[Me Lo] - Thông thường khi người ta đề cập đến văn hóa thường đề cập đến những nét đẹp đã ăn thành nếp trong cách sinh hoạt của con người. Và văn hóa luôn có giá trị về mặt thời gian. Tuy nhiên văn hóa do con người tạo ra nên nó cũng có thể hình thành trong quá trình con người sinh sống trong xã hội.
Mấy năm gần đây, trong xã hội đang nở rộ “văn hóa karaoke”. “Văn hóa karaoke” tạm hiểu là nét sinh hoạt trở thành thói quen của một bộ phận người dân sau khi nhậu. Tất nhiên rằng, văn hóa văn nghệ là rất vui, thoải mái đầu óc. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận sự thật rằng, mỗi lần nhậu xong đi karaoke thì không biết những hậu quả gì sẽ xảy ra với những cái đầu sẵn sàng nóng lên khi trong người đã có chút men (trừ những người có thần kinh thép, thường xuyên được tập luyện).
“Văn hóa karaoke” dần dần thấm sâu vào sinh hoạt của mọi tầng lớp nhân dân. Những anh công nhân lao động từ quê lên thành phố thi thoảng cũng đi nhậu rồi cũng karaoke. Đến nhưng người dân bình thường, đủ ăn đủ mặc cũng karaoke. Và các anh chị em nơi công sở cũng vậy, liên hoan công ty sau mỗi vụ làm ăn trúng quả cũng đi karaoke. Và tầng lớp cuối cùng, những người mà đi karaoke bị người dân phát hiện ra thì cũng rất mệt. Đó là cán bộ công chức nhà nước. Tuy vậy, chúng ta không nên trách những vị cán bộ cuối tuần vì muốn hàn gắn lại khoảng cách trong gia đình và đưa cả nhà đi hát với những bài hát hay, ý nghĩa, mang tính giáo dục con cái hãy yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Chuyện đi hát karaoke ngày nay là những chuyện bình thường nhưng khi nó đi quá giới hạn và vi phạm về vấn đề đạo đức thì không nên và đã xảy ra rồi thì thật khó để xã hội chấp nhận. Đặc biệt là người vướng vào những điều đó lại là những người thuộc cán bộ công chức, đang ăn lương nhà nước đáng lẽ phải gương mẫu trước nhân dân.
Sự việc mà báo chí mới đăng về hai vị Phó giám đốc sở xô xát trong phòng karaoke đã làm cho dư luận rất bất bình. Sự bất bình đó thật dễ hiểu thôi vì người dân sẽ đặt ra nhiều câu hỏi rằng, các vị ấy lấy tiền đâu ra để đi hát karaoke, các vị ấy là công bộc ăn lương nhà nươc, mà lương nhà nước lấy từ thuế của người dân, đáng ra họ phải chăm chỉ làm việc thì tại sao lại có thời gian rảnh mà karaoke. Quả thật, rất nhiều sự việc tương tự đã ảnh hưởng rất nhiều tới hình ảnh người cán bộ cộng sản gương mẫu trước quần chúng nhân dân. Ở đây, chúng ta còn chưa tính đến việc nhiều vị cán bộ còn "dớt" sau các cuộc bầu cử chỉ vì trước đó karaoke bị vỡ lở.
Đã đến lúc cần phải nhìn nhân lại vấn đề này, Nhà nước ta đã rất đúng đắn khi quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng rượu bia. Và đến nay, “văn hóa karaoke” đang cần có một thiết chế chặt chẽ hơn. Kiên quyết xử lý các trường hợp người đi hát karaoke để lại hậu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét