[Me Lo] - Vùng biển, đảo có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, cũng như quốc phòng an ninh của đất nước.
Đảng và Nhà nước ta luôn có chính sách hỗ trợ kịp thời nhân dân sinh sống, làm việc tại các vùng biển đảo của đất nước. Năm 2013, trên toàn tuyến biển, đảo Việt Nam, các cơ sở y tế đã tổ chức cấp cứu cho hơn 1.600 người; khám bệnh cấp thuốc điều trị cho hơn 32.000 lượt người; phẫu thuật cho 758 bệnh nhân; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 13.600 lượt người; tổ chức năm chuyến bay trực thăng cấp cứu an toàn cho bảy bệnh nhân nặng từ đảo về đất liền.
Một điểm đáng chú ý là năm 2013, Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 7-2-2013 (gọi tắt là Đề án 317). Khi đề án được phê duyệt, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Quốc phòng cùng các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố ven biển nhanh chóng triển khai thực hiện.
Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” nhằm giúp người dân sinh sống và làm việc ở các vùng biển, đảo được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản, mở rộng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Trong Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” rất quan tâm đến việc cấp thẻ bảo hiểm cho 100% cư dân trên đảo và phương thức chi trả, giá dịch vụ y tế cho việc cấp cứu, vận chuyển trên biển gặp khó khăn. Hành lang pháp lý chưa đủ trong việc quy định trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công dân bắt buộc phục vụ y tế biển, đảo và chính sách thu hút, ưu đãi với nhân viên y tế công tác trên biển đảo.
Hiện nay, việc tranh chấp trên Biển Đông có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn triển khai các chủ trương, chính sách đối với nhân dân trên các vùng biển, đảo. Điều này vẫn khẳng định được vai trò, chủ quyền của Tổ quốc ta với những vùng biển, đảo vốn dĩ là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” nhằm giúp người dân sinh sống và làm việc ở các vùng biển, đảo được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản, mở rộng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Trong Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” rất quan tâm đến việc cấp thẻ bảo hiểm cho 100% cư dân trên đảo và phương thức chi trả, giá dịch vụ y tế cho việc cấp cứu, vận chuyển trên biển gặp khó khăn. Hành lang pháp lý chưa đủ trong việc quy định trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công dân bắt buộc phục vụ y tế biển, đảo và chính sách thu hút, ưu đãi với nhân viên y tế công tác trên biển đảo.
Hiện nay, việc tranh chấp trên Biển Đông có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn triển khai các chủ trương, chính sách đối với nhân dân trên các vùng biển, đảo. Điều này vẫn khẳng định được vai trò, chủ quyền của Tổ quốc ta với những vùng biển, đảo vốn dĩ là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện quan điểm rõ ràng trong vấn đề trên Biển Đông. Đó là tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét