Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

35 NĂM CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC, LIỆU QUÁ KHỨ CÓ KHÁC HIỆN TẠI

Hình ảnh mô tả cuộc tấn công 17/2/19
[Me Lo] - Ngày 17/2/1979 nước Cộng hòa NDTH đã đem tổng cộng 700 ngàn quân sang tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam.Nguyên nhân của cuộc chiến này xuất phát từ năm 1968 khi mà Việt Nam muốn giữ quan hệ thân thiết với Liên Xô, trong khi đó Cộng hòa NDTH và Liên Xô lại có những căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Từ mâu thuẫn trên, phía Bắc Kinh đã có những động thái công khai, khi có những tuyên bố bất lợi cho Việt Nam, đặc biệt là những tuyên bố chống lại cuộc chiến tranh giải phóng trên toàn quốc của nhân dân ta.

Bắc Kinh lo ngại rằng nếu Việt Nam thống nhất được đất nước sẽ trở thành một thế lực đứng đầu ở Đông Dương, ảnh hưởng đến sự thống trị của Bắc Kinh với đồng minh là Cam – Pu- Chia. Trong bối cảnh đó, xét một mặt nào đó thì Mỹ và Bắc Kinh lúc đó đã âm thầm bắt tay nhau để chống lại Việt Nam, Liên Xô.

Lúc đó, khi trữ lượng dầu mỏ của Cộng hòa NDTH rơi vào khủng hoảng, giải pháp duy nhất là phải độc chiếm Biển Đông, nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn hàng đầu thế giới. Đây chính là lý do, bất chấp dư luận quốc tế, lợi dụng lúc Việt Nam đang tập trung tinh thần và vật chất để giải phóng miền Nam mà Cộng hòa NDTH đã đem quân ra chiếm đóng Hoàng Sa vốn là của Việt Nam.

Để đảm bảo cho mưu đồ bá quyền của mình, Bắc kinh không còn ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ, sau khi giải phóng miền Nam, Bắc Kinh còn yêu cầu Việt Nam phải chấm dứt quan hệ với Liên Xô và yêu cầu Việt Nam không được đưa quân sang Cam-pu-chia. Tuy nhiên với tình thần quốc tế cộng sản đích thực, Việt Nam vẫn luôn giữ tình cảm với Liên Xô và đưa quân sang Cam-pu-chia để giúp nước này thoát khỏi nạn diệt chủng.

Cộng hòa NDTH không ưa và làm được tinh thần cộng sản đó như của Việt Nam, Bắc Kinh hẹp hòi, luôn đặt lợi ích của mình lên hàng đầu mà bất chấp tình cảm vốn có, bất chấp dư luận quốc tế mà chống lại Việt Nam, miễn sao đạt được mục đích ích kỷ cuối cùng về phần mình.

Cụ thể trong bố cảnh lịch sử đó, Bắc Kinh tiến hành cuộc chiến xâm lược biên giới Việt Nam nhằm mục đích sau:

- Muốn thăm dò khả năng viện trở của Liên Xô cho Việt Nam. Đây cũng là mục đích để thăm dò sức mạnh quân sự của Liên Xô, đặc biệt là trong cuộc chiến với Liên Xô tại Mông Cổ.

- Muốn chia nhỏ lực lượng Việt Nam, để Việt Nam không thể chiến thắng ở Cam-Pu-Chia, ảnh hưởng đến sự thống trị của Bắc Kinh ở quốc gia này.

- Không muốn Việt Nam có tầm ảnh hưởng ở Đông Dương và ĐNA, điều đó tác động đến tham vọng bá chủ của Băc Kinh tại khu vực này. Đặc biệt là tham vọng cho tương lai muốn đặc quyền chiếm toàn bộ Biển Đông.

- Bắc Kinh muốn khẳng định sức mạnh của mình trước Việt Nam, khiến Việt Nam lung lay mà thuận theo mình, góp phần nuôi tham vọng bá chủ.

Như vậy có thể khẳng định, dù quá khứ hay hiện tại, 35 năm sau toàn thế giới vẫn thấy ở Bắc Kinh một tư tưởng bá quyền muốn dùng sức mạnh để đè bẹp mọi vật cản trên tham vọng độc tôn của mình. Bắc Kinh vẫn tin rằng tư tưởng bá quyền của mình sẽ được giải quyết bằng sức mạnh quân sự. Hiện nay quân sự của Cộng hòa NDTH rất mạnh, để có được điều này một phần là nhờ có Việt Nam. Bởi thực tế, trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 với lực lượng vượt hẳn Việt Nam . Để tấn công Việt Nam, Bắc Kinh đã sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau.

Tuy nhiên, kết quả phía Bắc Kinh đã thảm bại nặng nề về mặt chiến thuật. Đây là lý do, Bắc Kinh cảm thấy ô nhục và đã có cuộc cải cách về quân sự để có sức mạnh như ngày nay.

Trong vài ngày trở lại đây, khi ngày càng tiến gần đến ngày kỷ niệm 35 năm ngày Bắc Kinh xâm lược biến giới Việt Nam, phía Trung Quốc rất im hơi lặng tiếng về sự kiện này. Điều này là hợp lý bởi cuộc chiến tranh đó vốn đã không được nhân dân Cộng hòa NDTH ủng hộ, đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Vì lẽ đó mà trong sách lịch sử của nước này cấm tịt sự ghi chép của sự kiện 17/2/1979, bởi đó là sự ô nhục lịch sử, ô nhục tinh thần quốc tế cộng sản sâu sắc.

Tuy nhiên, điều này không khiến Bắc Kinh nuôi tham vọng của mình. Bởi xét lại trong vài năm trở lại đây khi quan hệ quốc tế lên cao, Bắc Kinh bị sự phản đối cả trong và ngoài nước, nhưng vẫn bất chấp và thể hiện sực mạnh tại Biển Đông, cũng như các vùng biển tranh chấp với Nhật, Hàn. Sự phi lý đó ai cũng thấy, Bắc Kinh cũng thấy, nhưng “giang sơn dễ đổ, bản tính khó thay”.

Càng vào thời điểm cận ngày 17/2/2014, trên một vài trang mạng đã xuất hiện những động thái kêu gọi, cổ vũ cư dân lấy ngày 17/2 hàng năm làm này “Biên giới Việt Nam”. Xét về mặt lịch sử, thì có lẽ đây là ý tưởng hay. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, khi phía Bắc Kinh đang muốn giấu đi sự kiện đó, nếu ý tưởng đó là mong muốn của đại đa số người dân thì có lẽ sẽ làm tăng thêm cằng thẳng giữa hai nước. Đặc biệt phía Bắc Kinh khi không còn danh dự để giữ, sẽ có những động thái ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình chính trị đối ngoại khu vực và quốc tế.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét