Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

THĂM DINH ĐỘC LẬP NHÂN DỊP 30-4

Mực tàu - Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Gắn liền với quá trình lịch sử lâu dài đó, bên cạnh tên tuổi của các anh hùng, liệt sĩ…là các địa danh, công trình – nơi đã diễn ra các trận đánh, các sự kiện sẽ còn sống mãi với thời gian. Chính những nơi này bản thân nó đã ghi lại một cách sống động những sự kiện lịch sử đã diễn ra tại đây.

Nhân dịp kỷ niệm chiến thắng giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2014), hãy một lần ghé thăm Dinh Độc Lập, hay còn gọi là Dinh Thống Nhất một công trình tọa lạc trên mảnh đất rộng 15ha ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Công trình in đậm dấu ấn thời gian và lịch sử nhưng cũng rất nên thơ và lãng mạn.

Dinh Độc Lập không phải là ý tưởng xây dựng đầu tiên mà nó được xây dựng trên nền Dinh NORODOM sau khi Dinh này bị phá hủy.

Năm 1867, sau khi chiếm được lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đã cho khởi công xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm Dinh Thống đốc và đặt tên là Dinh NORODOM để làm việc. Dinh NORODOM  do kiến trúc sư Hermite, người đã khai sinh ra tòa thị chính Hồng Kông thiết kế. Mặt tiền tòa nhà rộng 80m, thiết kế theo phong cách Tân Barốc thời Đế chế Napoleon III, với mái gãy Mansart, trang trí mắt bò, tràng hoa, hình tượng. Năm 1954, Ngô Đình Diệm và gia đình ở và làm việc ngay trong dinh này. Tháng 2-1962, một sĩ quan không quân ngụy là Phạm Phú Quốc bất mãn chế độ Diệm đã dùng máy bay ném bom, làm dinh bị hỏng nặng. Sau đó Diệm quyết định phá hủy toàn bộ Dinh NORODOM để xây dựng lại một dinh hoàn toàn mới, gọi là Dinh Độc Lập (hay còn được biết đến với tên khác là Phủ Đầu Rồng , phủ Tổng Thống).

Dinh Độc Lập được xây dựng từ năm 1-7-1962 đến ngày 31-10-1966 thì xong. Dinh Độc Lập do kiến trúc sư Việt Nam Ngô Viết Thụ tốt nghiệp hạng ưu ở Rôm (Italia) thiết kế, ông cũng là người Việt Nam đầu tiên từng đạt giải quốc tế Khôi Nguyên La Mã – thiết kế theo phong thủy và kiến trúc phương Đông nhưng lại rất hiện đại. Công binh ngụy đảm nhiệm thi công, gia đình Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 2/11/1963. Do vậy, ngày khánh thành Dinh 31/10/1966 người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia.

Ngô Đình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Độc Lập nhưng ông không được sống ở đây một ngày nào, mà người có thời gian sống ở Dinh thự này lâu nhất là Nguyễn Văn Thiệu – Tổng thống Việt Nam cộng hòa (từ 10/1967 đến 21/4/1975). Từ đó, Dinh Độc Lập là cơ quan đầu não của Chính quyền Sài Gòn, là nơi chứng kiến sự can thiệp quân sự của nước ngoài gây chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam, là nơi ra đời nhiều chính sách phản lại nhân dân của Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu.

Bằng chiến thắng vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - mùa Xuân 1975, 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập và đại diện quân giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.

Sau Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc tổ chức tại Dinh Độc Lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Dinh được vinh dự mang tên mới là Dinh Thống Nhất.

Bước vào cổng Dinh Độc Lập, ấn tượng đầu tiên khi đối với mọi người là thảm cỏ xanh rì, trải rộng xung quanh đài phun nước to và hoành tráng nằm chính diện trước mặt Dinh. Lối vào hội trường rộng và uốn thoai thoải lên cao, được trang trí rất nhiều loại cây kiểng cắt tỉa hình thù lạ mắt. Sảnh trước rộng với cầu thang chính diện trải thảm đỏ dẫn lên lầu 1. Phía ngoài sảnh, bên phải là nơi chiếu những bộ phim tài liệu chiến tranh, bên trái là nơi làm việc của nhân viên. Xung quanh là những cỗ máy chiến tranh hiện đại thời đó, như là: xe tăng, máy bay chiến đấu…

Một số hình ảnh về Dinh Độc Lập

Toàn cảnh Dinh Độc Lập

thảm cỏ phía trước Dinh Độc Lập

Chiếc xe tăng số hiệu 390 của đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203,
 quân đoàn 2, húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975

Chiếc xe tăng 843 của đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203,
 quân đoàn 2, húc nghiêng cổng phụ Dinh Độc Lập

Chiếc máy bay F5E do Mỹ sản xuất và trang bị cho quân đội Sài Gòn cũ được phi công phản chiến Nguyễn Thành Trung (đảng viên ĐCS Việt Nam được bố trí trong lực lượng không quân địch) sử dụng ném bom xuống Dinh Độc Lập lúc 8 giời ngày 30/4/1975

Phòng tiếp khách trong nước của Tổng thống Việt Nam cộng hòa ngày đó

Phòng làm việc của Nguyễn Văn Thiệu bố trí tại phía trái, tầng 2 Dinh Độc Lập

Phòng ngủ của Tổng thống Việt Nam cộng hòa được bố trí trong hầm ngầm

Đài phát thanh dự phòng được bố trí dưới hầm ngầm của Dinh, có khả năng
phát sóng ngay sau khi đài chính ở mặt đất bị tấn công

Cờ, con dấu và một số huy chương của chế độ ngụy cũ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét