Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

THÊM SỰ CÔNG NHẬN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CHỦ QUYỀN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM

Đò Ngang - Sáng 30/7 tại Hà Nội, Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội Vụ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
 

Bà Katherine Muller Marine, Trưởng Đại diện UNESCO Việt Nam trao Bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO

Trước đó, ngày 14/5/2014 trong phiên họp thứ 2 Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) diễn ra tại Quảng Châu, Trung Quốc với sự tham gia của 54 đại biểu đến từ 17 quốc gia. Hồ sơ Châu bản triều Nguyễn của Việt Namđược UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Châu bản triều Nguyễn là tài liệu hành chính duy nhất còn lại của Vương triều phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Đây là loại tài liệu đặc biệt quan trọng vì mang nhiều dấu tích bút phê của nhà vua bằng son đỏ, được bảo quản trong các kho lưu trữ của cung đình, nội dung liên quan đến hầu hết các hoạt động triều chính. Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước của triều đình nhà Nguyễn (1802 -1945) bao gồm các văn bản do các Hoàng đế ban hành,văn bản do các cơ quan trong hệ thống chính quyền đệ trình lên Hoàng đế phê duyệt bằng mực son và một số văn kiện ngoại giao.

GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: số lượng châu bản triều Nguyễn được sắp xếp thành 735 tập với hàng ngàn đơn vị văn bản gốc, được xem là độc bản, một châu bản vô giá, không phải thuộc loại ‘quý hiếm’ mà là “duy nhất” trong các văn bản của các vương triều để lại cho thế hệ ngày nay.

Đặc biệt, qua khối tài liệu này, các hoạt động quản lý nhà nước với tư cách một quốc gia biển được thể hiện rất có trách nhiệm, theo đúng tập quán quốc tế.

Trong số các châu bản triều Nguyễn được lưu trữ, nhiều châu bản có nội dung liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tư liệu này là bằng chứng hùng hồn về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Những tài liệu trên cũng cho thấy chính sách và mối quan tâm lớn của triều đình nhà Nguyễn với vấn đề chủ quyền biển đảo, đó là việc hàng năm, nhà Nguyễn đều cử người ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc và vẽ bản đồ.

Châu bản triều Nguyễn ngày 21 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) có nội dung: Bộ Công tâu trình đoàn đi khảo sát Hoàng Sa lần này có Đỗ Mậu Thưởng, Thị vệ Lê Trọng Bá là người của Bộ. Đoàn khảo sát được 25 đảo thuộc vùng thứ 3, vẽ được 4 bản đồ mang về (có 3 bức vẽ riêng từng vùng, một bức vẽ chung). Bộ Công tâu xin cho họ chỉnh sửa hoàn thiện để dâng trình.

Hay tới việc nhà Nguyễn thưởng, phạt việc thực thi công vụ ở Hoàng Sa và nhà Nguyễn cứu hộ tại Hoàng Sa, Trường Sa cho thấy cùng với nhiều căn cứ pháp lý khác, tài liệu lưu trữ châu bản triều Nguyễn thực sự là một căn cứ vô cùng quan trọng khẳng định vương triều Nguyễn đã có chủ quyền rõ ràng với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Châu bản triều Nguyễn không chỉ có giá trị về mặt văn hóa mà còn là bằng chứng pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Namđối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc UNESCO vinh danh Châu Bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu thế giới không chỉ làm tăng giá trị pháp lý của Châu Bản triều Nguyễn mà còn là sự công nhận của quốc tế về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Đây là Di sản tư liệu thế giới thứ 4 của Việt Nam, sau Mộc bản triều Nguyễn được công nhận năm 2007, 82 bia đá Tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (2010) và Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm (2012)!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét