Việt Nam luôn tôn trọng quyền con người, quyền con người là quyền thiêng liêng, cơ bản nhất là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình được Hiến pháp qui định, và trên thực tế quyền con người được bảo đảm.
Hiện nay, quyền con người được các nước trên thế giới công nhận và bảo đảm thực hiện thông qua cơ chế, pháp luật quốc gia và quốc tế, đặc biệt là các công ước của Liên hợp quốc. Trong các văn kiện nhân quyền của Liên hợp quốc, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và hai công ước quốc tế về quyền con người được thông qua năm 1966, cùng hai nghị định thư bổ sung của Công ước dân sự, chính trị được gọi là Bộ Luật nhân quyền quốc tế.
Đảng và Nhà nước ta khẳng định quyền con người là thành quả và khát vọng chung của nhân loại. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ những giá trị cao quý về quyền con người được thế giới thừa nhận rộng rãi. Cương lĩnh Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: "Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước và quyền làm chủ của nhân dân". Nhà nước Việt Nam luôn coi con người là mục tiêu và động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội và luôn nhất quán trong việc đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người. Hiến pháp 1992- văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, đảm bảo mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng trước pháp luật; quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú trên đất nước Việt Nam; quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe... không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo. Trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tiếp tục cụ thể hóa các quyền này, phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế về nhân quyền.
Thực tiễn cho thấy, quyền con người ở ViệtNam luôn gắn với độc lập, hòa bình, dân chủ và phát triển. Việc đấu tranh và duy trì một môi trường hòa bình, ổn định là một thành tựu to lớn và cũng là nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ và thực hiện các quyền con người ở Việt Nam, thể hiện trên một số nội dung sau:
Thực tiễn cho thấy, quyền con người ở Việt
Bảo đảm các quyền dân sự, chính trị:
Trong Hiến pháp 1992, có 5 quyền quan trọng được ban hành bao gồm: quyền sở hữu tài sản (bao gồm cả tư liệu sản xuất); quyền tự do kinh doanh; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định; quyền được thông tin theo luật định; quyền bình đẳng của các tôn giáo; quyền không bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, Hiến pháp năm 1992 còn đề cập đến việc Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và mở rộng việc bảo vệ, giúp đỡ các nhóm xã hội dễ bị tổn thương.
Nhằm bảo đảm thực hiện các quyền dân sự, chính trị của công dân, bên cạnh Hiến pháp năm 1992, chỉ tính trong giai đoạn 1996 -2001, Quốc hội đã thông qua 40 đạo luật, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 40 Pháp lệnh có liên quan đến vấn đề này, tiêu biểu là Bộ Luật Hình sự; Bộ Luật Tố tụng hình sự; Bộ Luật Dân sự; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Pháp lệnh Xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 27/5/2004, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Tố tụng dân sự đầu tiên ở Việt Nam, bổ sung một công cụ pháp lý quan trọng để bảo đảm các quyền dân sự.
Bảo đảm các quyền kinh tế, Văn hóa, xã hội
Nhằm bảo đảm thực hiện các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của nhân dân trong giai đoạn mới, từ năm 1986 đến nay, bên cạnh Hiến pháp năm 1992, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, trong đó có thể kể như Bộ Luật Dân sự (1995), Bộ Luật Lao động (1994), Luật Giáo dục (1998), Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (1991), Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (1991), Pháp lệnh về người tàn tật (1998)…
Thành công nổi bật nhất trong việc thực hiện quyền được bảo đảm xã hội ở nước ta từ khi đổi mới đến nay là việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo – một chủ trường và quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước ta trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Xuất phát từ quan điểm: Vấn đề nghèo khó không được giải quyết thì không có một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, cũng như quốc gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình, ổn định, bảo đảm các quyền con người được thực hiện, Nhà nước ta đã coi Chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong bảy chương trình mục tiêu quốc gia và đã có những ưu tiên đặc biệt về nguồn nhân lực, vật lực cho chương trình này.
Quyền con người ở Việt Nam ngày càng được bảo đảm tốt hơn cùng với những tiến bộ đạt được trong tăng trưởng kinh tế. Điều đó đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, muốn là bạn, là đối tác tin cậy với các nước trong cộng đồng quốc tế, nỗ lực đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới.
Vân Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét