(ĐCSVN) - Việt Nam có đầy đủ căn cứ khoa học, lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đó là một luận điểm được nêu trong cuốn sách chuyên khảo “Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế” do PGS. TS Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Ths. NCS. Nguyễn Hùng Cường, Giảng viên Bộ môn Luật Quốc tế - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội đồng chủ biên, được Cục Thông tin Đối ngoại và Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa giới thiệu và phát hành ngày 7/8/2012 tại Hà Nội.
PGS. TS Nguyễn Bá Diến trả lời phỏng vấn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh: ĐT)
Các tác giả cuốn sách nêu trên khẳng định, qua các tài liệu lịch sử, địa lý từ xưa đến nay của Việt Nam cũng như chứng cứ của nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây, từ lâu và liên tục trong hàng mấy trăm năm từ triều đại này đến triều đại khác, Nhà nước Việt Nam đã làm chủ thực sự một cách hòa bình, công khai, liên tục hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự có mặt đều đặn của các đội Hoàng Sa do Nhà nước thành lập trên hai quần đảo đó mỗi năm từ 5 đến 6 tháng để hoàn thành một nhiệm vụ do Nhà nước giao tự nó đã là một bằng chứng đanh thép về việc Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó. Việc chiếm hữu và khai thác đó của Nhà nước Việt Nam không bao giờ gặp phải sự phản đối của một quốc gia nào khác, kể cả Trung Quốc. Điều đó càng chứng tỏ từ lâu, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã là lãnh thổ Việt Nam.
Sự công bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa trước 50 quốc gia hội viên thành lập Liên Hợp quốc tại Hội nghị San Francisco năm 1951 chứng tỏ rằng, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận là thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Chủ biên cuốn sách, PGS. TS Nguyễn Bá Diến cho rằng, “đường lưỡi bò” không thể mang lại cho Trung Quốc quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển nằm phía trong đường này theo quy chế của bất kỳ vùng biển nào, kể cả Vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Công ước Luật Biển 1982. Một đường vạch được thể hiện một cách hết sức mơ hồ, đứt đoạn, tùy tiện, không có tọa độ cụ thể, phi khoa học, trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về hoạch định biên giới (ranh giới) quốc gia và nằm cách xa lục địa Trung Quốc hàng ngàn cây số không thể đáp ứng theo các quy định của Công ước Luật Biển 1982. Nhiều luật gia, học giả và nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới đều nhận định về yêu sách “đường lưỡi bò” là một yêu sách vô lý, hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không có giá trị pháp lý quốc tế và không ai có thể chấp nhận được.
Như vậy, lập luận của phía Trung Quốc là không có căn cứ và giá trị pháp lý, trái với luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế cũng như thực tiễn quan hệ Việt – Trung. Những ai đó mưu toan dùng nội dung bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng để biện minh cho ý đồ xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam sẽ không thể ngụy biện dưới ánh sáng của luật pháp và công luận quốc tế.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở thềm lục địa và các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, theo PGS. TS Nguyễn Bá Diến, Việt Nam cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp trên các phương diện, cụ thể như: Nâng cao nhận thức chính trị, xây dựng ý thức làm chủ biển đảo cho mọi tầng lớp nhân dân; bên cạnh các chiến lược quản lý, thăm dò và khai thác thềm lục địa, cần hình thành một hệ thống văn bản pháp luật về thềm lục địa đầy đủ, toàn diện, thống nhất; đồng thời, thành lập cơ quan quản lý chuyên biệt về thềm lục địa. Đầu tư thích đáng về vốn và cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong các lĩnh vực biển và thềm lục địa. Bên cạnh đó là các biện pháp về chính trị, ngoại giao; hợp tác quốc tế; an ninh – quốc phòng; xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ biển của Việt Nam; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp quốc.
Thứ nhất, từ lâu, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự và công khai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi mà các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.
Thứ hai, từ đó đến nay, trong suốt mấy thế kỷ, ít nhất là từ thế kỷ XVII, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thật sự và liên tục chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ ba, Nhà nước Việt Nam luôn luôn bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trước mọi mưu đồ và hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ tư, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn tài phán quốc tế.
Thứ năm, những quy định của Công ước Luật Biển của Liên Hợp quốc đã thiết lập nền tảng pháp lý quốc tế nhằm ghi nhận quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Như vậy Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển đã cấp “Sổ đỏ” cho các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam, đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình mà không ai được quyền xâm phạm.
(Trích cuốn sách “Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế”)
Đó là một luận điểm được nêu trong cuốn sách chuyên khảo “Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế” do PGS. TS Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Ths. NCS. Nguyễn Hùng Cường, Giảng viên Bộ môn Luật Quốc tế - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội đồng chủ biên, được Cục Thông tin Đối ngoại và Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa giới thiệu và phát hành ngày 7/8/2012 tại Hà Nội.
PGS. TS Nguyễn Bá Diến trả lời phỏng vấn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh: ĐT)
Các tác giả cuốn sách nêu trên khẳng định, qua các tài liệu lịch sử, địa lý từ xưa đến nay của Việt Nam cũng như chứng cứ của nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây, từ lâu và liên tục trong hàng mấy trăm năm từ triều đại này đến triều đại khác, Nhà nước Việt Nam đã làm chủ thực sự một cách hòa bình, công khai, liên tục hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự có mặt đều đặn của các đội Hoàng Sa do Nhà nước thành lập trên hai quần đảo đó mỗi năm từ 5 đến 6 tháng để hoàn thành một nhiệm vụ do Nhà nước giao tự nó đã là một bằng chứng đanh thép về việc Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó. Việc chiếm hữu và khai thác đó của Nhà nước Việt Nam không bao giờ gặp phải sự phản đối của một quốc gia nào khác, kể cả Trung Quốc. Điều đó càng chứng tỏ từ lâu, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã là lãnh thổ Việt Nam.
Sự công bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa trước 50 quốc gia hội viên thành lập Liên Hợp quốc tại Hội nghị San Francisco năm 1951 chứng tỏ rằng, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận là thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Chủ biên cuốn sách, PGS. TS Nguyễn Bá Diến cho rằng, “đường lưỡi bò” không thể mang lại cho Trung Quốc quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển nằm phía trong đường này theo quy chế của bất kỳ vùng biển nào, kể cả Vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Công ước Luật Biển 1982. Một đường vạch được thể hiện một cách hết sức mơ hồ, đứt đoạn, tùy tiện, không có tọa độ cụ thể, phi khoa học, trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về hoạch định biên giới (ranh giới) quốc gia và nằm cách xa lục địa Trung Quốc hàng ngàn cây số không thể đáp ứng theo các quy định của Công ước Luật Biển 1982. Nhiều luật gia, học giả và nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới đều nhận định về yêu sách “đường lưỡi bò” là một yêu sách vô lý, hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không có giá trị pháp lý quốc tế và không ai có thể chấp nhận được.
PGS. TS Nguyễn Bá Diến: Việt Nam có đầy đủ căn cứ khoa học, lịch sử và pháp lý chứng minh
chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (Ảnh: ĐT)
Theo PGS. TS Nguyễn Bá Diến, xét một cách khách quan và toàn diện, dựa trên những căn cứ pháp lý, lịch sử và chính trị, Bức thư ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ có mục đích nhằm ủng hộ Trung Quốc chống lại chính sách bao vây trên biển của Mỹ trong eo biển Đài Loan, đe dọa tới nền an ninh quốc gia của Trung Quốc vào thời kỳ đó, hoàn toàn không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ nào chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Nội dung bức thư là một sự cam kết mang tính ngoại giao, một hình thức thường được các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ sử dụng để thể hiện sự đoàn kết về mặt tư tưởng với nhau. Từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam cũng như công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trái lại, các chính quyền của Việt Nam từ trước đến nay đều nhất quán thể hiện lập trường khẳng định chủ quyền của Việt Nam cũng như thực hiện việc quản lý liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ căn cứ khoa học, lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo này. chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (Ảnh: ĐT)
Như vậy, lập luận của phía Trung Quốc là không có căn cứ và giá trị pháp lý, trái với luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế cũng như thực tiễn quan hệ Việt – Trung. Những ai đó mưu toan dùng nội dung bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng để biện minh cho ý đồ xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam sẽ không thể ngụy biện dưới ánh sáng của luật pháp và công luận quốc tế.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở thềm lục địa và các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, theo PGS. TS Nguyễn Bá Diến, Việt Nam cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp trên các phương diện, cụ thể như: Nâng cao nhận thức chính trị, xây dựng ý thức làm chủ biển đảo cho mọi tầng lớp nhân dân; bên cạnh các chiến lược quản lý, thăm dò và khai thác thềm lục địa, cần hình thành một hệ thống văn bản pháp luật về thềm lục địa đầy đủ, toàn diện, thống nhất; đồng thời, thành lập cơ quan quản lý chuyên biệt về thềm lục địa. Đầu tư thích đáng về vốn và cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong các lĩnh vực biển và thềm lục địa. Bên cạnh đó là các biện pháp về chính trị, ngoại giao; hợp tác quốc tế; an ninh – quốc phòng; xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ biển của Việt Nam; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp quốc.
Thứ nhất, từ lâu, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự và công khai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi mà các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.
Thứ hai, từ đó đến nay, trong suốt mấy thế kỷ, ít nhất là từ thế kỷ XVII, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thật sự và liên tục chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ ba, Nhà nước Việt Nam luôn luôn bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trước mọi mưu đồ và hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ tư, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn tài phán quốc tế.
Thứ năm, những quy định của Công ước Luật Biển của Liên Hợp quốc đã thiết lập nền tảng pháp lý quốc tế nhằm ghi nhận quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Như vậy Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển đã cấp “Sổ đỏ” cho các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam, đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình mà không ai được quyền xâm phạm.
(Trích cuốn sách “Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế”)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét