Là người luôn mong muốn một nền dân chủ thực sự ở Việt Nam, tôi thường tìm mọi cách để có được thông tin một cách đầy đủ nhất, bởi vậy tôi thường lên mạng internet để xem các tin tức về tình hình Việt Nam. Cùng với việc vào các trang mạng chính thống của Nhà nước Việt Nam, tôi còn thường xuyên theo dõi tình hình qua các trang mạng không chính thống khác nhằm có được những thông tin đa chiều. Do quen biết một vài người bạn là dân mạng nên tôi cũng biết được một số thủ thuật để vượt tường lửa vào những trang web bị Nhà nước ngăn cấm.Vì vậy mà tôi thường được tiếp xúc với một khối lượng thông tin khá lớn. Phải nói rằng, có rất nhiều thông tin mà nếu không vào những trang web này thì có lẽ tôi sẽ không được tiếp cận. Không biết độ chính xác của những thông tin này đến đâu nhưng chắc chắn một điều là nó cũng làm người đọc phải suy nghĩ.
Mỗi khi vào mạng internet tôi thường tìm đến các trang web có đăng các bài viết của Phạm Hồng Sơn. Do được đọc những bài viết của Phạm Hồng Sơn cách đây vài năm nên tôi có cảm tình với những bài viết này, không phải vì độ chính xác của những thông tin trong đó mà bởi lối viết của Sơn. Phải công nhận, cá nhân tôi rất thích những bài viết của Sơn bởi Sơn có lối viết ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc nét, dễ hiểu không giống như những bài viết của đa số những nhà dân chủ khác ở trong nước, với một bài ca cũ rích, thường xuyên dùng những lời lẽ thô tục, cực đoan, chửi bới chế độ cầm quyền ở Việt Nam. Đọc những bài viết của Phạm Hồng Sơn, dù chưa có dịp được gặp mặt nhưng tôi luôn nghĩ anh là một nhà dân chủ thực sự, luôn phấn đấu cho một xã hội Việt Nam dân chủ và văn minh, đó không chỉ là ước nguyện của riêng tôi mà của cả toàn dân tộc Việt Nam, vì vậy tôi tin vào anh, và biết nếu Phạm Hồng Sơn đóng góp những ý kiến chân thành của mình cho sự nghiệp phát triển đất nước, từng bước hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam thì đó là những ý kiến đóng góp vô cùng đáng quý.
Tuy nhiên, gần đây tôi thấy anh viết nhiều hơn, lời lẽ, lối phân tích thể hiện quan điểm một cách cực đoan hơn, không như những gì tôi thấy ở anh trước đây, điều này khiến tôi có cảm giác anh đang bị thôi thúc bởi một kế hoạch nào đó, không loại trừ anh đang bị những thế lực đứng đằng sau kích động viết bài, hoạt động theo sự chỉ bảo của họ, chính vì vậy mà anh không còn giữ được cho mình một tác phong điềm đạm quen thuộc ngày nào. Hôm vừa rồi, trong một lần lên mạng tôi đã bắt gặp một bài viết với tựa đề “Bản tường trình và kiến nghị khẩn” của Phạm Hồng Sơn. Không như thường lệ, khác với các bài viết trước, trong bài viết này Phạm Hồng Sơn đã tường trình lại một sự việc mà theo lời kể của anh là vào sáng ngày 23/3/2010 một nhóm người tự xưng là thương binh, cựu chiến binh, những người đã từng tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ đất nước đến “hỏi thăm”, “nói chuyện” nhưng thực chất là đến để chửi mắng anh vì anh thường xuyên viết bài với nội dung xấu đăng tải trên mạng internet xuyên tạc về tình hình Việt Nam. Diễn biến của cuộc nói chuyện thì đã được anh Sơn nêu cụ thể trong bản tường trình của mình. Chưa biết được tính đúng sai như thế nào, nhưng dưới góc độ một người luôn phấn đấu xây dựng một nền dân chủ thực sự tôi thấy anh như vậy là chưa được và có đôi điều góp ý với anh.
Anh Sơn ạ! Người Việt Nam thường có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” hay “tình làng nghĩa xóm”, đó chính là truyền thống, là nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung. Vì vậy dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào mỗi người dân Việt Nam đều phải luôn giữ gìn và phát huy nét đẹp ấy. Việc anh bị quần chúng thương binh, cựu chiến binh kéo đến nhà phản đối cho thấy, anh đã không chinh phục được lòng tin của quần chúng ngay tại nơi anh cư trú, một việc nhỏ và tối cần thiết như vậy của một nhà hoạt động dân chủ mà anh chưa làm được thì làm sao anh có thể dẫn dắt những anh em dân chủ khác tiếp tục sứ mệnh cao cả này, ấy là chưa nói đến khả năng lãnh đạo của anh, nhiều người cho rằng anh có tài, biết chinh phục người khác, nhưng giờ đây tôi mới hiểu những lời nói ấy rốt cuộc cũng chỉ là những lời nhận xét qua loa, tâng bốc anh mà thôi. Làm sao anh có thể đủ tầm để trở thành người lãnh đạo của phong trào dân chủ ở Việt Nam, một người chỉ biết nói những lời lẽ sáo rỗng, tự tâng bốc, đánh bóng mình? Làm sao anh có thể sánh ngang với những Thanh Giang, Hoàng Minh Chính được, vậy mà có những người vẫn cho rằng anh sẽ là người thay thế ông Hoàng Minh Chính lãnh đạo phong trào dân chủ? Tại sao lại có những con người đưa ra những lời nhận xét mơ hồ như vậy về một người mà thực chất đến giờ tôi mới biết.
Anh Sơn ạ! Một nhà dân chủ thực sự, một người có tài lãnh đạo phải biết thu phục lòng người, không những “có tâm” mà phải “có tầm”. Điều này thực sự là anh đang rất thiếu.
Mới đây tôi được biết, Bộ Ngoại giao Mĩ đã gửi công hàm đề nghị Việt Nam cho anh được xuất cảnh sang Mỹ nhận học bổng “Reagan Fascell Fellowship”, dành cho những người mà họ cho là có công lao cống hiến cho dân chủ quốc gia. Theo tôi, với những gì đã diễn ra trong thời gian gần đây và những gì mà Phạm Hồng Sơn đã đóng góp cho phong trào dân chủ ở Việt Nam thì anh chưa xứng đáng được nhận giải thưởng này. Xem ra thực chất của giải thưởng này chỉ nhằm đánh bóng thêm hình ảnh và sự ảnh hưởng của anh trong số anh em dân chủ và nhân dân trong nước mà thôi, còn về con người thật của anh thế nào thì anh em dân chủ cũng đã rõ, anh chỉ thích hợp với cái danh của một người chỉ biết nói khoác. Giờ thì tôi mới hiểu được bản chất thật trong con người anh, không giống những gì tôi đã nghĩ, tôi thấy mình đã đặt nhầm chỗ cho niềm tin. Đấy là những lời nhận xét, đánh giá của tôi về anh, còn thực chất anh như thế nào, câu trả lời ra sao thì chỉ có anh là người trả lời rõ nhất...? Thật đáng thất vọng...
Người viễn xứ!
Mỗi khi vào mạng internet tôi thường tìm đến các trang web có đăng các bài viết của Phạm Hồng Sơn. Do được đọc những bài viết của Phạm Hồng Sơn cách đây vài năm nên tôi có cảm tình với những bài viết này, không phải vì độ chính xác của những thông tin trong đó mà bởi lối viết của Sơn. Phải công nhận, cá nhân tôi rất thích những bài viết của Sơn bởi Sơn có lối viết ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc nét, dễ hiểu không giống như những bài viết của đa số những nhà dân chủ khác ở trong nước, với một bài ca cũ rích, thường xuyên dùng những lời lẽ thô tục, cực đoan, chửi bới chế độ cầm quyền ở Việt Nam. Đọc những bài viết của Phạm Hồng Sơn, dù chưa có dịp được gặp mặt nhưng tôi luôn nghĩ anh là một nhà dân chủ thực sự, luôn phấn đấu cho một xã hội Việt Nam dân chủ và văn minh, đó không chỉ là ước nguyện của riêng tôi mà của cả toàn dân tộc Việt Nam, vì vậy tôi tin vào anh, và biết nếu Phạm Hồng Sơn đóng góp những ý kiến chân thành của mình cho sự nghiệp phát triển đất nước, từng bước hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam thì đó là những ý kiến đóng góp vô cùng đáng quý.
Tuy nhiên, gần đây tôi thấy anh viết nhiều hơn, lời lẽ, lối phân tích thể hiện quan điểm một cách cực đoan hơn, không như những gì tôi thấy ở anh trước đây, điều này khiến tôi có cảm giác anh đang bị thôi thúc bởi một kế hoạch nào đó, không loại trừ anh đang bị những thế lực đứng đằng sau kích động viết bài, hoạt động theo sự chỉ bảo của họ, chính vì vậy mà anh không còn giữ được cho mình một tác phong điềm đạm quen thuộc ngày nào. Hôm vừa rồi, trong một lần lên mạng tôi đã bắt gặp một bài viết với tựa đề “Bản tường trình và kiến nghị khẩn” của Phạm Hồng Sơn. Không như thường lệ, khác với các bài viết trước, trong bài viết này Phạm Hồng Sơn đã tường trình lại một sự việc mà theo lời kể của anh là vào sáng ngày 23/3/2010 một nhóm người tự xưng là thương binh, cựu chiến binh, những người đã từng tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ đất nước đến “hỏi thăm”, “nói chuyện” nhưng thực chất là đến để chửi mắng anh vì anh thường xuyên viết bài với nội dung xấu đăng tải trên mạng internet xuyên tạc về tình hình Việt Nam. Diễn biến của cuộc nói chuyện thì đã được anh Sơn nêu cụ thể trong bản tường trình của mình. Chưa biết được tính đúng sai như thế nào, nhưng dưới góc độ một người luôn phấn đấu xây dựng một nền dân chủ thực sự tôi thấy anh như vậy là chưa được và có đôi điều góp ý với anh.
Anh Sơn ạ! Người Việt Nam thường có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” hay “tình làng nghĩa xóm”, đó chính là truyền thống, là nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung. Vì vậy dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào mỗi người dân Việt Nam đều phải luôn giữ gìn và phát huy nét đẹp ấy. Việc anh bị quần chúng thương binh, cựu chiến binh kéo đến nhà phản đối cho thấy, anh đã không chinh phục được lòng tin của quần chúng ngay tại nơi anh cư trú, một việc nhỏ và tối cần thiết như vậy của một nhà hoạt động dân chủ mà anh chưa làm được thì làm sao anh có thể dẫn dắt những anh em dân chủ khác tiếp tục sứ mệnh cao cả này, ấy là chưa nói đến khả năng lãnh đạo của anh, nhiều người cho rằng anh có tài, biết chinh phục người khác, nhưng giờ đây tôi mới hiểu những lời nói ấy rốt cuộc cũng chỉ là những lời nhận xét qua loa, tâng bốc anh mà thôi. Làm sao anh có thể đủ tầm để trở thành người lãnh đạo của phong trào dân chủ ở Việt Nam, một người chỉ biết nói những lời lẽ sáo rỗng, tự tâng bốc, đánh bóng mình? Làm sao anh có thể sánh ngang với những Thanh Giang, Hoàng Minh Chính được, vậy mà có những người vẫn cho rằng anh sẽ là người thay thế ông Hoàng Minh Chính lãnh đạo phong trào dân chủ? Tại sao lại có những con người đưa ra những lời nhận xét mơ hồ như vậy về một người mà thực chất đến giờ tôi mới biết.
Anh Sơn ạ! Một nhà dân chủ thực sự, một người có tài lãnh đạo phải biết thu phục lòng người, không những “có tâm” mà phải “có tầm”. Điều này thực sự là anh đang rất thiếu.
Mới đây tôi được biết, Bộ Ngoại giao Mĩ đã gửi công hàm đề nghị Việt Nam cho anh được xuất cảnh sang Mỹ nhận học bổng “Reagan Fascell Fellowship”, dành cho những người mà họ cho là có công lao cống hiến cho dân chủ quốc gia. Theo tôi, với những gì đã diễn ra trong thời gian gần đây và những gì mà Phạm Hồng Sơn đã đóng góp cho phong trào dân chủ ở Việt Nam thì anh chưa xứng đáng được nhận giải thưởng này. Xem ra thực chất của giải thưởng này chỉ nhằm đánh bóng thêm hình ảnh và sự ảnh hưởng của anh trong số anh em dân chủ và nhân dân trong nước mà thôi, còn về con người thật của anh thế nào thì anh em dân chủ cũng đã rõ, anh chỉ thích hợp với cái danh của một người chỉ biết nói khoác. Giờ thì tôi mới hiểu được bản chất thật trong con người anh, không giống những gì tôi đã nghĩ, tôi thấy mình đã đặt nhầm chỗ cho niềm tin. Đấy là những lời nhận xét, đánh giá của tôi về anh, còn thực chất anh như thế nào, câu trả lời ra sao thì chỉ có anh là người trả lời rõ nhất...? Thật đáng thất vọng...
Người viễn xứ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét