Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

ASEAN MẠNH HƠN NẾU ĐÀM PHÁN CẢ KHỐI

"Nếu tranh chấp là giữa Việt Nam và Trung Quốc thì việc đàm phán là song phương. Tuy nhiên tranh chấp tại Trường Sa thì có nhiều hơn một nước tuyên bố chủ quyền. Do đó ASEAN sẽ mạnh hơn nếu đàm phán như một khối"
 
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh 
Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh nói về sức mạnh của một khối thống nhất ASEAN khi đàm phán tranh chấp lãnh thổ. 
Bình luận của ông Minh, người cũng kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao, được đưa ra tại một cuộc thảo luận về vai trò của ASEAN trên trường quốc tế trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos, Thụy Sĩ. Trả lời câu hỏi của chủ tọa cuộc thảo luận về tranh chấp lãnh thổ trong vùng theo đó Trung Quốc muốn đàm phán song phương với nước có tranh chấp thay vì đàm phán với ASEAN, ông Minh nói “Nếu tranh chấp là giữa Việt Nam và Trung Quốc thì việc đàm phán là song phương.”

“Tuy nhiên tranh chấp tại Trường Sa thì có nhiều hơn một nước tuyên bố chủ quyền. Do đó ASEAN sẽ mạnh hơn nếu đàm phán như một khối,” ông Minh nói.

Điểm đáng chú ý là thay vì dùng cụm từ Biển Đông (như một số lãnh đạo Việt Nam đã và đang dùng tại các hội nghị và diễn đàn quốc tế), ông Minh đã dùng cụm từ Biển Nam Trung Hoa khi nói về tranh chấp lãnh thổ tại Trường Sa.

Ông Minh cũng nói về nhu cầu tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử COC và triển khai đầy đủ Tuyên bố về ứng xử (DOC).

Chủ đề tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông cũng được cử tọa hỏi Bộ trưởng Thương mại Philippines với việc dẫn chiếu tới điều được xem là việc Trung Quốc có các động thái ‘trừng phạt’ nước có tranh chấp lãnh thổ.

Đó là sự cố Bắc Kinh từng nói họ chưa bao giờ mời Tổng thống Philippines Benigno Aquino tới dự Hội chợ Trung Quốc – Asean hồi tháng Chín năm khiến ông Aquino phải hủy chuyến đi vào phút chót.

Mặc dù nói đùa rằng đây là mảng của ngoại giao, Bộ trưởng Thương mại Philippines Gregory Domingo cũng tái khẳng định rằng khi tranh chấp có nhiều hơn một nước thì Philippines muốn dùng cơ chế luật pháp.

“Do đó Philippines đã đưa tranh chấp ra Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật biển và hy vọng Trung Quốc tham gia để giải quyết tranh chấp này.” Ông Phạm Bình Minh cũng được chủ tọa hỏi về chỉ dấu cho thấy tiến trình cải cách của Việt Nam dường như không được như dự kiến và khó khăn của cải cách là gì.

Ông Minh nói công cuộc cải cách trong 20 năm của Việt Nam có một số thành công.

“Trước đây chúng tôi dựa vào lao động và vốn nhiều, nay dựa vào kinh tế tri thức, đây là quá trình tái cơ cấu kinh tế sao cho đầu tư có hiệu quả hơn.

Ông Minh cũng nói về điều ông gọi là "Việt Nam đã đạt được ba mảng đột phá là tái cấu trúc nền kinh tế, tập trung vào tái cơ cấu lại nhân lực, và cải thiện cơ sở hạ tầng."

Cuộc thảo luận cũng có sự tham gia của doanh nhân Anthony Fernandes, Tổng Giám đốc điều hành hãng hàng không giá rẻ Air Asia. Ông Fernandes nói "Châu Á không chỉ là Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là thị trường tiêu dùng lớn với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. "Sức mạnh tiêu dùng là rất lớn và đa số khách hàng mới của chúng tôi là từ ASEAN," ông nói thêm.

Mực Tàu Theo http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét