Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Đề xuất nhiều giải pháp phát triển khoa học công nghệ phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn

  Ngày 8/8 tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát triển khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” với sự tham dự của đông đảo các nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
   Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích về định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong nông nghiệp; công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; tổ chức hệ thống, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; môi trường hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp. Công tác đào tạo, sử dụng, đãi ngộ để phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu chuyển giao khoa học và công nghệ trong nông nghiệp cũng là vấn đề các đại biểu quan tâm tập trung thảo luận… 

dan chu,nhan quyen,anh ba sam,ba sam,dan oan,xuan viet nam,xuan dien,bui hang,tuoi tre yeu nuoc,dan oan,dien bien hoa binh,anh ba sam,nguyen xuan dien,chong chinh quyen,tin chinh tri,quoc phong,an ninh,giai tri,chong trung quoc,bao ve chu quyen,dat nuoc,con nguoi viet nam 
 Ảnh minh họa (nguồn: Bộ Nông nghiệp)


    Sau 16 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) năm 1996 về “Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 và nhiệm vụ đến năm 2010", đến nay, khoa học và công nghệ nước ta đã có bước phát triển, đạt được một số thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Trong đó, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ nông nghiệp đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu lớn về gạo, cao su, cà phê, thủy – hải sản…
Tuy vậy, các đại biểu cũng chỉ ra rằng, đến nay năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam còn thấp. Phần nhiều nông dân vùng sâu, vùng xa còn ít hiểu biết và còn rất thiếu thông tin về các giống mới, các quy trình công nghệ tiên tiến, về các nhu cầu đa dạng của thị trường… Tiềm năng của khoa học và công nghệ đối với phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn rất lớn chưa được khai thác và phát huy đầy đủ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn còn chậm, thiếu các giải pháp tạo động lực đối với việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất… Nhìn chung, so với các nước trong khu vực, khoa học và công nghệ nông nghiệp nước ta còn nhiều mặt tụt hậu.
Trả lời cho câu hỏi vì sao khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực, TS Đặng Kim Sơn (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn) cho rằng, yếu tố cản trở lớn nhất cho hoạt động của các cơ quan khoa học công nghệ công lập hiện nay không phải là kinh phí hay cơ sở vật chất, mà chính là thiếu động lực cho đội ngũ cán bộ. “Cán bộ khoa học, cán bộ khuyến nông không coi mình là chủ nhân của viện nghiên cứu, trạm kỹ thuật, không hăng say nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Và nguyên nhân chính của việc cán bộ không có động lực là do chính sách, thể chế quản lý khoa học bất hợp lý”, TS Đặng Kim Sơn chỉ rõ.
PGS.TS Nguyễn Thị Trâm (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) cho rằng, để làm sôi động thị trường khoa học công nghệ chỉ có thể là Chính phủ, nhưng nếu ứng dụng cơ chế "đấu thầu bản thuyết minh" như hiện nay, đấu thầu thông qua trung gian tham nhũng thì thị trường khoa học công nghệ còn khủng hoảng lâu dài.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển khoa học công nghệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đề nghị cần chọn một số đề tài khoa học công nghệ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lớn để treo giải thưởng quốc gia, ai có thể thực hiện thì đăng ký, sau đó tự tìm kinh phí để thực hiện. Khi thành công, Nhà nước sẻ thưởng tiền, có thể gấp hàng chục lần chi phí mà người thực hiện đã bỏ ra, tính theo tỷ lệ % mà sáng tạo khoa học công nghệ đó mang lại cho cộng đồng. “Điều này sẽ làm cho thị trường khoa học công nghệ cực kỳ sôi động”, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm kỳ vọng…
TS. Nguyễn Hữu Từ, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, Hội thảo là kênh thông tin quan trọng, góp phần hoàn thiện đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Sau Hội thảo, Văn phòng Trung ương sẽ tổng hợp ý kiến của các nhà khoa học, quản lý, tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương phát triển khoa học công nghệ nói chung, khoa học và công nghệ nông nghiệp nói riêng./.

(Theo TTXVN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét