Đinh Đăng Định |
[Mực Tàu] - Đinh Đăng Định sinh năm 1963, tại tỉnh Hải Dương. Là con thứ năm trong gia đình có 6 anh em, vợ là Đặng Thị Dinh (SN 1962), Định có 3 người con, lớn nhất sinh năm 1988, nhỏ nhất sinh năm 1995.
Từng là sinh viên khoa Hóa, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng được Nhà nước cho học tập và tạo điều kiện cho công tác với những vai trò quan trọng như từ 1985 đến năm 1988 là giáo viên trường Sỹ quan phòng hóa, thuộc Binh chủng Hóa học ở Sơn Tây – Hà Nội. Cuối năm 1988 đến 1991 công tác tại Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao – Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ). Từ năm 1991 đến đầu năm 1994 công tác tại Nhà máy Supe phốt phát Long Thành – Đồng Nai. Từ đầu năm 1994 đến cuối giữa năm 1995 công tác tại Công ty sản xuất thuốc trừ sâu Kosvida ở Huyện Thuận An – Bình Dương. Từ 1995 đến 1998 công tác tại công ty sản xuất phân bón con cò ở huyện Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ năm 1998 đến 2000 là giáo viên trường PTTH Bán công Bình Long (nay là trường THPT Nguyễn Huệ) huyện Bình Long – Bình Phước. Từ năm 2000 đến 2007 là giáo viên trường THPT Phạm Văn Đồng huyện Đăk R’Lấp.
Mặc dù trải qua nhiều vị trí công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, với sự hiểu biết và am hiểu pháp luật lẽ ra Định hoàn toàn có thể trở thành cán bộ mẫu mực, là tấm gương cho các thế hệ sau. Nhưng từ đầu năm 2010 Định đã quay lưng lại với lợi ích dân tộc, phụ lại sự tin tưởng và tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước qua việc viết những bài đỏi đa nguyên, đa đảng với Việt Nam. Định còn ký tên, thu thập chữ ký, cùng các đối tượng bất hảo tiến hành các hoạt động ngược lại với lợi ích dân tộc. Cùng với sự hậu thuẫn và tâng bốc của các đối tượng “dân chủ” trong và ngoài nước Định ngày càng trở nên sa đọa vào các hoạt động sai trái.
Với những hoạt động sai trái không ngừng leo thang đó ngày 21/10/2011 Định bị bắt tạm giam tại trại tạm giam công an tỉnh Đăk Nông, Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 9/8/2012, toà án tỉnh Đăk Nông đã tuyên án Đinh Đăng Định 6 năm tù giam về tội Hoạt động và tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam theo điều 88 Bộ Luật hình sự. Đó là bản án xác đáng cho những hành vi sai trái của Định, với những tội danh đó không có gì bất ngờ khi tại phiên tòa phúc thẩm ngày 21/11/2012 tòa án tỉnh Đăk Nông y án đối với Định.
Đến năm 2013 Định được chuẩn đoán đang bị ung thư dạ dày và được Nhà nước cho phẫu thuật cùng với chế độ đãi ngộ của bệnh nhân. Ngày 21/03/2014, Đinh Đăng Định được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang quyết định đặc xá chiếu theo Điều 21 và Điều 22 Luật Đặc xá, công văn số 604/QĐ-CTN ngày 10/03/2014. Điều đó thể hiện sâu sắc chế độ khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta, sau khi được ân xá Định cũng đã chia sẻ “Cảm tưởng của tôi, tôi thấy với cá nhân tôi được hoàn toàn tự do”.
Sống ở trên đời này, không ai có thể tránh khỏi quy luật sinh-lão-bệnh-tử của tạo hóa. Việc Định qua đời với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối là việc hết sức tự nhiên nhưng cái cách mượn cái chết của Định để tung hô, để làm trò của đám dân chủ thì mới đáng phải lên án. Mặc dù nó là việc làm thường xuyên mang tính quy luật nhưng thiết nghĩ đã đến lúc phải hạ màn.
Có thể thấy đám zận chỉ biết kêu gào, lấy cái chết của Định để làm những việc vô đạo đức chứ chẳng thương xót, đau khổ gì. Khi đau đớn, cảm thông sẽ chẳng ai hét toáng lên, chẳng ai mang nó ra kích bác này nọ mà người thường sẽ cúi đầu cầu mong người chết ra đi trong thanh thản và yên bình không vướng bận trần thế.
Chúng còn vô lương tâm hơn, khi không để cho người chết được yên ổn mà lại đem những chuyện lỗi lầm của họ trong quá khứ để kích động, bôi đen. Điều đó có đáng đế so với những việc mà Đảng và Nhà nước đã ân xá, đã khoan hồng và làm cho Định lúc cuối đời.
Hơn thế nữa, việc quay phim, chụp ảnh, cổ động cho cái chết của một người từng mang danh bán nước như ông Định, để tuyên truyền chồng phá, xuyên tạc bôi nhọ này kia chẳng qua chỉ là một trò hề chính trị. Nó không những không thể hiện sự xót thương đau đớn như những gì thể hiện mà luận ra cũng chỉ vì mục đích đê hèn, kiếm ăn trên cái (xác) chết. Phàm là người chẳng ai làm thế và tất nhiên mục đích ấy cũng chẳng thể đạt được.
Đây không phải lần đầu tiên những việc làm kiểu như thế này của các anh chị dân chủ xuất hiện, trước đó đã từng có nhiều “sự kiện” tương tự như sau vụ xử các đối tượng bất hảo, mang danh “các nhà tự do, dân chủ” chẳng hạn. Chỉ có một điểm chung là tất cả các nhân vật đều được “phong thánh”, mặc dù trước đó chẳng ai biết và quan tâm đến họ. Thiết nghĩ, những vở kịch kệch cỡm như vậy đã đến lúc hạ màn bởi diễn đi diễn lại vừa nhàm chán vừa chẳng khác những trò hề mà tới mức trẻ con cũng hiểu và thuộc lòng kịch bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét