Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

“QUY ĐỊNH GIANG - HỒ” DƯỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH


[Me Lo] - Không phải ngẫu nhiên mới đem “quy định Giang - Hồ” của Trung Quốc ra bàn luận ở đây. Đây là câu chuyện chính sự của nước Trung Hoa. Các thế hệ lãnh đạo Trung Hoa trước kia, khi một vị nào đó lên nắm quyền thì đều tạo ra điểm nhấn trong cái “phong cách” lãnh đạo của mỗi người. Và cho đến bay giờ cũng như vậy. Ông Tập Cận Bình cũng đang cố tạo ra “phong cách” riêng cho ông. Nhưng có vẻ đến thời Tập Cận Bình thì dường như đang bước vào giai đoạn cuối.

Ông Tập Cận Bình trao non Thượng tướng cho Thích Kiến Quốc


Trước tiên, xin giải thích về cái “quy định Giang - Hồ", tức tiền lệ từ thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào là chỉ thăng lon Thượng tướng cho sĩ quan sau ít nhất 4 năm giữ quân hàm Trung tướng và đảm nhiệm chức vụ trần Thượng tướng ít nhất 2 năm. Thời Giang Trạch Dân 2 năm mới xét thăng quân hàm cấp tướng 1 lần, sang Hồ Cẩm Đào sửa thành 1 năm 1 lần. Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, 1 năm 2 lần thăng quân hàm tướng, một dịp trước ngày thành lập quân đội Trung Quốc 1/8 và một dịp vào cuối năm nên 15 Trung tướng ở các đại quân khu hiện nay hầu hết là do Tập Cận Bình cất nhắc.
Như vậy, là ông Tập Cận Bình đã thay đổi quy định mà thế hệ đàn anh đi trước để lại. 15 Trung tướng trong các đại quân khu hiện nay hầu hết đều do Tập Cận Bình đề bạt, đặc biệt việc thăng lon Thượng tướng lần này đã phá vỡ "quy định Giang - Hồ". 11/7 Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã tổ chức lễ thăng quân hàm Trung tương lên Thượng tướng, cấp hàm cao nhất trong quân đội nước này hiện nay cho 4 sĩ quan.
Bình luận về động thái này, tờ Tân Đường Nhân của người Hoa hải ngoại ngày 12/7 cho biết, trong lúc Từ Tài Hậu - cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương và là tâm phúc của Giang Trạch Dân vừa ngã ngựa đang gây chấn động trong dư luận quân đội Trung Quốc, ông Tập Cận Bình tiếp tục cất nhắc người thuộc "phe cánh" mình vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt.
Như vậy, sự đổi mới của ông Tập Cận Bình so với “quy định Giang  - Hồ” thực chất cũng là hành động nhằm củng cố cái ghế hiện tại của bản thân ông Tập Cận Bình. Điều này rất dễ lí giải bởi khi ông này đưa những người thân tín lên nắm quyền thì họ càng dễ bảo vệ nhau mà thôi.
Sự thay đổi “quy định Giang - Hồ” của ông Tập Cận Bình trong khi tình hình Biển Đông hết sức phức tạp nằm trong âm mưu của ông Tập Cận Bình. Dường như ông Tập Cận Bình muốn năm toàn bộ quyền hành trong tay và thực hiện dã tâm của ông ta. Với những dã tâm lớn của Tập Cận Bình nhắc chúng ta nhớ đến Thành Cát Tư Hãn thời Phong Kiến của đất nước Trung Hoa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét