trong suất 10 năm trời . Với một bên là giá trị thực 520 triệu đồng xem nặng nhẹ ra sao? Chắc chắn là mọi người khi đã từng đọc bài này đều có chung một kết quả thôi thôi.
Xử đúng người đúng tội là chức trách của các cơ quan xét xử nhưng đối với cụ việc này rõ ràng các cơ quan tư pháp chưa làm đúng với tránh nhiệm của mình. Trách nhiệm này thuộc về cơ quan điều tra,Viện kiểm sát,Tòa án Việt yên Bắc Giang!Những người tham gia điều tra,xét xử phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì họ đã gây ra để làm đối với người vô tôi. Không thể nói là rút kinh nghiệm lần sau là xong được, mà vấn đề là phải làm rõ tránh nhiệm của từng cá nhân, tổ chức cụ thể để có sự ràng buộc về pháp lý đối với họ.
Qua đây cũng nên có chế tài nghiêm khắc với những hành vi làm sai khi thực thi công vụ, không thể lấy tiền nhà nước tiền của dân ra đền cho người bị oan được, mà phải điều tra làm rõ những hành vi làm trái công lý làm oan sai cho người vô tội và những người đó phải bị xử lý phải liên đới trách nhiệm . Nếu không cứ xử oan sai khi được minh oan thì nhà nước ,dân bỏ tiền ra đền còn những người cầm cán cân công lý người thực thi pháp luật lại vô can.
Từ sự việc này những ai còn oan khuất hãy ráng mà chịu đựng,quyết tìm ra ánh sáng cho đời mình, nếu bỏ cuộc là thất bại đắng cay không chỉ cho mình,cho con cháu,họ hàng, dòng tộc...Còn những người cầm cán cân công lý hãy làm việc với lương tâm, trách nhiệm đừng nhắm mắt làm liều, đẩy người lương thiện vào bước đường cùng mà ân hận cả đời, có khi còn phải trả giá đắt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét