Các cuộc biểu tình bạo lực tại Venezuela |
Sau khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời, các thế lực thù địch phương Tây đứng đầu là Mỹ tưởng rằng thời cơ đã chín muồi, “đã gạt được cái gai trong mắt” lâu nay, cho nên chúng đã “nắm lấy thời cơ”, ra sức tiến hành đồng loạt nhiều chiến dịch chống phá quyết liệt, nhằm nhanh chóng lật đổ chế độ ưu việt đang xây dựng ở Venezuela. Đỉnh điểm cho những âm mưu, hành động trên đó là Mỹ đã tài trợ, hậu thuẫn về tài chính và vũ khí cho các phần tử quá khích (chủ yếu xâm nhập từ Colombia), các phe nhóm đối lập trong nước để tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình, khủng bố chống chính phủ Venezuela từ hồi đầu tháng 2/2014. Ước tính cho đến nay, các cuộc biểu tình này diễn ra đã kéo theo hơn 500 vụ bạo lực, khiến cho ít nhất 28 người thiệt mạng, hơn 300 người bị thương, đặc biệt làm cho 70 binh sĩ thuộc các lực lượng vệ binh và cảnh sát quốc gia Venezuela bị thương bởi các loại vũ khí nóng mà các nhóm quá khích sử dụng.
Cùng với các cuộc biểu tình, Mỹ còn ngầm sử dụng các kênh ngoại giao để gây sức ép tới chính phủ Venezuela, đồng thời hậu thuẫn các doanh nghiệp tư nhân để kích động một cuộc chiến tranh phá hoại nền kinh tế, tài chính của Venezuela (trong đó, nó đã đẩy lạm phát ở quốc gia này lên tới 57,3% trong 2 tháng qua). Bên cạnh đó, Mỹ còn sử dụng hệ thống truyền thông của mình và các nước đồng minh, internet và các trang mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Venezuela. Qua quan sát cho thấy, các phóng viên, nhà báo phương Tây cũng như các bản tin thuộc do các đài CNN, AP, AFP, EFE, Reuters... sản xuất, đều được Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) chỉ đạo tập trung đưa các thông tin cắt xén, giả mạo, tiêu cực, xuyên tạc sự thật nhằm phục vụ cho mục tiêu đen tối của Nhà Trắng là tuyên truyền bôi nhọ, bóp méo, phê phán, phủ nhận chính quyền và Tổng thống Maduro. Chẳng hạn, khi đưa tin về các cuộc biểu tình trên đường phố của sinh viên, thì CNN miêu tả là hoà bình, nhưng thực tế lại phớt lờ các hành động phá hoại an ninh trật tự do các phe nhóm đối lập với chính phủ thực hiện, như: phong toả đường phố, phóng hoả xe hơi, tấn công cảnh sát, phá hoại tàu điện ngầm... Bỉ ổi và cực kỳ khó chấp nhận hơn thế, ngay trong các diễn văn, tuyên bố tại buổi lễ trao giải Oscar vừa qua, Mỹ còn can thiệp đưa vào những nội dung có tính chất tuyên truyền chống lại chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro.Ngoài ra, trong dòng các hành động leo thang do Mỹ hậu thuẫn, các nhà hoạt động đối lập với Chính phủ của Tổng thống Nicolás Maduro còn rải các mảnh kim loại trên các tuyến giao thông, khiến cho số vụ tai nạn giao thông không ngừng gia tăng; tiến hành cản trở việc cung cấp hàng hoá, thuốc chữa bệnh, bưu phẩm, đi lại của người dân. Tất cả những điều đó đang cho thấy, âm mưu chính trị đen tối mà Mỹ định thực hiện ở quốc gia Nam Mỹ này rõ ràng vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, mà về bản chất chính là kích động chia rẽ khối đại đoàn kết của nhân dân Venezuela và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Venezuela. Hơn thế, âm mưu và hành động trên của Mỹ cũng đã vi phạm nghiêm trọng tới dân chủ và nhân quyền tại Venezuela.
Việc Mỹ có những hành động như trên, có lẽ những người yêu chuộng hoà bình và ít nhiều hiểu biết chính trị đều thấy rõ bản chất về tính hệ thống của nó - Học thuyết về cái gọi là “can thiệp nhân đạo”, hay hành động để “thúc đẩy tiến trình dân chủ ở một quốc gia”, “bảo vệ nhân quyền kiểu Mỹ” đã từng được Mỹ áp đặt cho nhiều nơi trên thế giới. Với bản chất sen đầm của Mỹ, để lý giải cho những âm mưu chống phá một quốc gia hoà bình, độc lập, chủ quyền như Venezuela thì có lẽ không hề khó. Bởi vì, như một số phân tích có tính chất tố cáo hành vi can thiệp của Mỹ tại Venezuela của một số nhà lãnh đạo thế giới đã chỉ ra điều đó. Cụ thể, Tổng thống Bolivia Evo Morales đã không ngần ngại khi chỉ thẳng thừng: “Việc Mỹ ủng hộ các cuộc biểu tình bạo lực chống chính phủ Venezuela là nhằm có được dầu khí của nước này” (Thực tế, Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ thông thường lớn nhất thế giới và trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ hai tại Tây bán cầu. Trong nhiều năm liên tục, Venezuela là một trong những nước cung cấp dầu mỏ hàng đầu cho Mỹ, với khoảng 800.000 đến 1 triệu thùng/ngày. Đồng thời, Venezuela cũng hiện là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và lớn nhất tại Tây bán cầu. Từ lâu, Venezuela cũng đã là một nhân tố quan trọng trong thị trường dầu mỏ toàn cầu).
Cũng ngay trong nội bộ những nhà lãnh đạo nước Mỹ họ cũng chẳng e ngại khi nêu rõ dã tâm của mình khi hình thành nên những con “rối dân chủ” nhằm kích động bạo loạn, lật đổ ở Venezuela thời gian qua, rằng: “Nước Mỹ cần sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự để tiến vào Venezuela nhằm lập lại trật tự và hoà bình tại đó”; “vấn đề quan trọng hàng đầu là nhằm vận chuyển dầu lửa đến Mỹ. Nếu Mỹ nhập khẩu dầu lửa từ Bắc Phi và Trung Đông thì phải cần đến 45 ngày, trong khi đó nếu nhập từ Venezuela chỉ mất có 70 giờ” - Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hoà John McCain phát biểu đe doạ.
Những phát biểu trên đã chỉ ra đích danh nguyên nhân mấu chốt của sự kích động, can thiệp của Mỹ vào Venezuela không gì khác chính là vì nguồn năng lượng dầu mỏ mà Venezuela đang sở hữu, nó hoàn toàn không phải như những giọng điệu ngon ngọt, “nhân nghĩa mị dân” mà Mỹ rao giảng là vì “dân chủ”, “nhân quyền” ở đây. Do đó, với bản chất tư bản bóc lột và lòng tham vô đáy của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, thì những âm mưu, hành động bẩn thỉu đó tại Venezuela có thể khẳng định là thúc đẩy cho một cuộc bạo loạn lật đổ chính phủ hợp hiến của Tổng thống Maduro, đúng như khuyến cáo của Tổng thống Argentine Cristina Fernández de Kirchner rằng: “Đang có một sự đe doạ thực sự về một “cuộc đảo chính mềm” tại Venezuela”. Hành động này của Mỹ cần phải được lên án mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, để những giá trị đích thực của các nền dân chủ và nhân quyền thế giới được bảo vệ, không ngừng vun đắp và tôn vinh! Mỹ cần phải có trách nhiệm cao trong việc chấp hành luật pháp quốc tế, bình đẳng như bất cứ thành viên nào khác của Liên Hợp quốc và cần ngừng ngay những hành động can thiệp vô cớ, phi nhân đạo nhằm chà đạp vào nhân quyền ở Venezuela. Đây cũng chính là nội dung, hàm ý trong lời phát biểu của Tổng thống Argentine Cristina Fernández de Kirchner khi đề cập tới tình hình bất ổn ở Venezuela thời gian qua: “Tôi không ở đây để bảo vệ Venezuela hoặc Tổng thống Nicolás Maduro. Tôi ở đây để bảo vệ hệ thống dân chủ giống như chúng tôi đã thực hiện với Bolivia, Ecuador hoặc với bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực châu Mỹ Latinh, không quan trọng là họ theo đường lối chính trị cánh tả hay cánh hữu. Dân chủ không thuộc về cánh tả hay cánh hữu. Dân chủ là thể hiện sự tôn trọng ý chí của người dân. Với sự hội nhập mạnh mẽ, Mỹ Latinh đã đạt được những bước tiến lớn trong khu vực trong những năm gần đây. Sẽ là gây bức tử cho khu vực nếu để cho các thế lực nước ngoài phá huỷ đất nước anh em của chúng tôi”.
Có lẽ, người Mỹ nên tôn trọng quyền quyết định của nhân dân Venezuela, vì hơn ai hết người dân Venezuela hiểu rằng họ hoàn toàn làm chủ được đất nước của họ, họ biết họ cần gì và làm như thế nào, chứ không cần đến một kẻ ngoại đạo, giả đạo đức, chỉ thích áp đặt các “tiêu chuẩn kép” như Mỹ, và rồi “giậu đổ bìm leo”, chỉ khiến cho tình hình thêm phần rối rắm mà thôi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét