Nhóm nhà văn với ý định lập cái gọi là "Văn đoàn độc lập" |
[Vô Cực] - Những ngày tháng 3/2014, giữa nhiều cung bậc cảm xúc với một khúc ca bi hùng về chiến tích bảo vệ Trường Sa và sự tự hào với khí thế chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên phủ chấn động năm châu, chấn động địa cầu. Vô Cực này lại cực kỳ vô duyên khi bắt gặp phải cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” ở trên mạng internet. Thú thực, định next ngay đấy, nhưng thấy mùi bốc lên ghê tởm quá nên Vô Cực thử tìm hiểu xem nó là thứ gì? Hoá ra, theo một dạng âm thanh méo mó do cái kèn RFA phát ra thì “Văn đoàn độc lập” được tuyên bố như là một dạng “xã hội dân sự” của 62 người hoạt động trên lĩnh vực văn học ở trong và ngoài nước, mà do nhà văn Nguyên Ngọc đã đứng ra thay mặt để kêu gọi thành lập.
Thiết nghĩ, ở Việt Nam đã có Hội Nhà văn Việt Nam là một tổ chức hợp pháp của những người Việt Nam chuyên hoạt động sáng tác, dịch thuật và phê bình văn học rồi. Hội này được thành lập từ năm 1957 với thành phần gồm nhiều nhà văn cách mạng ưu tú, mà Nguyên Ngọc cũng từng là một thành viên trong đó. Vậy há chi cần phải đẻ thêm cái gọi là “Văn đoàn độc lập” khi mà nhiệm vụ của nó cũng có khác gì những nhiệm vụ theo Điều lệ của Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay? Phải chăng những người có ý muốn hình thành cái văn đoàn này như đúng tên gọi của nó, là muốn hoàn toàn độc lập, thoát ly khỏi sự quản lý của nhà nước ta và nhằm đối lập với Hội Nhà văn Việt Nam, đối lập với những nhà văn chân chính, cách mạng và ưu tú của đất nước này, như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Tố Hữu, Xuân Diệu, Vũ Khiêu...? Hay ông Nguyên Ngọc cùng những nhà văn kia mong muốn độc lập để được tự do sáng tác vô lối, với những tác phẩm bỉ ổi, đớn hèn, thoả mãn dục vọng tầm thường của mấy ông? Hay tôi còn chưa nói hết mục đích đen tối nào khác của các vị?
Đọc qua bản tuyên bố kêu gọi thành lập “Văn đoàn độc lập”, thì thấy nực cười khó tả, nhất là phần lý do thành lập văn đoàn này. Mấy vị này cho rằng: trong thời kỳ hiện nay, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình? Văn hoá Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản, căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc? Đây có thể coi là một nhận định thiếu hiểu biết, cho thấy hàm lượng tri thức, nhãn quan văn chương của người viết nhận định này thấp đến độ nào. Đây cũng là một sự xúc phạm đối với lịch sử cũng như nền văn học nước nhà. Bởi vì, văn hoá, văn học Việt Nam luôn là động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giúp thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội, điều này đã được minh chứng trong lịch sử. Dù trải qua thăng trầm trong lịch sử, bất luận trong hoàn cảnh nào, như thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc, hơn 1 thế kỷ bị thực dân, đế quốc xâm lược, đô hộ thì bản sắc, những giá trị nhân văn của người Việt Nam đều không bị phai mờ, ngược lại nó vẫn không ngừng được gìn giữ, phát huy, toả sáng rực rỡ, trở thành động lực, động viên nhân dân đoàn kết, chiến thắng kẻ thù, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh hơn. Và thực tế, Việt Nam hiện nay đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, vị thế và uy tín đã không ngừng nâng cao trên trường quốc tế. Vậy ai dám bảo văn hoá, văn học Việt Nam đang suy thoái? đang làm không đúng vai trò? làm mất những giá trị nhân bản, căn cốt nhất? Hơn thế, giả dụ như văn học Việt Nam có dấu hiệu chậm phát triển, chưa theo kịp và phản ánh được tình hình đổi mới của đất nước, vậy xin hỏi 62 vị định lập “Văn đoàn độc lập” là để xảy ra hoàn cảnh chậm phát triển đó có phải một phần do các vị hạn chế về “năng lực tư duy, sáng tạo” không? các vị đã có lấy nổi một tác phẩm nào ra hồn phản ánh một cách sinh động và cổ vũ nhân dân sau những thành tựu của công cuộc đổi mới của đất nước chưa? Hay các vị suốt ngày chỉ say sưa, vùi mình với đĩ với điếm? Xin khẳng định với các vị một chân lý rằng, “có cô thì chợ cũng đông, không cô thì chợ cũng chẳng bỏ không phiên nào” và “dù có hay không sự đóng góp của các vị cho sự nghiệp bảo vệ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc này, thì văn hoá Việt Nam cũng sẽ không bao giờ đánh mất các giá trị nhân bản căn cốt nhất”. Rõ ràng, những lý do đưa ra ở trên của các vị chỉ là những giọng điệu giả dối, lừa mị, chẳng có nghĩa lý gì.
Như đã đề cập ở phần đầu, có thể nói rằng, với ý định thành lập nên cái gọi là “Văn đoàn độc lập” này thì không gì khác ngoài mục đích thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước, tạo đối trọng, đối lập với Hội Nhà văn Việt Nam. Với những thành phần ô tạp, bất hảo như Vũ Thư Hiên, Bùi Minh Quốc, Hà Sỹ Phu... thì một lần nữa càng cho thấy phía sau cái “Văn đoàn độc lập” này không đơn thuần là vì văn chương chân chính, mà còn là nhiều mục đích đen tối, bẩn thỉu khác. Đồng thời nó cũng thể hiện một khát khao tự do vô lối trong một xã hội văn minh, bởi một tập hợp ngẫu hứng của một đám ô hợp, trong đó có những kẻ đã trở nên nổi tiếng nhờ nền tảng lưu manh chính trị.
Điều 40, Hiến pháp năm 2013 đã xác định “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó”. Bên cạnh đó, Điều 60 cũng quy định: “1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. 2. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khoẻ, văn hoá, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân”. Những điều ghi trong Hiến pháp và pháp luật ở trên đã phản ánh rõ nét về chính sách, sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước ta đối với vấn đề phát triển văn hoá, bản sắc truyền thống dân tộc ta cũng như các quyền của công dân có liên quan đối với lĩnh vực này. Trong một xã hội văn minh, hiện đại, thì việc tôn trọng, tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật đã trở thành một nét đẹp văn hoá. Hơn thế, trên đời mọi cái chỉ tương đối, không có gì là tuyệt đối cả. Tự do cũng thế. Không bao giờ có thứ tự do tuyệt đối, tự do vô lối, mà chỉ có tự do trong một khuôn khổ nhất định, được Hiến pháp và pháp luật quy định. Vì thế, Vô Cực xin khuyến cáo món nộm 62 vị nhà văn nói trên nên hiểu, gương mẫu thực hiện cho đúng đạo đức của cái mác nhà văn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét