Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN ĐƯỢC ĐỀ CAO TRONG BẢN HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI NĂM 2013

[Mực Tàu] - Vừa qua, Đảng và Nhà nước đã kêu gọi toàn dân góp ý để sửa đổi bản Hiến pháp năm 1992. Đây là lần sửa đổi mang ý nghĩa lớn, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, bảo đảm tính ổn định lâu dài của bản Hiến pháp, cả về hình thức và nội dung. Đây là sự kiện chính trị - pháp lý cực kỳ quan trọng, mang tính lịch sử, mở ra một giai đoạn cách mạng mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần chủ động hội nhập quốc tế theo đường lối đổi mới của Đảng. Với tinh thần đó, bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã và đang tạo ra một nguồn sinh khí mới trong một thời đại mới, nó thu hút mạnh mẽ trí tuệ, nguồn lực của nhân dân, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


(97,59% đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi)

Hiến pháp có nhiều điểm mới, trong đó, trước hết đã thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Đây là quan điểm nền tảng xuyên suốt nội dung của Hiến pháp sửa đổi năm 2013, chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích, sức mạnh của quyền lực Nhà nước ta là ở nhân dân, thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước.

Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã khẳng định mạnh mẽ “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Ngay từ Lời nói đầu đã khẳng định rằng nhân dân Việt Nam là chủ thể “xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này”. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước, không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân mà còn bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, bằng quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp. Đây là điểm nhấn quan trọng để khẳng định Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến quyền làm chủ thực sự của nhân dân.

Một trong những thành công lớn nhất của Hiến pháp năm 2013 là  về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đề cao và khẳng định trong Hiến pháp (Chương II). Đây vừa là sự kế thừa Hiến pháp năm 1946; vừa thể hiện nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã khẳng định nguyên tắc Nhà nước “công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”; “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.

Đây là những nguyên tắc căn cốt nhằm đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ với quyền con người, quyền công dân; phòng ngừa sự tùy tiện cắt xén, hạn chế, cho chỗ này, lấy lại ở chỗ khác từ phía các cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người và công dân bảo vệ và thực hiện quyền con người và quyền công dân của mình. Trên cơ sở của các nguyên tắc căn bản này, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có bổ sung một số quyền mới một cách chặt chẽ, chính xác, khả thi, phù hợp với các công ước quốc tế về nhân quyền mà Nhà nước ta tham gia. 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét