[Me Lo] - Có lẽ rằng, độc giả không còn thấy xa lạ chuyện một con đường đang đi chiều tối nay, bỗng dưng sáng hôm sau đã bị che chắn bằng barrier để đào đào, bới bới.
Nếu ai đó không hiểu chuyện thậm chí lại tò mò rằng hình như người ta đang đào để tìm kiếm cái gì đó, bởi thi thoảng trên cùng một con đường lại thấy anh em công nhân từ các miền quê khắp mọi miền Tổ quốc làm thuê ở đó. Nói là công nhân cho oai nhưng thực chất họ là những người lao động nghèo từ các vùng quê lên mưu sinh. Các ông chủ chọn họ không phải vì cái đức tính cần cù, “một nắng hai sương” của họ mà là vì giá thuê họ rất bèo. Chính điều này, sẽ đem lại khoản lợi nhuận nào đó.
“Cứ thi thoảng lại thấy họ đào đào, bới bới, dường như họ đang thay ai đang tìm kiếm cái gì đó. Quả đúng là họ đang tìm kiếm cái gì đó. Chứ không đâu phải dỗi hơi, nhàn xác mà họ thích làm cái chuyện ấy”.
Chỉ có các con đường là “em” chịu nỗi đau nhiều nhất, nỗi đau đó cứ âm ỉ, không nguôi. Giá như “các em” đau một lầm rồi thôi, đau một lần để sau đó cho người ta êm du thì “em” cũng thích thú. Đằng này, thi thoảng “em” lại đau. Để đến nỗi nhìn “em” dăm bữa nửa tháng lại bị người ta đào, người ta chọc ngoáy. Chao ôi! Nghĩ mà xót xa đau đớn tột cùng.
Nhìn “em” đau đớn bị người ta đào, nên các nhà Lãnh đạo cũng không yên ổn. Bởi nó đang làm hao mòn ngân sách quốc gia. Thà làm một lần cho xong, cho đẹp và chắc chắn có tốn hơn tiền còn hơn là thỉnh thoảng lại đào đào, bới bới. Nó không những làm ảnh hưởng đến mĩ quan đo thì mà gây rất nhiều ảnh hưởng đến người dân.
Sao “em” bị đau? Câu trả lời này phải để các nhà điều tra, các nhà lãnh đạo tìm hiểu. Nhưng trước mắt, có thể thấy nguyên nhân chính để “em” hay bị đào là do chất lượng của “em” sau khi người ta làm “em” là rất kém. Nhìn "em" đau, anh xót xa vô cùng!
Hàng ngày “em” bị người ta đào
Hàng ngày, “em” chịu biết bao nhiêu sức nén nặng nề mà họ lại trang bị cho em những thứ mỏng manh, dễ vỡ. Đơn cử như “em” vỉa hè đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể, phần bó vỉa dọc tuyến phố nhiều đoạn thiết kế cao so với mặt đường, không hạ cốt mở lối cho người dân đi lại, dắt xe lên hè, buộc người dân phải đặt cầu dẫm bằng sắt, bê tông. Phần lát hè sử dụng gạch dễ vỡ, chất lượng thi công kém, mau hỏng, gây lãng phí, tốn kém cho kinh phí, ngân sách của thành phố.
Có rất nhiều các công trình thi công các tuyến phố trong nội thành rất kém chất lượng mà lâu nay có không có ai nhắc đến. Người dân họ cũng muốn lên tiếng nhưng khi họ lên tiếng thì rồi đâu lại đóng đấy. Trong giai đoạn mà Nhà nước ta hiện nay đang coi trọng vẫn đề giám sát, phản biện xã hội là lúc mà người dân thể hiện vai trò làm chủ của mình. Các cơ quan chức năng cần xây dựng một cơ chế để những phản ánh của nhân dân được tiếp thu nhanh nhất, hiệu quả nhất. Người đứng đầu cơ quan cần có tránh nhiệm cao hơn, làm việc vì nhân dân, đất nước nhiều hơn. Chỉ có khi đó, có lẽ “các em mới hết đau”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét