Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

HOA KỲ - "QUAN TÒA NHÂN QUYỀN THẾ GIỚI" LẠI "QUAN NGẠI"?

Phiên tòa xét xử Trương Duy Nhất ngày 4/3/2014
[Vô Cực] Hoa Kỳ lại tỏ ra “quan ngại” về nhân quyền Việt Nam sau vụ xét xử Trương Duy Nhất - Thử hỏi khi Hoa Kỳ không tôn trọng chính mình, liệu còn tư cách gì để phán xét nhân quyền nước khác không?

Ngày 4/3, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng mở phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Duy Nhất (sinh năm 1964, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân", theo khoản 2 Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Có lẽ nhiều người đã biết, Trương Duy Nhất với bản chất ngạo mạn, thiếu hiểu biết, lại được sự hậu thuẫn của một số kẻ tâm thần chính trị và cực đoan quá khích, cũng như sự xúi giục, lôi kéo của các thế lực thù địch bên ngoài, cho nên Trương Duy Nhất đã ngộ nhận một cách sai lầm về bản thân, về sự thật, lịch sử. Với mong muốn được trở nên nổi tiếng và ảo mộng rằng sẽ trở thành lãnh tụ tay sai của đám bọ dâm, rận chủ trong và ngoài nước, Trương Duy Nhất đã nối dài cơn chiêm bao của mình bằng việc đắm mình trong trang mạng cá nhân. Nhất không thích sống thực tế, chính vì thế mà càng ngày Nhất càng say sưa hơn, chôn vùi bản thân vào mớ bàn phím với màn hình mờ ảo, rồi thì viết, đăng tải nhiều bài với các nội dung cắt xén, xào nấu, bóp méo sự thật để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của Đảng, Nhà nước, khiến cho cộng đồng, nhân dân hoang mang lo lắng. 

Sớm biết được bệnh tình của Trương Duy Nhất đang trở nên nặng, nhưng Đức Phật dạy: quay đầu vẫn là bờ, cho nên Đức Phật đã kiên trì đến khuyên răn Nhất hãy cải tà quy chính. Trớ trêu thay, quy luật THAM-SÂN-SI, cho nên với bản chất ngông cuồng, bồng bột đó của Trương Duy Nhất, khi được giáo huấn trong đôi mắt Nhất lại sáng bừng lên hai chữ NGU DẠI, và Nhất quyết tâm làm theo. Vì thế, trước những bằng chứng không thể chối cãi về tội lỗi của Trương Duy Nhất, để thực hiện đúng luân thường, đạo lý, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban tặng cho Trương Duy Nhất án phạt 2 năm tù giam. Đây cũng là hình phạt nghiêm minh, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai còn có tư tưởng coi thường kỷ cương, phép nước, dám đứng trên pháp luật, bán nước, hại dân.

Quay lại vấn đề ở trên, sau khi TAND TP Đà Nẵng tuyên án Trương Duy Nhất, đài BBC Tiếng Việt đã dẫn nguồn tin từ Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội phản đối bản án đối với Trương Duy Nhất. Theo đó, đài BBC trên trích dẫn: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc bởi việc Toà án Việt Nam kết án Trương Duy Nhất"; "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm đồng thời cho phép người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa".

Nghe xong đã thấy mùi của sự ung nhọt nhân quyền vỡ! Việc Mỹ tuyên bố như thế là có ý can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, là đi ngược lại với lợi ích chung giữa hai nước, đồng thời vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế. Không những thế, Mỹ cũng chẳng có một chút tư cách nào để “quan ngại” về việc Việt Nam xét xử Trương Duy Nhất. Việc Trương Duy Nhất vi phạm pháp luật Việt Nam, đương nhiên phải bị trừng trị theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quá trình xét xử cũng đã đảm bảo công khai, đúng pháp luật, không có gì phải bàn. Trong khi đó, ở đất nước Mỹ, nơi mà họ còn không thể đảm bảo được các quyền cơ bản của con người, nơi mà những ung nhọt, bầm dập nhân quyền trong chính nội bộ Mỹ còn chưa lành, họ lại thích trở thành “quan tòa nhân quyền” của thế giới.

Để thấy rõ hơn bộ dạng nhân quyền của Mỹ, chúng ta có thể ngược dòng lịch sử, quay lại thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, vì thời điểm này cho chúng ta thấy rất rõ những hành động đe dọa nghiêm trọng đến quyền con người mà Mỹ đã thực hiện. Tội ác lớn nhất Mỹ từng thực hiện mà hậu quả của nó còn để lại đến ngày hôm nay đó chính là việc họ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản khiến hàng nghìn người dân vô tội thiệt mạng. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã không ngừng rải chất độc điôxin xuống Việt Nam, khiến cho không chỉ khiến cho mạng sống của các chiến sỹ Việt Nam bị đe dọa mà còn ảnh hưởng đến thế hệ con cháu sau này. Cũng không thể không kể đến những tội ác khác mà Mỹ đã gây ra như chiến tranh vùng Vịnh năm 1990 hay cuộc không kích Nam Tư năm 1999 khiến cho 2.500 người chết và 12.500 người bị thương.

Cũng theo dòng lịch sử đó, sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, hình ảnh, uy tín của nước Mỹ trên thế giới đã bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí theo các kết quả điều tra xã hội học thì đại đa số nhân dân trên thế giới đã căm thù (nhất là các nước hồi giáo, các nước bị Mỹ đem quân xâm lược, can thiệp), phản đối (kể cả các đồng minh thân cận của Mỹ) đối với người Mỹ. 

Người dân Cairo - Ai Cập phản đối và đập phá Đại Sứ quán Mỹ tại Ai Cập hồi tháng 9/2012
Trong khi đó, hình ảnh, uy tín của một quốc gia cũng phản ánh rất nhiều về những giá trị, văn hóa, giá trị nhân quyền của đất nước đó. Điều đó, chứng minh rằng các giá trị, văn hóa, giá trị nhân quyền của Mỹ chỉ phù hợp cho đất nước Mỹ, chứ không phải là sản phẩm phổ quát, áp đặt cho các quốc gia khác. Đặc biệt, với tuổi đời và nền tảng văn hóa non trẻ của mình, thì rõ ràng nếu đem Mỹ so với Việt Nam thì chẳng khác nào “cống rãnh” mà đòi sóng sánh cùng “đại dương” 4000 nghìn năm văn hiến.

Cũng trong những năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ lại chứng minh cho thế giới biết về sự tồn tại của nhà tù bí mật Guantanamo, và ngay sau đó đã gây nên một làn sóng phản ứng dữ dội đối với chính phủ Mỹ. Sự việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những tuyên bố nhân quyền mà Mỹ đã từng lớn tiếng công bố. Bản báo cáo dài 54 trang của Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc công bố về nhà tù Guantanamo đã cho thấy những chứng cứ vi phạm quyền con người nghiêm trọng tại nhà tù này, các tù nhân bị binh sỹ Mỹ ngược đãi và tra tấn dã man... Theo một thống kê sơ bộ, kể từ năm 2004 trở lại đây, Mỹ đã tiến hành 376 cuộc không kích bằng máy bay không người lái tại Pakistan, khiến số thường dân bị thiệt mạng lên tới 926 người; đó là chưa kể tới các cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ nhằm vào Yemen và gây ra những tổn thất rất nặng nề, giết hại hàng trăm thường dân vô tội khác...

Theo một báo cáo về tình hình nhân quyền Mỹ do Trung Quốc đưa ra mới đây cũng cho thấy, hiện tại Mỹ cũng đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực súng đạn với tính chất nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Trong đó, riêng năm 2013 ở Mỹ đã xảy ra hơn 30 cuộc xả súng, khiến 137 người thiệt mạng. Hơn thế, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức cao và “vẫn có một số lượng lớn lao động trẻ em tại khu vực nông nghiệp, tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất của các em nhỏ này bị tổn hại nghiêm trọng”. Những điều này cho thấy Mỹ còn không tôn trọng những giá trị phổ quát, căn bản, thiêng liêng nhất của con người ngay tại quốc gia của mình, huống chi Mỹ còn đòi trở thành quan sát viên nhân quyền Liên Hợp quốc. Và như vậy, việc Mỹ đưa ra những phán xét về nhân quyền đối với Việt Nam nói chung, và đối với vụ việc TAND TP Đà Nẵng nói riêng xét xử Trương Duy Nhất càng cho thấy sự lỗ mãng, cuồng dại.

Một lần nữa, chúng ta cùng nhìn lại và khẳng định về thảm họa nhân quyền của Mỹ gần đây với vụ việc Edward Snowden - một cựu nhân viên tình báo Mỹ đã cung cấp cho tờ The Guardian (tờ báo của Anh) về hoạt động do thám của Chính phủ Mỹ. Theo đó cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã thực hiện hơn 61.000 vụ đánh cắp thông tin trên phạm vi toàn cầu. Đây không chỉ là hành vi vi phạm chủ quyền của quốc gia khác một cách nghiêm trọng mà còn là hành vi xâm phạm đời tư cá nhân, vi phạm nhân quyền đặc biệt nghiêm trọng. Từ hành vi này dễ nhận thấy bản chất phiêu lưu, coi thường những giá trị cơ bản của con người của Chính phủ Mỹ như thế nào, bởi vì ngay cả với nhiều nguyên thủ của các cường quốc thế giới (như Anh, Pháp, Đức...), ngay cả với những “người bạn ruột”, “đồng minh thân cận” của Mỹ cũng bị Mỹ do thám, nghe lén, đánh cắp thông tin. Và sau khi vụ việc vỡ lở, thì chính Chính phủ Mỹ đã phải dốc toàn lực để tìm cách “bịt miệng Edward Snowden”, bịt miệng dư luận. Rõ ràng, hành động kiểu “cố đấm ăn xôi” như thế chỉ càng tô đậm thêm bản chất cực đoan, bẩn thỉu của Chính phủ Mỹ mà thôi.

Cuối cùng, việc Việt Nam đã chính thức được bầu chọn làm thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 với tỷ lệ 184/193 số phiếu ủng hộ đã chứng tỏ: Dù “tiếng kêu lạ” và thất thanh của những phần tử cực đoan ở đâu đó trên thế gian này cho rằng Việt Nam thế này thế nọ, xong nhân dân tiến bộ toàn cầu vẫn nhìn nhận đúng đắn và mong chờ sự bác ái tỏa sáng - Nơi Việt Nam đang được tin tưởng giao cho trọng trách vinh quang đó!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét