Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

TƯ DUY VỀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC

[Me Lo] - " Đề án thí điểm chương trình sách giáo khoa điện tử lớp 1, 2, 3 bậc tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh", trong đó sử dụng hơn 4.000 tỷ đồng để trang bị hơn 321.000 máy tính bảng cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, đánh giá mức độ hiệu quả của dự án này vẫn là một câu hỏi lớn cho các nhà chiên s lược, một nỗi lo cho các nhà khoa học và toàn xã hội.




Thứ nhất, việc ứng dựng khoa học - công nghệ vào giáo dục đào tạo là một bước tiến đột phá. Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn nhận lại liệu rằng, Việt Nam đã đủ để áp dụng vì thực tế một đất nước phát triển như Mỹ cũng đã thất bại trước đề án giống như thế này. Nếu bắt mỗi gia đình phụ huynh học sinh bỏ ra 5 triệu VNĐ để mua máy tính bảng cho các cháu thì chắc chắn  có nhiều gia đình sẽ không đủ điều kiện để mua. Đấy là chúng ta chứa tính đến có giá đình có cả 2 cháu đang độ tuổi học tiểu học. 

Thứ hai, trước đây đã có thời gian báo chí viết và cảnh báo  rằng, gia đình phụ huynh học sinh không nên cho trẻ em sử dụng các loại điện thoại và thiết bị máy tính từ sớm. Lí do là vì các thiết bị điện tử này ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu. Đặc biệt là các cháu sử dụng nhiều sẽ dẫn đến bị cận thị.

Thứ ba, gần đây xã hôi có dư luận nên giáo dục con cái theo một số cách thức truyền thống như: cho trẻ nhỏ tập tô chữ nhiều hơn, cho tự tính bằng que tính để phát triển tư duy của lão bộ. Nếu dự án của Sở GD-ĐT TP.HCM đi vào triển khai thì những em bé lớp 1, lớp 2 sẽ không được tập tô như cách truyền thống. Chúng ta sẽ có một thế hệ “gà công nghiệp” chữ viết tay thì xấu ngoạc. Các cụ có cậu “nét chữ đoán người”. Như vậy, thử hỏi xem có nên hay không?

Thứ tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cải cách giáo dục theo kiểu này thì thực là cực chẳng đã. Cải cách giáo dục thì phải đồng bộ, cải cách sách giáo khoa và giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Các nước trên thế giới phát triển có mấy khi cải cách giống Việt Nam. Chúng ta hãy luôn phải hiểu rằng, cải cách không phải là thay thế hoàn toàn. Các nhà giáo cũng như vậy, chúng ta đổi mới về phương pháp giảng dạy không phải là thay thế bằng phương pháp giảng dạy hoàn toàn mới. Đơn giản là từ những phương pháp chúng ta đang sử dụng, chúng ta đổi mới chính phương pháp ấy để đem lại hiệu quả cao hơn (đổi mới kỹ thuật dạy học).

Thứ năm, thật đau lòng biết bao khi bao bài học từ Trung Quốc mà Việt Nam chưa cảnh tỉnh. Có thông tin chó rằng, trong dự án này, chúng ta nhập máy móc từ Trung Quốc với giá rẻ. Xin nhớ một điều rằng, bài học từ nhà thầu giá rẻ Trung Quốc vẫn nằm phơi sương, phơi gió tại các công trình có thầu là Trung Quốc. 

Giáo dục là quốc sách. Một đất nước giàu mạnh hay không thì phải có nền giáo dục phát triển. Thế nhưng trước cách làm giáo dục hiện nay thì cần cân nhắc, xem xét thật kĩ lưỡng và hướng tầm nhìn chiến lược ra xa hơn.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét