Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

KHI ĐẠI GIA MANG TÀU RA BIỂN ĐÁNH CÁ

[Me Lo] - Trong mấy ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội xôn xao thông tin rằng vị đại gia Phạm Ngọc Lâm – Chủ tịch HĐQT CTCP Đức Khải - công bố với báo giới đầu năm 2015, 100 con tàu đánh cá có công suất từ 500 đến 1.500 mã lực sản xuất tại các nước hàng đầu về công nghiệp đóng tàu và đánh bắt như Hàn Quốc, Nhật, Úc cùng 2 máy bay trực thăng, 2 ụ nổi với sức chứa 5.000 tấn/ụ… do Công ty Đức Khải mua về sẽ chính thức tiến ra ngư trường, sát cánh cùng ngư dân khai thác thủy hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.


Đây là 45con tàu đầu tiên (trong số 100 tàu) được Công ty Đức Khải mua từ Hàn Quốc sẽ về Việt Nam vào cuối tháng 8/2014

Mặc dù thông tin này hoàn toàn chưa thể khẳng 100% là chính xác về tính khả thi của dự án của Công ty Đức Khải. Tuy nhiên, khi biết được thông tin này thì rất nhiều ngư dân Việt Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung rất vui. Lần đầu tiên trong lịch sử có một doanh nghiệp đầu tư với số tiền khổng lồ cho ngành khai thác hải sản.  

Xét ở nhiều khía cạnh thì mới thấy hết được những vấn đề đặt ra của việc đầu tư cho ngành khai thác hải sản theo hướng hiện đại này. Đặc biệt là phải đặt vấn đề này trong bối cảnh hiện nay khi Trung Quốc đang ngày càng hung hăng, ngỗ ngược hơn trên Biển Đông. Tất nhiên rằng, việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc khai thác hải sản sẽ gặp rất nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan. Thế nhưng, chúng ta phải nhìn nhận một điều là khi đất nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, thì việc một doanh nghiệp đi đầu cho vấn đề khai thác hải sản là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. 

Thực tiễn cho thấy rằng, Nhà nước ta trong thời gian qua chưa thực sự quan tâm đến vấn đề khai thác hải sản. Minh chứng rõ ràng rằng, khi tàu Trung Quốc vào thì không chỉ tàu đánh cá của ngư dân mà cả tàu của lực lược bảo vệ chủ quyền trên biển cũng là quá nhỏ so với Trung Quốc. Việc một doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư tàu cá, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động khai thác hải sản là một bước đột phá mà Đảng và Nhà nước Việt Nam cần phải quan tâm thỏa đáng. Thậm chí nếu cần thiết để tào điều kiện thuận lợ cho vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông thì Nhà nước cần hỗ trợ cho doanh nghiệp để dự án này đi vào hoạt động. Chúng ta chưa nói đến vấn đề được hay mất của doanh nghiệp trong việc đầu tư cho dự án này, nhưng có một điều mà chúng ta phải nhận ra là chủ quyền của đất nước chúng ta tại Biển Đông đang bị xâm hại nghiêm trọng. Do vậy, bất cú hoàn cảnh nào thì cũng phải cần nhận thức rõ một điều rằng an ninh của đất nước nên đặt hàng đầu. 

Có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề mà vị đứng đầu của Công ty Đức Khải tuyên bố. Thế nhưng dù khó khăn thế nào nếu dụ án có khả năng thực hiện thì nhất định quyết tâm thực hiện cho kì được. Chúng ta phải hiểu rằng, cái đường 9 đoạn hay 10 đoàn gì đó của Trung Quốc là phi pháp, không có thật. Quyền chủ quyền tại Biển Đông của Việt Nam được Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 quy định rõ. Chúng ta đầu tư khai thác hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của đất nước chúng ta nên chúng ta không sợ bất cứ thế lực hắc ám nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét