Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Cảm nhận từ một chuyến đi khảo sát thực tế của Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG!



[Đò Ngang] - Đó là lần Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG đi khảo sát tình hình thực tế sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình vào tháng 9 năm 2013. Theo lời kể của người tháp tùng của Chủ tịch nước – Phạm Đạo. Kết thúc công việc, đúng 11h 30 phút trưa, Đoàn công tác của Chủ tịch nước không về trụ sở UBND tỉnh mà lại về thẳng xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Phụ. Tại đây Chủ tịch nước trao đổi chuyện mớ rau, con cá, con lợn, con ngao với bà con nông dân ngay trên đường làng, ngay trên đầm nuôi tôm nuôi cá.
Chủ tịch nước không muốn gây phiền hà đến cán bộ tỉnh Thái Bình.


Làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình, Chủ tịch nước tâm sự: “về dự Lễ khai ấn Đền Trần của Thái Bình, cả đêm tôi trăn trở không ngủ được với câu hỏi: “Vương triều Trần đã từng làm rạng rỡ non sông, giống nòi nhưng vì sao chỉ tồn tại được 175 năm. Phải chăng vì quan không nghe dân, cận thần không nói thẳng với bề trên?”. Bởi vậy, xây dựng đề án tái cấu trúc lại nền kinh tế nông nghiệp, đề nghị các đồng chí nói thẳng, nói thật, nói hết những khó khăn, vướng mắc không đáng có với một tỉnh có trình độ thâm canh vào bậc nhất của vùng đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cậu đang suy thoái, thị trường nông sản xuất khẩu bị thu hẹp”.
Ngoài ra, khi nói chuyện với lãnh đạo Thái Bình, Chủ tịch nước nhắc nhở các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Bình rằng: Khi làm ăn tấn tới, thuận buồm xuôi gió là lúc chúng ta phải lường trước những khó khăn, trắc trở để ứng phó. Khi gặp sóng to, gió lớn, người lãnh đạo hơn ai hết sức bình tĩnh chèo chống tìm cách thoát hiểm. Khi đã tìm ra phương cách rồi, không chần chừ do dự, phải thực hiện cho kì được.



Mờ sáng ngày 15/04/2013, Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG rời Tỉnh ủy Tỉnh Quảng Ngãi ra huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam đến dâng hương tưởng niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng. Quá trưa, Chủ tịch nước rời cảng Kỳ Hà xuống thuyền ra thăm đảo Lý Sơn. Nắng như đổ lửa xuống mặt biển trong xanh. Đặt chân lên đảo, cát nóng bỏng như rang, vậy mà Chủ tịch nước ngồi đối thoại với ngư dân ngay bên bãi biển. Sự gần gũi chân tình của vị Chủ tịch nước khiến người dân trên đảo cởi mở nói thật, nói hết những khó khăn thách thức nghiệt ngã do “thiên tai, nhân tai” gây nên. Trước khi rời đảo, Chủ tịch nước ân cần căn dặn bà con ngư dân: Bà con ta phải tuyệt đối không được vi phạm chủ quyền biển, đảo của các nước láng giềng. Người của nước khác vi phạm chủ quyền biển, đảo, ngăn cản việc làm ăn bình thường của bà con trên biển thì phải báo cáo kịp thời về cho cấp có thẩm quyền trong đất liền biết để xử lý. Bà con cứ yên tâm đánh bắt xa bờ. Đồng bào cả nước luôn hỗ trợ, đùm bọc bà con.

Chuyến đi khảo sát làn này của Chủ tịch nước khiến tôi nhớ đến câu nói của Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam: “ Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Và chính Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG đã nhẹ nhàng căn dặn cán bộ: “Bác Hồ dạy chúng ta bằng những lời rất mộc mạc, dễ hiểu, chúng ta phải cả đời học và làm theo lời dạy của Người”.

Được thấy và cảm nhận những lời nói và việc làm của Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG trong lần đi khảo sát thực tế này tôi vô cùng xúc động về một vị Chủ tịch nước tận tụy, ân cần với nhân dân lao động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét