[Me Lo] - Trong các sách giáo khoa nhất là sách giáo khoa môn Địa lí đều ca ngợi Việt Nam có tài nguyên thiên phong phú, có nguồn khoáng sản dồi dào. Đặt vấn đề nhìn từ thực tế, nền kinh tế của nước ta trong những năm gần đây phát triển không tương xứng với nguồn lực mà Việt Nam đang có. Đã đến lúc chúng ta cần có cái nhìn dài hơn để sử dụng đúng tiềm lực sẵn có của đất nước và tranh thủ yếu tố ngoại lực.
Khai thác và sử dụng đúng nguồn lực của đất nước
là sự nghiệp bảo vệ đất nước của chúng ta
Đề cập đến vấn đề khai thác nguồn khoáng sản của đất nước chúng ta lại nhớ đến việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đây là khoáng sản, nguồn tài nguyên rất lớn của khu vực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lại không thể khai thác với quy mô hợp lý để phục vụ phát triển, do những lo ngại về nguy cơ xảy ra đối với xã hội và môi trường. Do đó, chúng ta cần phải nhận thức đúng, mạnh dạn khai thác nguồn khoáng sản sẵn có của Tây Nguyên, tránh lãng phí nguồn lực cho phát triển và tính toán để không ảnh hưởng tới môi trường và xã hội. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp cần sự chung tay góp sức của tất cả các nghành, các cấp để tìm ra phương án tối ưu và phù hợp nhất.
Không chỉ có vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên mà còn rất nhiều vấn đề khác cần phải nhìn nhận và đánh giá lại. Ở bất kì sự kiện nào xảy ra tại Việt Nam và có liên quan đến nước ngoài và nhất là ông bạn láng giềng Trung Quốc của Việt Nam thì Việt Nam đều nhận được hai chữ “thiệt thòi”. Nếu chúng ta xét về yếu tố lâu dài có lợi cho đất nước, có lợi cho nhân dân thì cần thiết phải tính toán lại. Ví dụ điển hình như nghề chế biến gỗ. Gỗ được khai thác tại Việt Nam, công đoạn khó khăn độc hại nhất đã được xử lý ở Việt Nam (Đó là công đoạn ép gỗ. Sau khi gỗ được xẻ thành từng tấm mỏng, công nhân phải trực tiếp bôi hóa chất lên các tấm gỗ
mỏng, hóa chất này giúp gỗ sẽ kết dính tốt hơn để tạo ra tấm gỗ dày. Tấm gỗ dày này dùng để làm các đồ dùng nội thất). Có một điều nghịch lý ở đây là những tấm gỗ này sẽ được bán sang Trung Quốc. Tại sao chúng lại không được giữ lại trong nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ thị trường quốc nội và hướng tới xuất khẩu. Có rất nhiều ý kiến phản hồi rằng: phía đối tác của Việt Nam chỉ mua những sản phẩm theo yêu cầu của họ, nếu không đáp ứng được yêu cầu của họ thì họ không mua.
Phải chăng Việt Nam vẫn bị ép như vậy. Đã đến lúc chúng ta cảnh tỉnh hơn đối với những vấn đề như vậy. Chúng ta cần phải đặt vấn đề mang tính chiến lược lâu dài cho đất nước. Không thể đem lợi ích trước mắt để đánh đổi lấy những tổn hại cho dân tộc về lâu dài. Muốn làm được điều này thì trước khi bắt đầu một dự án mới, tiếp nhận đầu tư nước ngoài thì các nhà hoạch định phải làm đúng và hết trách nhiệm. Các nhà hoạch định luôn phải ghi nhớ: lợi ích quốc gia trên chính đôi vai của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét