LâmTrực@
Có lẽ không một quốc gia nào trên thế giới không biết đến Trung Quốc. Nhiều người biết Trung Quốc do nước này có nền văn minh rực rỡ, song cũng nhiều người biết đến Trung Quốc qua cách hành xử của nước này với các nước khác và với lịch sử.
Vốn nổi tiếng là một quốc gia man rợ, tham lam và trơ trẽn vào bậc nhất thế giới, Trung Quốc ngày nay vẫn không tự sửa mình để hòa nhập xã hội. Chủ nghĩa Đại Hán vẫn hiện hữu ở khắp nơi trên thế giới.
Gần đây người ta biết đến sự hung hăng của Trung Quốc qua việc họ chén ép các nước nhỏ, qua việc mở rộng lãnh thổ bằng mọi thủ đoạn bẩn thỉu và ti tiện. Vì hành động côn đò và hiếu chiến đó, vùng biển giáp với Trung Quốc đều rất nóng và có nguy cơ bùng phát thành chiến tranh quân sự, đe dọa đến hòa bình và ổn định ở cả phạm vi khu vực và quốc tế.
Luôn sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc
Sau nhiều thập niên che giấu tham vọng bành trướng để xây dựng phát triển kinh tế, hiện đại hóa quân đội, ngày nay Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, có lực lượng quân sự hùng hậu, hiện đại. Chính từ khi nắm trong tay vũ khí “sát thương hàng loạt”, Trung cộng lộ dần bộ mặt man rợ, ngang ngược bất chấp quy tắc ứng xử văn minh chung của cộng đồng nhân loại trong quan hệ quốc tế. Trung Quốc đã lộ nguyên hình là tên đồ tể tham lam và tàn ác. Trung Quốc đã dùng nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến lộ liễu, cướp đất cướp tài nguyên của các nước khác và không ngần ngại phô diễn sức mạnh “cơ bắp” nhằm răn đe, nắn gân các nước có ý định ngăn chặn hoặc chống lại tham vọng bá quyền Đại Hán.
Hỗ trợ cho âm mưu bá chủ thiên hạ, Trung Quốc thường sử dụng thuật ngữ "lợi ích cốt lõi" nhằm thu tóm, hợp thức hóa những vùng lãnh thổ lãnh hải đã, đang nằm trong ý đồ xâm lược. Biển Đông của Việt Nam lọt vào danh sách lợi ích cốt lõi nên Trung Quốc đã thực hiện nhiều hành động ngang ngược, tự vẽ ra cái bản đồ lưỡi bò chiếm hầu hết vùng biển của Việt Nam và các nước lân cận. Tính dã man, vô nhân đạo của Trung Quốc thể hiện ở việc họ đã đuổi bắn giết cướp, bắt giữ tàu thuyền của ngư dân rồi đòi tiền chuộc, tạo các chứng cứ giả tạo nhằm lu loa cho cái gọi là chủ quyền không thể chối cãi của họ ngay trên vùng biển hợp pháp của Việt Nam. Gần đây nhất, họ liên tiếp, tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp như lập thành phố Tam Sa, xây dựng các căn cứ hải quân, khia thác trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tất nhiên, ai cũng biết ý đồ của Bắc Kinh không chỉ là vùn biển Việt Nam.
Cùng với Việt Nam, Nhật Bản cũng đang trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của chính sách bành trướng và ngoại giao pháo hạm của Bắc Kinh, mà Senkaku là một điển hình.
Tại Senkaku, Trung Quốc tiến hành một loạt hành động côn đồ như đạo diễn cho dân Tàu biểu dương sức mạnh tinh thần dân tộc Đại Hán qua các cuộc biểu tình bạo động tấn công đoàn xe của đại sứ Nhật, đốt xe, xé cờ Nhật, đập phá các cơ sở thương mại Nhật ở nhiều tỉnh thành trên khắp lãnh thổ Trung Hoa. Bên cạnh đó là việc hủy bỏ một số hợp đồng thương mại song phương và tập trung số lượng lớn tàu cá, thành lập lực lượng dân quân biển ồ ạt tiến đến bao vây Senkaku. Kịch bản Bắc kinh đạo diến được mô tả là khá giống với việc đưa hàng ngàn tàu cá tràn ngập quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đáp trả lại hành động ngày càng leo thang gây hấn của Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản phản ứng tự vệ chừng mực, nhưng cương quyết đúng với cung cách ngoại giao mềm dẻo, không để Senkaku ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của hai nước. Do đó, sau nhiều tháng kích động dân chúng hò hét, chửi bới gây căng thẳng ngoại giao tưởng chừng như chiến tranh sắp xảy và chính phủ Nhật Bản với cách ứng xử ngoại giao khôn ngoan, thể hiện ý chí sắt đá, quyết tâm giữ gìn chủ quyền biển đảo khiến cho nhiều lãnh đạo Bắc Kinh phải đơn phương dịu giọng không còn một mực khẳng định Senkaku là lợi ích cốt lõi trong quan hệ ngoại giao của hai nước.
Không phải chỉ với Nhật, ngay cả trong tranh chấp với các nước có chia sẻ chủ quyền chung ở biển Đông, khi gặp phản ứng cứng rắn của các nước này, điển hình là chính phủ Phi, Trung Quốc cũng không dám đuổi bắn giết, bắt giữ đòi tiền chuộc của các ngư dân vì họ biết đằng sau Phi có sự hỗ trợ của hiệp ước an ninh Mỹ - Phi. Vì lí do này, Bắc Kinh chỉ dám ồn ào đánh trận bằng mồm để giữ sĩ diện, rồi âm thầm xuống thang, lặng lẽ rút êm ra khỏi khu vực tuyên bố chủ quyền.
Với Việt Nam, giải quyết vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa chắc chắn là công việc một sớm, một chiều. Có lẽ, để đứng vững trước một Trung Quốc khổng lồ đầy lòng tham và sự ngạo mạn là một công việc hết sức khó khăn. Song, hiểu được Trung Quốc đã là một lợi thế trong bảo vệ đất nước.
Người Việt Nam, không có cách nào khác, phải đoàn kết lại, sử dụng chính sức mạnh của dân tộc, kết hợp với đường lối ngoại giao khéo léo, với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mới có thể giữ vững được độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.
Điều cần chú ý là không nên tin vào lời lẽ của Bắc Kinh, vì họ nói một đằng, làm một nẻo. Cũng không lơ là mất cảnh giác, vì họ có thể dương đông kích tây. Phải luôn sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, vì không có gì là Trung Quốc không dám làm dù làm thô bỉ và trắng trợn đến đâu. Đừng vọng ngoại, trông chờ vào sự hứa hẹn hay giúp đỡ của một ông lớn nào, vì đơn giản ta không thể tin được họ. Lịch sử đã chứng minh, hơn một lần chúng ta bị các nước lớn thỏa thuận bán đứng chỉ vì lợi ích quốc gia của họ.
Vậy nên, hãy đi bằng chính đôi chân của chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét