Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

TRẦN THỊ NGA VÀ ĐÁM ZẬN ĐÃ LUYỆN THÀNH NHỮNG NHÀ "BIÊN KỊCH" XUẤT SẮC

Thị nở Nga có vẻ đẹp khiến chị bị "tấn công tình dục"
[Đò Ngang] - Nói về khả năng viết kịch bản của đám “dân chủ”, ai cũng biết chúng là những tay biên kịch đại tài và theo đánh giá của tôi, bây giờ trình độ đó đã lên đến tuyệt đỉnh công phu.
Ngày 23/3/2014 vừa qua, thị nở Trần Thị Nga đã cùng với một số tay côn đồ được trả tiền để gây rối an ninh trật tự, đã tụ tập nhau lại đòi thả tự do cho đối tượng hình sự Bùi Thị Minh Hằng. Việc tụ tập và hành động gây rối đã vi phạm pháp luật Việt Nam, vì vậy thị Nga bị tạm giữ ngay tức khắc, điều này thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luật.
Thị Nga vốn đã được Bùi Hằng và đám zận đào tạo về khả năng nghĩ ý tưởng và xây dựng kịch bản. Trong lần bị bắt này, Nga đã vẽ ra một kịch bản ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người. Trong quá trình bị tạm giữ Nga đã lóe ra ý tưởng lợi dụng việc mình bị hai nữ Công an khám xét cơ thể và vu khống cán bộ của Cơ quan Công an có hành vi tấn công tình dục.
Tấn công tình dục được hiểu như thế nào thì ai cũng biết, nhưng điều nực cười ở đây là Nga và đám zận (không trực tiếp chứng kiến sự việc) lại có chung một ý tưởng, xuyên tạc mọi sự việc, hiện tượng, con người có thể, từ đó tạo thành một bức tranh nói xấu cán bộ công an. Bức tranh giàu tính sân khấu này sẽ được ngoại bang trả tiền hậu hĩnh, đó là chưa kể thêm mấy tấm hình chụp trước đó (lúc đang gây rối, đến tạo cớ bị bắt…), tất cả sẽ thành một câu chuyện dường như logic.
Thị Nga nói “Họ cởi cả áo lót của tôi ra để khám... Từ lúc đó, tôi đã bất hợp tác. Tôi cứ ngồi nhắm mắt vào. Bởi vì trước những hành vi đó, tôi không đủ khả năng mở mắt ra để đối diện với họ nữa. Mặc dù tôi đã nhắm mắt và không nói gì, họ vẫn dùng lời lẽ để mà xàm xỡ và chửi bới tôi”. Đọc đoạn kịch bản này, phải nói nếu diễn viên nào xuất sắc có lẽ đóng cũng thấy ngượng mặt, vì nó thật vô lý. Theo như ả nói, ả bị cán bộ công an khám xét vì có quay phim chụp ảnh, có nghĩa là khám để tìm cái máy ảnh ả đã sử dụng tác nghiệp trước khi bị bắt. Xin lỗi thị Nga, cái máy ảnh đơn giản, cỡ cũng bằng nắm tay, chị làm sao mà giấu trong áo lót được, ngoại trừ mặt tiền của chị phẳng lì như bức tường, ở trên đậu hai con ốc vặn, lúc ấy thì may ra mới lót được cái máy ảnh vào đó, mà nếu quả thật hai quả núi của chị như hai quả cau, một bên nhét máy ảnh vào chắc người ta lầm tưởng chị phát triển không cân đối. Hai cán bộ nữ công an, họ cũng là phụ nữ, nếu xét về chuyên môn thì có nằm mơ mà họ không phân biệt đâu là máy ảnh, đâu là quả cau thật của chị, ấy vậy mà chị lại bảo người ta là bắt lột áo lót để khám xét.
Trong tác phẩm của mình, thị Nga còn cho biết, chị mang cả con trai đi gây rối an ninh trật tự. Tình tiết này làm tôi nhớ đến có lần Lê Thị Công Nhân cũng mang con đi gây rối an ninh trật tự. Cả hai ả này đều cố tình đày đọa đứa con mình, không cho các cháu phát triển tự nhiên như bao đứa trẻ khác mà lại lấy nó làm bia đỡ đạn, làm công cụ hòng lấy cớ xuyên tạc, bôi nhọ cán bộ công an để kiếm tiền từ ngoại bang.
Nga lấy con trai mình làm công cụ để kiếm tiền bẩn thỉu
Đám zận này, không có công ăn việc làm gì cả, chúng lười lao động, nhiệm vụ của chúng là dàn dựng thật nhiều cảnh nóng, video, sau đó xây dựng lại một kịch bản phim logic để lừa phỉnh nhân dân và lấy tiền của bọn phản động bên ngoài, luôn lăm le chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.
Trong phần cuối cùng, đám zận có nói trong kịch bản của mình là “Trao đổi với CTV Danlambao sau khi về đến nhà, chị Nga cho biết đã lo cho bé Tài và bé Phú ăn tối xong. Dù cơ thể còn rất đau đớn và mệt mỏi, nhưng chị vấn cố gắng 'úp ảnh lên phây' để kịp thời 'tố cáo tội ác chúng nó”
Hành động “up ảnh lên phây” nó giống như là một bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng viết "kịch bản" của các thế lực phản động bên ngoài vậy, thế lực này sẽ đánh giá xem độ "nhiễm độc" của kịch bản đó đến đâu, mức độ lừa phỉnh đối với người đọc nó như thế nào và trả tiền thu lao cho các nhà "biên kịch".

Đây là thủ đoạn của đám zận hòng bôi nhọ Đảng và Nhà nước Việt Nam, chúng tập trung toàn bộ sức lực để quay một đoạn phim, chụp một vài tấm ảnh sau đó nhào nặn nó trở thành một tác phẩm "mập mờ" logic. Nhóm này còn cố tình đến trụ sở của các cơ quản Đảng, Nhà nước, cơ quan công an... để gây sự, ăn vạ và tạo cớ để vu khống như kiểu "vừa ăn cắp, vừa la làng". Thủ đoạn này sẽ được zận áp dụng ngày càng nhiều, bởi bịa đặt thoải mái mà không ai có thể xác minh, kết luận. Vì vậy, để có nhiều ý tưởng dàn dựng "kịch bản", thời gian qua đám zận đã cấp tốc "rèn luyện", "học tập", để trở thành những tay "biên kịch lá cải" vô đạo đức, vô học thức!



Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

NHÂN LOẠI CẦN TẨY CHAY NHỮNG HÀNH ĐỘNG PHI DÂN CHỦ CỦA HOA KỲ TẠI VENEZUELA

Các cuộc biểu tình bạo lực tại Venezuela
[Vô Cực] - Khi nói tới đất nước Venezuela, có lẽ không ai không nhớ tới vị Tổng thống vĩ đại của đất nước này - ngài Hugo Chavez. Ông là một nhà lãnh đạo kiệt xuất, với những tư tưởng tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại nhờ tình yêu, sự học tập, kế thừa những tư tưởng, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và đem tư tưởng đó vận dụng vào đất nước Venezuela. Với những chính sách ưu việt cùng những hành động thiết thực, ông đã giúp đất nước Venezuela đạt được nhiều thành tựu to lớn trên khắp các lĩnh vực, đưa đất nước này ngày càng trở nên giàu mạnh, độc lập, tự chủ (không còn là “sân sau của Mỹ”), đẩy lùi các nguy cơ, hoạt động chống phá của Hoa Kỳ và không ngừng làm cho người dân nước này ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn. Điển hình phải kể tới những nỗ lực của ông trong việc chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và đảm bảo nhà ở cho mọi người dân. Cũng chính vì những quan điểm, tư tưởng tiến bộ đó của ông, cho nên ông đã trở thành mục tiêu ám sát ngày đêm của các cơ quan đặc biệt Mỹ, đồng thời đất nước Venezuela cũng trở thành tâm điểm cho các chiến dịch chuyển hoá chính trị và phá hoại của Hoa kỳ.

Sau khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời, các thế lực thù địch phương Tây đứng đầu là Mỹ tưởng rằng thời cơ đã chín muồi, “đã gạt được cái gai trong mắt” lâu nay, cho nên chúng đã “nắm lấy thời cơ”, ra sức tiến hành đồng loạt nhiều chiến dịch chống phá quyết liệt, nhằm nhanh chóng lật đổ chế độ ưu việt đang xây dựng ở Venezuela. Đỉnh điểm cho những âm mưu, hành động trên đó là Mỹ đã tài trợ, hậu thuẫn về tài chính và vũ khí cho các phần tử quá khích (chủ yếu xâm nhập từ Colombia), các phe nhóm đối lập trong nước để tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình, khủng bố chống chính phủ Venezuela từ hồi đầu tháng 2/2014. Ước tính cho đến nay, các cuộc biểu tình này diễn ra đã kéo theo hơn 500 vụ bạo lực, khiến cho ít nhất 28 người thiệt mạng, hơn 300 người bị thương, đặc biệt làm cho 70 binh sĩ thuộc các lực lượng vệ binh và cảnh sát quốc gia Venezuela bị thương bởi các loại vũ khí nóng mà các nhóm quá khích sử dụng.

Cùng với các cuộc biểu tình, Mỹ còn ngầm sử dụng các kênh ngoại giao để gây sức ép tới chính phủ Venezuela, đồng thời hậu thuẫn các doanh nghiệp tư nhân để kích động một cuộc chiến tranh phá hoại nền kinh tế, tài chính của Venezuela (trong đó, nó đã đẩy lạm phát ở quốc gia này lên tới 57,3% trong 2 tháng qua). Bên cạnh đó, Mỹ còn sử dụng hệ thống truyền thông của mình và các nước đồng minh, internet và các trang mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Venezuela. Qua quan sát cho thấy, các phóng viên, nhà báo phương Tây cũng như các bản tin thuộc do các đài CNN, AP, AFP, EFE, Reuters... sản xuất, đều được Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) chỉ đạo tập trung đưa các thông tin cắt xén, giả mạo, tiêu cực, xuyên tạc sự thật nhằm phục vụ cho mục tiêu đen tối của Nhà Trắng là tuyên truyền bôi nhọ, bóp méo, phê phán, phủ nhận chính quyền và Tổng thống Maduro. Chẳng hạn, khi đưa tin về các cuộc biểu tình trên đường phố của sinh viên, thì CNN miêu tả là hoà bình, nhưng thực tế lại phớt lờ các hành động phá hoại an ninh trật tự do các phe nhóm đối lập với chính phủ thực hiện, như: phong toả đường phố, phóng hoả xe hơi, tấn công cảnh sát, phá hoại tàu điện ngầm... Bỉ ổi và cực kỳ khó chấp nhận hơn thế, ngay trong các diễn văn, tuyên bố tại buổi lễ trao giải Oscar vừa qua, Mỹ còn can thiệp đưa vào những nội dung có tính chất tuyên truyền chống lại chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro.Ngoài ra, trong dòng các hành động leo thang do Mỹ hậu thuẫn, các nhà hoạt động đối lập với Chính phủ của Tổng thống Nicolás Maduro còn rải các mảnh kim loại trên các tuyến giao thông, khiến cho số vụ tai nạn giao thông không ngừng gia tăng; tiến hành cản trở việc cung cấp hàng hoá, thuốc chữa bệnh, bưu phẩm, đi lại của người dân. Tất cả những điều đó đang cho thấy, âm mưu chính trị đen tối mà Mỹ định thực hiện ở quốc gia Nam Mỹ này rõ ràng vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, mà về bản chất chính là kích động chia rẽ khối đại đoàn kết của nhân dân Venezuela và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Venezuela. Hơn thế, âm mưu và hành động trên của Mỹ cũng đã vi phạm nghiêm trọng tới dân chủ và nhân quyền tại Venezuela.

Việc Mỹ có những hành động như trên, có lẽ những người yêu chuộng hoà bình và ít nhiều hiểu biết chính trị đều thấy rõ bản chất về tính hệ thống của nó - Học thuyết về cái gọi là “can thiệp nhân đạo”, hay hành động để “thúc đẩy tiến trình dân chủ ở một quốc gia”, “bảo vệ nhân quyền kiểu Mỹ” đã từng được Mỹ áp đặt cho nhiều nơi trên thế giới. Với bản chất sen đầm của Mỹ, để lý giải cho những âm mưu chống phá một quốc gia hoà bình, độc lập, chủ quyền như Venezuela thì có lẽ không hề khó. Bởi vì, như một số phân tích có tính chất tố cáo hành vi can thiệp của Mỹ tại Venezuela của một số nhà lãnh đạo thế giới đã chỉ ra điều đó. Cụ thể, Tổng thống Bolivia Evo Morales đã không ngần ngại khi chỉ thẳng thừng: “Việc Mỹ ủng hộ các cuộc biểu tình bạo lực chống chính phủ Venezuela là nhằm có được dầu khí của nước này” (Thực tế, Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ thông thường lớn nhất thế giới và trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ hai tại Tây bán cầu. Trong nhiều năm liên tục, Venezuela là một trong những nước cung cấp dầu mỏ hàng đầu cho Mỹ, với khoảng 800.000 đến 1 triệu thùng/ngày. Đồng thời, Venezuela cũng hiện là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và lớn nhất tại Tây bán cầu. Từ lâu, Venezuela cũng đã là một nhân tố quan trọng trong thị trường dầu mỏ toàn cầu).

Cũng ngay trong nội bộ những nhà lãnh đạo nước Mỹ họ cũng chẳng e ngại khi nêu rõ dã tâm của mình khi hình thành nên những con “rối dân chủ” nhằm kích động bạo loạn, lật đổ ở Venezuela thời gian qua, rằng: “Nước Mỹ cần sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự để tiến vào Venezuela nhằm lập lại trật tự và hoà bình tại đó”; “vấn đề quan trọng hàng đầu là nhằm vận chuyển dầu lửa đến Mỹ. Nếu Mỹ nhập khẩu dầu lửa từ Bắc Phi và Trung Đông thì phải cần đến 45 ngày, trong khi đó nếu nhập từ Venezuela chỉ mất có 70 giờ” - Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hoà John McCain phát biểu đe doạ.

Những phát biểu trên đã chỉ ra đích danh nguyên nhân mấu chốt của sự kích động, can thiệp của Mỹ vào Venezuela không gì khác chính là vì nguồn năng lượng dầu mỏ mà Venezuela đang sở hữu, nó hoàn toàn không phải như những giọng điệu ngon ngọt, “nhân nghĩa mị dân” mà Mỹ rao giảng là vì “dân chủ”, “nhân quyền” ở đây. Do đó, với bản chất tư bản bóc lột và lòng tham vô đáy của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, thì những âm mưu, hành động bẩn thỉu đó tại Venezuela có thể khẳng định là thúc đẩy cho một cuộc bạo loạn lật đổ chính phủ hợp hiến của Tổng thống Maduro, đúng như khuyến cáo của Tổng thống Argentine Cristina Fernández de Kirchner rằng: “Đang có một sự đe doạ thực sự về một “cuộc đảo chính mềm” tại Venezuela”. Hành động này của Mỹ cần phải được lên án mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, để những giá trị đích thực của các nền dân chủ và nhân quyền thế giới được bảo vệ, không ngừng vun đắp và tôn vinh! Mỹ cần phải có trách nhiệm cao trong việc chấp hành luật pháp quốc tế, bình đẳng như bất cứ thành viên nào khác của Liên Hợp quốc và cần ngừng ngay những hành động can thiệp vô cớ, phi nhân đạo nhằm chà đạp vào nhân quyền ở Venezuela. Đây cũng chính là nội dung, hàm ý trong lời phát biểu của Tổng thống Argentine Cristina Fernández de Kirchner khi đề cập tới tình hình bất ổn ở Venezuela thời gian qua: “Tôi không ở đây để bảo vệ Venezuela hoặc Tổng thống Nicolás Maduro. Tôi ở đây để bảo vệ hệ thống dân chủ giống như chúng tôi đã thực hiện với Bolivia, Ecuador hoặc với bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực châu Mỹ Latinh, không quan trọng là họ theo đường lối chính trị cánh tả hay cánh hữu. Dân chủ không thuộc về cánh tả hay cánh hữu. Dân chủ là thể hiện sự tôn trọng ý chí của người dân. Với sự hội nhập mạnh mẽ, Mỹ Latinh đã đạt được những bước tiến lớn trong khu vực trong những năm gần đây. Sẽ là gây bức tử cho khu vực nếu để cho các thế lực nước ngoài phá huỷ đất nước anh em của chúng tôi”.

Có lẽ, người Mỹ nên tôn trọng quyền quyết định của nhân dân Venezuela, vì hơn ai hết người dân Venezuela hiểu rằng họ hoàn toàn làm chủ được đất nước của họ, họ biết họ cần gì và làm như thế nào, chứ không cần đến một kẻ ngoại đạo, giả đạo đức, chỉ thích áp đặt các “tiêu chuẩn kép” như Mỹ, và rồi “giậu đổ bìm leo”, chỉ khiến cho tình hình thêm phần rối rắm mà thôi!

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

NGƯỜI MUA VE CHAI - KHÔNG YÊN VÌ PHÁT HIỆN RA TIỀN

Chị H. tại Công an P.10, Q.Tân Bình và số tiền yen Nhật chị giao nộp
Hôm nay trên báo Tuổi trẻ đưa tin về một người mua bán ve chai đã phát hiện hơn 5,2 triệu yên Nhật, tương đương với hơn 1 tỷ VNĐ. Tưởng như cuộc sống ve chai của chị sẽ chấm dứt, nhưng lòng tham và ý thức côn đồ của một bộ phận người dân đã khiến cuộc sống của chị và gia đình bị đảo lộn, buộc chị phải đem số tiền đến cơ quan công an để mong được các đơn vị chức năng giải quyết, mong được trở lại với cuộc sống yên ổn ve chai.

Tạm giữ hơn 5 triệu yen Nhật từ người mua ve chai

TT - Ngày 22-3, Công an P.10, Q.Tân Bình (TP.HCM) cho biết đã tiếp nhận và tạm giữ hơn 520 tờ tiền mệnh giá 10.000 yen Nhật (hơn 5,2 triệu yen Nhật, tương đương hơn 1 tỉ đồng VN) của một người mua ve chai có được để chờ xin ý kiến cấp trên xử lý.


Theo Công an P.10, khoảng 19g ngày 21-3 nhiều người dân ngụ đường Trần Văn Quang liên tục gọi điện tới Công an P.10 thông báo có một người phụ nữ ở trọ chuyên thu mua ve chai phát hiện một đống tiền yen Nhật, hàng trăm người đang tụ tập để xin, thậm chí gây áp lực để cưỡng đoạt số tiền này.

Người phụ nữ mua ve chai là chị H.T.A.H. (34 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú P.10, Q.Tân Bình).

Công an P.10 đã cử cán bộ đến nắm tình hình, chứng kiến cảnh hàng trăm người đang bao vây từ trong nhà tới ngoài hẻm, có tình trạng la hét, xô lấn, người thì xin vài tờ tiền, có nhóm thanh niên còn đe dọa, đòi “ăn chia” số tiền do chị H. phát hiện.

Thấy tình hình phức tạp, thuyết phục đám đông giải tán không thành công, Công an P.10 đã mời chị H. về trụ sở công an phường để tìm hiểu vụ việc và giảm căng thẳng tại nơi chị H. đang thuê trọ. Phải mất gần một giờ sau, đám đông mới dần giải tán và trật tự mới được vãn hồi ở con hẻm nơi chị H. đang sống.

Tại Công an P.10, chị H. cho biết trong khi đi mua ve chai, chị mua một chiếc thùng, dạng đài cassette kiêm loa phát công suất lớn đã cũ, mục nát từ trước Tết Nguyên đán nhưng không nhớ rõ mua ở đâu.

Hơn 15g ngày 21-3, đang lúc rảnh rỗi, chị H. mang chiếc thùng này ra ngoài hẻm tháo để lấy kim loại bán phế liệu. Vừa mở ra, chị phát hiện một chiếc hộp gỗ dài khoảng 20cm, rộng khoảng 15cm và sâu khoảng 30cm.

Tiếp tục mở chiếc hộp thì thấy bên trong toàn tiền giấy, gió thổi bay một vài tờ khiến nhiều người chứng kiến xôn xao, mỗi người xin một vài tờ. “Tôi cũng không biết nó là tiền gì, có mệnh giá trị như thế nào mà nhiều người vào xin, giật tiền khiến tôi rất sợ” - chị H. kể.

Từ lúc mở chiếc hộp gỗ và có một vài người xin được tờ tiền, thông tin lan rộng ra tới khu hẻm, rồi sau là khu phố khiến cùng lúc càng đông người kéo tới. Nhiều thanh niên lạ mặt bắt đầu xuất hiện, đe dọa phải chia số tiền nhặt được, nếu không sẽ không để yên.

“Họ bao vây từ trong khu nhà trọ ra tới hết con hẻm, xô đẩy nhau đòi lấy tiền khiến vợ chồng tôi lo sợ quá” - chị H. sợ sệt chia sẻ. Chị H. cho biết chị đã nộp toàn bộ số tiền cho công an phường để hi vọng được sống yên ổn, quy định xử lý thế nào về số tiền chị sẽ chấp hành.

Trao đổi với chúng tôi về hướng xử lý số tiền này, lãnh đạo Công an Q.Tân Bình cho biết do có dấu hiệu gây mất an ninh trật tự tại khu vực chị H. sinh sống nên tạm thời lập hồ sơ, tạm giữ số tiền trên.

“Chúng tôi phải kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ liên quan, đối chiếu quy định hiện hành mới có thể nói về hướng xử lý” - vị lãnh đạo Công an Q.Tân Bình cho biết.

Thiết nghĩ cần phải có một chế tài thích đáng dành cho những kẻ không có liên quan đến khoản tiền, nhưng đã có những hành vi hòng chiếm đoạt. Điều này cho thấy, ý thức xã hội của một bộ phận quần chúng rất thấp, nó phản ánh vấn đề giáo dục ban đầu đang ngày càng nỗi lo của mọi gia đình và toàn xã hội. Cứ nhìn lại về đất nước Nhật bản, nơi mọi người từ khi sinh ra đã được giáo dục trở thành một công dân có trách nhiệm, biết lao động, có kỷ luật, có trật tự, dù trong hoàn cảnh cả nước đang chịu thảm cảnh động đất, sóng thần, mất hết người thân họ vẫn biết giới hạn của bản thân trong xã hội đến đâu và làm gì để góp phần cùng nhà nước ổn định cuộc sống. Còn đối với nước ta, côn đồ thì lười lao động, chỉ biết dùng cơ bắp và hình săm để đe dọa cuộc sống của người dân, đến cả những người nhặt ve chai kiếm sống cũng không tha. Thiện tai! thiện tai!


Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

TRUNG QUỐC LẠI NGANG NGƯỢC VÀ VÔ LIÊM SỈ!

[Vô Cực] - Ngày 19/3/2014, trên các trang mạng Thanhnien.com.vn và Tin247.com đã đưa tin về việc Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc vừa tuyên bố lập ngọn hải đăng ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Theo các báo trên thì những thông tin này đã được đăng công khai trên website của Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc ngày hôm nay, tức ngày 19/3/2014. Bên cạnh đó, Bộ này còn trắng trợn nhấn mạnh hai ngọn hải đăng sẽ góp phần “phục vụ cho việc phát triển kinh tế hải dương và bảo vệ chủ quyền quốc gia”?. Thật sự mà nói, những hành động này chúng ta cũng không còn xa lạ, ngạc nhiên, mà đó là thủ đoạn quấy nhiễu, đánh lận con đen, định hướng dư luận của Trung Quốc, để dần dần nhằm tìm kiếm thêm cơ hội mở rộng các vấn đề, các vùng, các điểm tranh chấp trên Biển Đông mà vốn trước đó không có tranh chấp.
Ngọn hải đăng phi pháp của Trung Quốc
(Nguồn: Thanhnien.com.vn)

Những hành động khiêu khích bỉ ổi này, một mặt cũng là để tiếp tục nối dài các động thái nắn gân, thăm dò dư luận của Việt Nam; nhưng mặt khác, những lời nói, hành động khiêu khích đó cũng cho nhân dân thế giới thấy rõ “sự thèm khát đến chảy nước rãi, sùi bọt mép của những con thú dại”, của những tên ngu quân Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ thiêng liêng mà sách trời, lịch sử và pháp lý đã minh chứng nó hoàn toàn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Hơn nữa, cùng với những phát biểu trước đó của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ám chỉ về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, rằng: “Chúng tôi không lấy bất kỳ thứ gì không thuộc về mình nhưng sẽ bảo vệ từng tấc lãnh thổ... Chúng tôi sẽ không bao giờ bắt nạt các nước nhỏ, nhưng sẽ không chấp nhận những lời vu khống vô lý”?. Thì có thể thấy, nếu hiểu không nhầm nghĩa của những ám chỉ trên của Vương Nghị, thì có thể khẳng định người đưa ra tuyên bố này cũng lại là một kẻ ngu quân, mù quáng, coi thường đạo trời, hoặc cũng chẳng khác gì kẻ thảo khấu, đầu trâu mặt ngựa, đê hèn, ti tiện; thậm chí với sự thiếu hiểu biết kiến thức lịch sử đến kỳ lạ của một người cầm đầu một cơ quan quan trọng của Trung Quốc như vậy, thì nói rằng vô học cũng chưa hẳn đã sai! Lãnh thổ của Trung Quốc đến đâu thế giới đều biết và rõ ràng không bao hàm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì nó vốn đã được các vương triều phong kiến Việt Nam quản lý, khai thác và liên tiếp thực hiện quyền chủ quyền trong nhiều thế kỷ trước đây và ngày nay cũng thế. Vậy hàm ý bảo vệ lãnh thổ ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là vô cùng phi lý, là xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc, mà đó là đất tổ thiêng liêng của Việt Nam. Cho nên, dù hôm nay, ngày mai hay lâu hơn thế thì lịch sử vẫn rành rành ra đó, nó sẽ được nhân dân Việt Nam bảo vệ đến cùng, cho nên Trung Quốc không có tư cách gì phát biểu với hàm ý như thế.

Việt Nam là đất nước anh hùng, luôn yêu chuộng hòa bình. Việt Nam độc lập, tự chủ và cũng không biết sợ bất kỳ một kẻ thù nào! Cho nên, chẳng ai có thể bắt nạt được Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước ngày càng phụ thuộc nhau nhiều hơn, cần sự hỗ trợ, hợp tác để cùng phát triển. Cho nên, những giọng điệu kiểu đó của Vương Nghị thật nực cười... Tiện đây, cho tác giả xin cười tý cho hả hê... hahahahahahahaha. Lại nói, việc Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với đầy đủ bằng chứng pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế là không thể chối cãi. Người Trung Quốc không có lấy một bằng chứng cho những gì họ nói về chủ quyền đối với hai quần đảo trên của Việt Nam. Những thứ họ nói chỉ là rác rưởi, ôi thối khó ngửi chứ chưa nói là thưởng thức. Việc Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam có chung tiếng nói đồng thanh lên án những hành động ngang ngược, xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế. Cho nên, phát biểu của Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc và cả Vương Nghị thực sự thối không thể ngửi, cần cân nhắc cải chính lại.

Nhìn lại một cách toàn cục vào tim đen của Trung Quốc với những lời lẽ và hành động hoàn toàn không thể chấp nhận được ở trên, chúng ta cũng thêm lần nữa nhận thức đầy đủ hơn về thủ đoạn phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, Bộ, ban, ngành, giới truyền thông của Trung Quốc nhằm lu loa, thực hiện các chiến dịch tuyên truyền hoang đường, bỉ ổi nhằm lừa mị chính nhân dân Trung Quốc cho đến nhân dân thế giới. Mục đích của những chiến dịch đó là để tiến tới thực hiện chiến thuật ngoại giao tham lam, bẩn thỉu, mở rộng các vùng tranh chấp để rồi lại yêu sách “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc. Cuối cùng và kế tiếp cho những hành động đó là sự ngang ngược, trắng trợn xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nước ta. Vì thế, chúng ta - những người dân Việt Nam hãy cùng nhau cảnh giác, nêu cao ý chí, sự quyết tâm để đánh tan dã tâm thâm độc và các hành động thù địch, xấu xa và đen tối của Trung Quốc, giành lại chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

HÔM NAY, THẾ GIỚI THAY ĐỔI VÌ BÀI DIỄN VĂN CỦA PUTIN

(Soha.vn) - Bài diễn văn chiều nay của Tổng thống Putin được đánh giá là "Một bài diễn văn lịch sử. Thế giới sẽ không bao giờ còn như trước nữa".

Vào lúc 3h chiều nay (giờ Moscow), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài diễn văn quan trọng về vấn đề Crimea trong phiên họp bất thường của Quốc hội Nga.

Bài diễn văn, được phát đi trực tiếp trên một số trang tin lớn, đã ngay lập tức gây ra một cơn chấn động trong giới chính trị và truyền thông thế giới.

Trên Twitter, Maria Danilova, phóng viên hãng tin Mỹ AP ở Ukraine viết "Một bài diễn văn lịch sử. Thế giới sẽ không bao giờ còn như trước nữa".

Alexey Yaroshevsky, phóng viên hãng tin Nga RT thì viết "Cứ nói hay nghĩ bất cứ điều gì bạn muốn - Đồng ý hay không đồng ý cũng được - Nhưng dù thế nào cũng không thể phủ nhận đây là một bài diễn văn lịch sử. Có lẽ là bài diễn văn vĩ đại nhất của Putin".

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng trong trái tim và tâm trí của nhân dân Nga, "Crimea luôn và vẫn là một phần không thể tách rời của Nga", số phận của vùng lãnh thổ này luôn là một vấn đề "quan trọng sống còn" với nước Nga.

Ông Putin đã bác bỏ ý kiến cho rằng Nga đang cố gắng giành lấy các khu vực khác của Ukraine và gieo rắc nỗi sợ hãi: "Chúng tôi không muốn là kẻ chia cắt Ukraine, chúng tôi không cần điều này".

Cũng trong bài diễn văn, ông Putin khẳng định quyền lợi của tất cả các dân tộc thiểu số tại Crimea sẽ được bảo vệ và rằng 3 dân tộc chính ở đây - người Ukraine, người gốc Nga và người Tatar - đều có quyền bình đẳng nhau về ngôn ngữ.

Ông cáo buộc phương Tây đã vượt quá giới hạn trong vấn đề Ukraine và đang dùng các biện pháp trừng phạt hòng đe doạ Nga. Tổng thống Nga tuyên bố Nga sẽ không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu với phương Tây, nhưng cũng sẽ bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Liên quan tới những động thái can thiệp quân sự trên thế giới, bao gồm cả tại khu vực Trung Đông, ông Putin nhận định, các đối tác phương Tây mà đứng đầu là Mỹ, đã bị dẫn đường bởi "quy tắc của súng đạn". Trong khi bác bỏ những lời cáo buộc rằng Nga đang tiến hành một cuộc xâm lược, ông Putin nhấn mạnh, tại Crimea, chưa hề có một viên đạn nào được nổ.

Tổng thống Nga thẳng thắn vạch ra rằng chính chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tân phát xít, những kẻ thù ghét Nga và chống lại người Xê-mít đứng đằng sau "cuộc đảo chính" ở Ukraine, và rằng những kẻ tiếm quyền, cực đoan đang nắm giữ chính quyền ở Kiev.


NỘI DUNG BÀI DIỄN VĂN LỊCH SỬ CỦA THỔNG THỐNG NGA PUTIN

(Soha.vn) - "Trong tâm trí và trái tim của nhân dân, Crimea vẫn luôn là một phần không thể tách rời của nước Nga..." - Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Thưa các thành viên Hội đồng Liên bang, thưa các vị đại biểu Duma Quốc gia. Các đại biểu của Nước cộng hòa Crimea và Sevastopol hiện đang ở đây với chúng ta, những công dân Nga, nhân dân của Crimea và Sevastopol!

Các bạn thân mến, việc chúng ta tập trung ở đây hôm nay có liên quan tới một vấn đề có ý nghĩa lịch sử và sống còn với tất cả chúng ta. Một cuộc trưng cầu dân ý tuân thủ đầy đủ mọi thủ tục dân chủ và chuẩn mực quốc tế vừa được tổ chức ở Crimea ngày 16/3.

Hơn 82% cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Và hơn 96% trong số họ đã ủng hộ việc hợp nhất với nước Nga. Những con số này, tự nó đã nói lên tất cả.

Để hiểu lý do đằng sau sự lựa chọn này nên hiểu về lịch sử Crimea và những điều có ý nghĩa với cả nước Nga và Crimea.

Mọi thứ ở Crimea đều cho thấy niềm kiêu hãnh và lịch sử chung của chúng ta. Đó là nơi có chứng tích Khersones cổ xưa, nơi hoàng tử Vladimir được rửa tội. Tinh thần Chính thống giáo mà Ngài nuôi dưỡng là nền tảng cho văn hóa, văn minh và những giá trị nhân văn kết nối nhân dân Nga, Ukraine và Belarus. Mộ phần của những người lính Nga mà sự anh dũng của họ đã đưa Crimea trở thành một phần của Đế quốc Nga cũng ở Crimea. Đó cũng là nơi có Sevastopol – thành phố huyền thoại với lịch sử chói lọi, một pháo đài, nơi đã khai sinh ra Hạm đội Biển Đen của nước Nga. Crimea là Balaklava và Kerch, Malakhov Kurgan và Sapun Ridge (những địa danh lịch sử ở Crimea – ND). Mỗi địa danh này đều là cái tên vô cùng tha thiết trong lòng chúng ta, là biểu tượng của lòng dũng cảm vô song và vinh quang của quân đội Nga.

Crimea là nơi giao thoa độc đáo giữa truyền thống và văn hóa của những con người khác nhau. Điều này làm nó giống nước Nga, nơi không một tộc người đơn lẻ nào bị quên lãng trong những thế kỷ qua. Người Nga và người Ukraine, người Tatar ở Crimea và người của các dân tộc khác đã cùng sống bên nhau ở Crimea, cùng gìn giữ diện mạo, truyền thống, ngôn ngữ và tín ngưỡng của dân tộc mình.

Thật là ngẫu nhiên khi dân số tại bán đảo Crimea hiện nay là 2,2 triệu người, trong đó, gần 1,5 triệu là người Nga, 350.000 là người Ukraine, song phần lớn vẫn coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ. Có khoảng 290.000 - 300.000 là người Tatar tại Crimea, những người cũng nghiêng về phía Nga - theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.

Đúng, đã có lúc người Tatar tại Crimea, cũng như một vài dân tộc khác ở Liên Xô, bị đối xử không công bằng. Chỉ có một điều tôi có thể nói ở đây: hàng triệu người thuộc nhiều dân tộc khác nhau cũng đã phải chịu đựng, và họ chủ yếu là người Nga.

Người Tatar ở Crimea đã quay trở về với quê hương của mình. Tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể đạt được tất cả những quyết định cần thiết về mặt pháp lý và chính trị để hoàn thành việc trả lại danh dự cho người Tatar, để họ được hưởng quyền lợi của mình và được trong sạch thanh danh.

Chúng ta hết mực tôn trọng người dân của tất cả các dân tộc đang sinh sống trên mảnh đất Crimea. Đây là ngôi nhà chung của họ, quê hương của họ, và sẽ là một việc làm đúng đắn khi 3 ngôn ngữ quốc gia tại Crimea - tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar - được bình đẳng như nhau. Tôi tin người dân địa phương ủng hộ điều này.

Thưa các bạn,

Trong tâm trí và trái tim của nhân dân, Crimea vẫn luôn là một phần không thể tách rời của nước Nga. Niềm tin vững chắc ấy được xây dựng dựa trên sự thật và công lý, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua thời gian, trong mọi trường hợp, bất chấp tất cả những thay đổi mạnh mẽ của đất nước chúng ta suốt thế kỉ 20.

Sau cuộc cách mạng, những đảng viên Xô Viết - vì một vài lý do nào đó - đã đem một phần rộng lớn lãnh thổ ở miền Bắc nước Nga trong quá khứ cho nước Cộng hoà Ukraine. Điều này được thực hiện mà không hề cân nhắc tới đặc điểm tôn giáo của cư dân ở đây. Ngày nay, những khu vực đó hình thành nên vùng đông nam Ukraine. Sau đó, vào năm 1954, quyết định chuyển giao vùng lãnh thổ Crimea cho Ukraine đã được đưa ra, rồi cả Sevastopol, bất chấp thực tế rằng thành phố này trực thuộc liên bang. Đây là sáng kiến cá nhân của người lãnh đạo đảng, ông Nikita Khrushchev. Lý do đằng sau quyết định của ông... - xin để dành cho các sử gia làm rõ.

Vấn đề bây giờ là quyết định này đã vi phạm trắng trợn các quy tắc về hiến pháp được đặt ra ngay từ thời đó. Quyết định này đã được lén lút đưa ra. Đương nhiên, không ai thèm hỏi tới người dân Crimea và Sevastopol. Họ phải đối diện với thực tế. Dân chúng hẳn nhiên đã thắc mắc tại sao Crimea lại bất ngờ trở thành một phần của Ukraine. Nhưng xét toàn diện - và chúng ta cũng phải đề cập tới điều này một cách rõ ràng, tất cả chúng ta đều biết - rằng quyết định này chỉ là hình thức, bởi lãnh thổ đã được chuyển giao bên trong biên giới của một nhà nước duy nhất. Khi ấy, thật không thể tưởng tượng rằng Ukraine và Nga lại tách ra và trở thành 2 quốc gia riêng biệt. Thế mà điều đó đã xảy ra.

Thật không may là điều dường như không thể xảy ra lại trở thành hiện thực. Liên Xô sụp đổ. Mọi việc diễn ra nhanh tới mức gần như không có ai kịp nhận ra những sự việc này đột ngột tới mức nào và hậu quả của chúng là gì. Rất nhiều người, cả ở Nga và Ukraine cũng như tại các nước cộng hoà khác, hi vọng rằng Cộng đồng các Quốc gia Độc lập được thành lập vào thời điểm đó sẽ trở thành một hình thức nhà nước liên bang mới. Họ đã được nghe nói về đồng tiền chung, không gian kinh tế thống nhất, lực lượng vũ trang chung. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là hứa suông, trong khi đó, đất nước lớn đã tiêu tan. Chỉ khi Crimea trở thành một phần của quốc gia khác, Nga mới nhận ra rằng mình không đơn giản chỉ là bị lấy trộm - mình đã bị cưỡng đoạt.

Đồng thời, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng bằng cách phô trương về chủ quyền, chính bản thân Nga đã góp phần khiến Liên Xô sụp đổ. Và khi sự sụp đổ đó được hợp pháp hoá, tất cả lại quên mất Crimea và Sevastopol - căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen. Hàng triệu người đã đi ngủ ở một quốc gia và rồi tỉnh dậy tại một quốc gia khác, chỉ qua một đêm đã trở thành dân tộc thiểu số tại một nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Còn nước Nga lại trở thành một trong những dân tộc lớn nhất, nếu không muốn nói là nhóm dân tộc lớn nhất trên thế giới, bị chia cắt bởi các đường biên giới.

Giờ đây, sau nhiều năm, tôi đã nghe thấy người dân Crimea nói rằng thời điểm năm 1991, họ bị trao đi như một bao tải khoai tây. Khó mà có thể không đồng ý với điều này. Thế còn vị thế của Nga? Nước Nga thì sao? Phải miễn cưỡng chấp nhận tình thế. Khi đó, quốc gia này đã trải qua những thời kỳ khó khăn tới mức thực tế là không còn có khả năng bảo vệ lợi ích của chính mình. Tuy nhiên, nhân dân đã không thoả hiệp với sự bất công kì quặc đó. Trong ngần ấy năm, người dân và nhiều nhân vật của công chúng đã lật lại vấn đề này, họ nói rằng về mặt lịch sử, Crimea là lãnh thổ của Nga, Sevastopol là một thành phố của Nga. Đúng vậy, từ trong trái tim và tâm trí của mình, tất cả chúng ta đều biết điều đó, nhưng chúng ta phải bắt đầu từ thực tế sẵn có và xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với quốc gia Ukraine độc lập trên một nền tảng mới. Trong khi đó, quan hệ của chúng ta với Ukraine, với những người dân Ukraine anh em, vẫn luôn và sẽ mãi đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Hôm nay, chúng ta có thể nói về điều này một cách cởi mở, và tôi muốn chia sẻ với các bạn một số chi tiết về các thỏa thuận đã được ký kết vào đầu những năm 2000. Khi đó, Tổng thống Ukraine là ngài Kuchma đã đề nghị tôi xúc tiến quá trình phân định biên giới Nga - Ukraine. Lúc đó, quá trình này trên thực tế đang rơi vào bế tắc. Nga coi như đã công nhận Crimea là một phần của Ukraine, nhưng chưa có thỏa thuận về phân định biên giới. Dù tình hình rất phức tạp, nhưng tôi đã ngay lập tức chỉ thị cho các cơ quan chính phủ Nga đẩy nhanh việc lập hồ sơ về biên giới, để mọi người đều hiểu rõ rằng bằng việc chấp thuận phân định đường biên, chúng ta thừa nhận về cả pháp lý và thực tế rằng Crimea là lãnh thổ của Ukraine, và do đó có thể khép lại vấn đề.

Chúng ta đã giúp đỡ Ukraine không chỉ trong vấn đề Crimea, mà còn trong cả một vấn đề phức tạp như biên giới lãnh hải ở Biển Azov và eo biển Kerch. Những gì chúng ta làm đều vì coi mối quan hệ tốt đẹp với Ukraine là điều quan trọng nhất đối với chúng ta, và để họ không mắc kẹt trong bế tắc của các tranh chấp lãnh thổ. Chúng ta đã mong đợi rằng Ukraine vẫn là láng giềng tốt. Chúng ta cũng đã hy vọng rằng công dân Nga và người nói tiếng Nga ở Ukraine, đặc biệt là các vùng Đông Nam và Crimea có thể sống trong một đất nước văn minh, dân chủ và hữu nghị, nơi có thể bảo vệ các quyền lợi của họ theo chuẩn mực luật pháp quốc tế.

Thế nhưng, tình hình lại không diễn ra như vậy. Hết lần này đến lần khác, người ta đã rắp tâm tước đoạt những di sản lịch sử và thậm chí cả ngôn ngữ của người Nga, đẩy họ đến với sự đồng hóa ép buộc. Hơn thế, người Nga, cũng như những công dân khác của Ukraine đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng nhà nước và chính trị vốn đã làm rung chuyển quốc gia này từ 20 năm qua.

(Còn tiếp)...

CRIMEA CHÍNH THỨC TRỞ THÀNH LÃNH THỔ CỦA NGA

[http://vnexpress.net/]- Tổng thống Nga Vladimir Putin và hai lãnh đạo Crimea vừa đặt bút ký vào hiệp ước sáp nhập bán đảo Biển Đen vào Liên bang Nga. Ông Putin phát biểu rằng Crimea "đã và sẽ mãi mãi là một phần không thể tách rời của Nga".
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước cácđại biểu tham dự cuộc họp chung của Quốc hội tại điện Kremlin chiều naysau khi phê duyệt dự thảo hiệp ước để Crimea sáp nhập vào Nga. Ảnh: Reuters

"Cộng hòa Crimea chính thức được coi là một phần của Nga kể từ ngày ký hiệp ước", điện Kremlin tuyên bố vài phút sau khi Tổng thống Putin ký kết hiệp ước với các lãnh đạo Crimea.

Nhà lãnh đạo Nga hôm nay chính thức kết thúc quyết định dưới thời Xô viết của Nikita Khrushchev trao quyền quản lý Crimea cho Cộng hòa Ukraine thuộc Liên Xô. Putin nói cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea cuối tuần qua về việc sáp nhập vào Nga là một quyết định "quan trọng mang tính lịch sử".

Trong tiếng hát và tiếng nhạc quốc ca Nga, Putin và các lãnh đạo Crimea ký hiệp ước chính thức đưa bán đảo này trở thành trở thành lãnh thổ của Nga. Trong bài phát biểu, ông Putin bị ngắt lời ít nhất 30 lần bởi tiếng vỗ tay, các đại biểu còn đứng dậy, nhiều người rơi nước mắt.

"Trong trái tim và tâm trí của mọi người, Crimea vẫn luôn là một phần không thể tách rời của Nga. Cam kết này, dựa trên sự thật và công lý, đã được khẳng định, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác".

Tổng thống Nga mô tả bán đảo Biển Đen, căn cứ của Hạm hội Biển Đen, là địa điểm linh thiêng đối với không chỉ Nga mà cả ba dân tộc ở Crimea gồm Nga, Ukraine và Tatar.

"Điều đúng đắn nhất, mà tôi biết rằng người dân Crimea sẽ ủng hộ, là Crimea sẽ có ba ngôn ngữ bình đẳng là tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar Crimea", Reutersdẫn lời Putin nói.
Hàng trước, từ trái sang: Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov, Chủ tịch Nghị viện Crimea Vladimir Konstantinov, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thị trưởng Sevastopol Alexei Chaliy trong lễ ký hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga tại Moscow hôm nay. Ảnh: Reuters

Ông Putin lên án các nước phương Tây là "đạo đức giả" khi công nhận độc lập cho Kosovo sau khi tách khỏi Serbia, nhưng nay lại bác bỏ quyền tương tự của người dân Crimea.

"Không thể cùng một vật mà hôm nay nói trắng, mai lại nói đen", ông Putin nói trong tiếng vỗ tay vang dội.

Ông cũng chỉ trích các nước đối tác phương Tây "đã vượt quá giới hạn" trong vấn đề Ukraine và hành xử "vô trách nhiệm". Putin khẳng định cuộc bỏ phiếu hôm 16/3 đã thể hiện nguyện vọng của người dân Crimea là được đoàn tụ với Nga sau 60 năm thuộc về Cộng hòa Ukraine.

Tổng thống Nga cảm ơn Trung Quốc vì đã ủng hộ Nga, dù Bắc Kinh bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Crimea mà Moscow bỏ phiếu phủ quyết. Ông cũng nói ông từng nghĩ rằng chắc chắn Đức sẽ ủng hộ đề nghị thống nhất của người dân Nga, như Nga từng ủng hộ Đức thống nhất năm 1990.

Và ông cũng tìm cách trấn an Ukraine rằng Nga không cần bất cứ phần lãnh thổ nào khác của họ, trước nỗi lo của Kiev rằng Nga có thể sẽ hành động tương tự đối với khu vực nói tiếng Nga ở phía đông Ukraine.

"Đừng tin những người cố gắng khiến bạn lo sợ Nga và những người đe dọa rằng các khu vực khác cũng sẽ đi theo Crimea. Chúng tôi không cần lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi chỉ cần điều này", Putin khẳng định.

Ông cũng chỉ trích các lãnh đạo lâm thời ở Kiev, nói rằng họ đã đi vào con đường "phát xít".

"Những người đứng đằng sau những sự kiện gần đây, họ đã chuẩn bị cuộc đảo chính. Họ lên kế hoạch để chiếm quyền và không run sợ trước bất cứ điều gì. Khủng bố, giết người, tàn sát đều đã xảy ra", Putin nói và gọi các lãnh đạo Kiev là "chủ nghĩa dân tộc, phần tử phát xít, bài Nga và bài Do Thái".

"Đó là những người đang quyết định đời sống của Ukraine ngày nay. Cái gọi là chính quyền Ukraine hiện nay đã đưa ra đạo luật tai tiếng về chính sách ngôn ngữ, trong đó vi phạm trực tiếp quyền của người thiểu số trong quốc gia".

Ông Putin hôm qua ký sắc lệnh công nhận Crimea là một quốc gia độc lập, một ngày sau khi người dân bán đảo này bỏ phiếu lựa chọn sáp nhập với Nga. Các nước phương Tây coi cuộc bỏ phiếu này của Crimea là bất hợp pháp và ban hành các lệnh trừng phạt với Nga.

UKRAINE TUYÊN BỐ KHÔNG RÚT QUÂN KHỎI CRIMEA, CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH

(Soha.vn) Chính phủ Ukraine tuyên bố sẽ không rút quân khỏi Crimea, đồng thời kêu gọi quân đội nước này sẵn sàng cho một cuộc chiến.


Tờ Kyiv Post cho biết mặc dù kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 cho thấy đại đa số cử tri Crimea ủng hộ việc sáp nhập vào Nga nhưng các nhà lãnh đạo Ukraine vẫn kiên quyết không từ bỏ bán đảo này, đồng thời kêu gọi quân đội Ukraine sẵn sàng cho một cuộc chiến.

Trong một tuyên bố ngày 17/2, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Ihor Tenyukh tuyên bố: "Crimea đã, đang và sẽ là lãnh thổ của Ukraine".

Vitali Klitschko, lãnh đạo Đảng Liên minh Dân chủ Cải cách Ukraine tuyên bố binh sĩ Ukraine tại Crimea sẽ ở lại căn cứ của họ, thậm chí cho tới ngày 21/3, khi thỏa thuận hoãn binh trên bán đảo Crimea giữa Nga và Ukraine kết thúc.

Theo thỏa thuận hoãn binh được 2 bên thông qua ngày 16/3, Bộ Nội vụ Nga cam kết cho phép các binh sĩ Ukraine ra vào tự do căn cứ của họ, nơi mà binh lính Nga đã phong tỏa trong hơn 2 tuần qua. Tenyukh cho biết cho tới thời điểm này, quân đội Nga vẫn tôn trọng các điều khoản của thỏa thuận.



Quyền Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchynov (phải) và Bộ trưởng quốc phòng Igor Tenyukh quan sát buổi tập trận của quân đội Ukraine gần Chernigiv (phía bắc Ukraine).

Mặc dù căng thẳng xung quanh các căn cứ quân sự của Ukraine ở Crimea đã dịu xuống kể từ khi thỏa thuận được ký kết nhưng không bên nào có ý định nhượng bộ. Chính phủ Nga hy vọng rằng binh sĩ Ukraine sẽ đầu hàng trước khi thời hạn của thỏa thuận chấm dứt. Trong khi đó, chính phủ Ukraine tuyên bố sẽ không rút quân khỏi Crimea mà sẽ sử dụng khoảng thời gian này như một cơ hội để bổ sung nguồn cung cấp cho lực lượng đang đóng tại các căn cứ quân sự tại đây.

Khi được hỏi liệu quân đội Ukraine có chiến đấu để bảo vệ Crimea, Tenyukh chỉ trả lời rằng: "Các lực lượng vũ trang sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình", sau đó nói thêm "Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ ở lại Crimea cho tới khi hoàn thành nhiệm vụ".

Phát biểu trước Quốc hội Ukraine hôm 17/3, Quyền Tổng thống nước này, ông Oleksandr Turchynov cho biết sẽ "làm mọi thứ có thể để ngăn chặn chiến tranh". Tuy nhiên, ông Turchynov cũng lưu ý rằng: "Mối đe dọa chiến tranh là có thật... Chúng ta cần củng cố năng lực quốc phòng. Ukraine sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ của mình".



          Hình ảnh cho thấy binh lính Ukraine đào công sự tại một khu vực giáp với Crimea hôm 11/3

Cũng trong ngày 17/3, Quốc hội Ukraine đã biểu quyết thông qua việc phân bổ khoản ngân sách hơn 600 triệu USD nhằm tăng cường tiềm lực phòng thủ quốc gia trong 3 tháng tới và huy động quân dự bị.

Quốc hội Ukraine đã thông qua việc huy động 40.000 quân dự bị. Tenyukh cho hay đợt huy động này nhằm mục đích mang lại cho quân đội Ukraine "khả năng sẵn sàng chiến đấu toàn diện".

Tờ Kyiv Post nhận định khi mà nền kinh tế của Ukraine đang ở trên bờ vực, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Ukraine đã buộc phải dồn nguồn lực cho việc củng cố lực lượng vũ trang mà rất nhiều người cho rằng cựu Tổng thống Victor Yanukovich đã cố tình làm suy yếu trong suốt thời gian nắm quyền kéo dài 3 năm rưỡi của mình.

Ông Klitschko cho hay các nghị sĩ Ukraine đã thống nhất ủng hộ 25% số tiền lương của họ cho "những người yêu nước ở Crimea".

Pavlo Petrenko, Bộ trưởng Tư pháp Ukraine cho biết: "Vấn đề quan trọng là khôi phục sức mạnh quân sự của Ukraine. Quân đội của chúng ta cần phải sẵn sàng chiến đấu".

Klitschko nhắc lại rằng cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 vừa qua ở Crimea đã được tiến hành một cách bất hợp pháp, bán đảo này vẫn là "một phần của Ukraine". Chính vì vậy, chính phủ Ukraine sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ cho Crimea, bao gồm điện, gas và nước.

Klitschko cũng cho hay Volodymyr Yelchenko đại sứ Ukraine tại Moscow sẽ được triệu hồi về nước để thảo luận “các vấn đề quốc tế” liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý Crimea ngày 16/3 với chính quyền mới thành lập ở Kiev.

Trong một diễn biến khác liên quan tới tình hình căng thẳng ở Crimea, ngày 17/3, Hội đồng tối cao Crimea đã thông qua việc thay đổi thời gian theo giờ Moscow từ ngày 30/3. Cùng ngày, các nhà lãnh đạo Crimea cũng tuyên bố đồng rúp (ruble), đơn vị tiền tệ chính thức của Nga sẽ bắt đầu được lưu hành song song với đồng hryvnia và tới ngày 1/6 năm nay sẽ trở thành đơn vị tiền tệ duy nhất ở Crimea.















CÔ GIÁO, HỌC SINH CHUI TRONG TÚI NILON QUA SUỐI: LÃNH ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG NÊN THẤY XẤU HỔ

Chui vào túi qua suối: Bàng hoàng vì chuyện “chỉ có ở Việt Nam"

(Soha.vn) - Việc cô giáo, học sinh chui trong túi nilon vượt suối trong mùa lũ quá xa lạ với đất nước này quá.
Sự việc cô giáo và các em học sinh ở điểm trường của bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên phải chui trong túi nilon để đến trường vào mùa lũ đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên và xót xa.

Trao đổi với chúng tôi về sự việc này, GS. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội nói: “Hoàn cảnh đến mức đó thì quá khó khăn. Cô giáo và các em học sinh đến trường trong điều kiện như vậy là quá nguy hiểm”.

GS Thi bày tỏ mong muốn: “Nhà nước thấy hiện tượng gì mà không thể chấp nhận được thì phải ưu tiên quan tâm để giải quyết. Khó khăn thì lĩnh vực nào cũng có, địa phương nào cũng có nhưng những sự việc gì mà không thể chấp nhận được thì phải giải quyết ngay, còn việc gì mà cố được thì giải quyết sau.



GS. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội

Theo thứ tự ưu tiên, sự việc cô giáo và các em học sinh qua suối bằng túi nilon để đến trường là một sự việc không thể chấp nhận được cần phải giải quyết ngay. Điều kiện đó ảnh hưởng đến tính mạng của cô giáo và học sinh nên cần xử lý ngay”.

BÀI LIÊN QUAN

“Ở địa phương, ngành giáo dục và địa phương các cấp không biết có ai tới khu đó chưa? Nếu tới thì trách nhiệm của họ đến đâu? Đã kiến nghị tới cấp trên không? Và cấp trên khi nhận được kiến nghị, có cử người xuống khảo sát hay không? Và nếu có cử người xuống khảo sát thì có ý kiến gì để khắc phục chưa hay bặt vô âm tín?

Còn HĐND cấp xã và cấp huyện ứng cử ở địa phương đó thế nào, trách nhiệm của họ ra sao? Chẳng lẽ họ không biết điều gì đang xảy ra ở địa phương hay sao? Người đại biểu của dân như vậy liệu có xa rời quần chúng hay không mà lại để một thực trạng như vậy xảy ra?”, bà Khá nói.


                                                   Bà Nguyễn Thị Khá (Ảnh: X.H)

Vị Đại biểu QH này cho rằng: “Trong khi các em học sinh ham học, cô giáo yêu nghề vẫn phải chui trong túi nilon qua suối trong mùa lũ để làm tròn nhiệm vụ của mình thì lãnh đạo địa phương đang ở đâu? Có lẽ lãnh đạo địa phương đó nên cảm thấy xấu hổ trước sự hiếu học của các em học sinh”.

Bà Khá cũng bày tỏ sự lo lắng đối với cuộc sống của người dân nơi đó khi có trường hợp người bệnh nặng cần phải cấp cứu, phụ nữ đau đẻ…

“Việc các đoàn từ thiện giúp đỡ người nghèo là rất đáng trân trọng nhưng trong thời gian tới, các đoàn cũng nên chú ý đến những vùng nông thôn đặc biệt khó khăn như vậy. Và trách nhiệm trong việc này chính là ở lãnh đạo địa phương. Họ phải là cầu nối để đưa các đoàn từ thiện đến với những vùng còn khó khăn trên địa bàn do mình quản lý. Có như vậy, dù đường xá đi lại khó khăn nhưng những người làm từ thiện hẳn cũng sẽ sẵn lòng vượt khó đến những vùng đặc biệt khó khăn để giúp đỡ đồng bào của mình”, bà Nguyễn Thị Khá nói.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

TƯƠNG LAI CRIMEA SAU CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý VẪN CÒN LÀ DẤU CHẤM HỎI

Người dân Crimea tập trung ở quảng trường Lenin, tại thủ phủ Simferopol, ăn mừng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý
Như vậy, sau cuộc bỏ phiếu ngày 16/3/2014 đã có 95% cử tri Crimea ủng hộ việc họ mong muốn sẽ là một phần của Nga. Đây là kết quả không có gì bất ngờ, khi mà thực tế người Crimea đang khát khao có một cuộc sống tốt đẹp hơn và chỉ có sáp nhập với Nga thì nguyện vọng đó mới thành hiện thực.

Tuy nhiên, điều chính đáng mà người Crimea muốn khó mà khả thi khi Mỹ và các nước Liên minh Châu âu đã có những động thái can thiệp, để phản đối việc sáp nhập của Crimea vào Nga.

Hôm nay (17/3) một ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý tổ chức thành công, Mỹ và Phương Tây đã xây dựng những phương án để trừng phạt Nga, nếu quốc gia này đón nhận Crimea là một phần của Liên Bang Nga.

Phản ánh cụ thể những hành động của Mỹ và Phương tây, trên Dân trí có bài:

“Ăn miếng, trả miếng” ở Crimea

(Dân trí) - Phương Tây đã lên sẵn 3 kịch bản trừng phạt Nga, tùy theo hành động của nước này sau cuộc trưng cầu dân ý tại Cộng hòa tự trị Crimea. Trong khi đó, Nga cũng tuyên bố đã có các biện pháp “ăn miếng, trả miếng” một khi bị phương Tây trừng phạt.

Việc chuẩn bị các phương án trừng phạt đã được phương Tây bắt tay thực hiện ngay sau khi những căng thẳng ở thủ đô Kiev bắt đầu “chuyển vùng” về Cộng hòa tự trị Crimea với những kết cục được giới lãnh đạo Mỹ và châu Âu thừa nhận là “khó có thể đảo ngược” cho dù họ không công khai nói ra.

Cả 3 phương án này đều có một điểm chung là bán đảo Crimea chắc chắn sẽ đồng ý ly khai khỏi Ukraine để sáp nhập vào Nga trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 16/3. Cái khác chỉ là những lựa chọn tiếp theo của Nga và biện pháp đáp trả tương ứng của Mỹ và châu Âu.

Phương án thứ nhất là Nga không đồng ý cho Crimea sáp nhập với tư cách là một chủ thể độc lập. Đây là phương án lý tưởng nhất đối với phương Tây hiện nay khi mà kết quả bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 gần như không thể đảo ngược.

Trong kịch bản này, quan hệ Nga - phương Tây sẽ ít bị phương hại nhất. Các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với Mátxcơva chỉ mang tính hạn chế theo kiểu “giơ cao đánh khẽ” cho dù việc đóng băng quan hệ sẽ không thể được hủy bỏ ngay. Theo dự tính của phương Tây, việc đóng băng quan hệ với Nga sẽ được kéo dài cho tới khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-8) tại Sochi vào tháng 6 tới.

Phương án thứ hai là Mátxcơva đồng ý để Crimea trở thành một thực thể trong Liên bang Nga. Đây là kịch bản phương Tây không mong muốn xảy ra nhưng lại có khả năng cao nhất.

Trong trường hợp này, Mỹ và châu Âu sẽ áp dụng toàn bộ các lệnh cấm nhập cảnh và phong toả các tài khoản của Nga ở nước ngoài. Những người chịu thiệt hại nhiều nhất sẽ là quan chức cấp cao Thượng viện, Hạ viện, lãnh đạo các tập đoàn nhà nước và giới doanh nhân thân cận với điện Kremlin.

Ngoài ra, hợp tác quân sự cũng sẽ bị đóng cửa hoàn toàn, kể cả việc ban hành lệnh cấm xuất khẩu vũ khí đối với Nga. Trên mặt trận ngoại giao, các nước G-8 sẽ xoá tên Nga khỏi danh sách và tẩy chay mọi hoạt động quốc tế do Mátxcơva đăng cai tổ chức.

Phương án thứ ba nghiêm trọng nhất nhưng có thể chưa xảy ra ngay. Đó là Nga vừa đồng ý sáp nhập Crimea, vừa đẩy mạnh can dự vào cách tỉnh miền Đông của Ukraine, nơi có đông người Nga sinh sống để chuẩn bị cho các hoạt động can dự sâu hơn trong tương lai. Nếu phương án này xảy ra, Mỹ và châu Âu sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt hà khắc nhất có thể, thậm chí không loại trừ khả năng Nga sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt như Iran.

Tuy nhiên, đấy chỉ là cách nhìn nhận và tính toán của phương Tây. Còn với Nga, nước này có đầy đủ những quân bài chiến lược đáp trả, khiến cho những đòn trừng phạt của phương Tây không chỉ có tác động một chiều.

Quân bài đầu tiên mà Mátxcơva xem xét áp dụng là khóa van đường ống khí đốt và ngừng các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ sang Ukraine cũng như châu Âu.

Mặc dù đây là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga, đóng góp phần lớn cho ngân sách liên bang song xét về tổng thể, quyết định này sẽ gây thiệt hại cho Ukraine và châu Âu lớn hơn nhiều so với những gì Mátxcơva phải gánh chịu.

Theo thống kê, Nga hiện đang cung cấp 1/3 số khí đốt của châu Âu, 1/3 số dầu mỏ và 1/4 số than đá. Số dầu mỏ và khí đốt này chiếm tới hơn một nửa tổng lượng xuất khẩu của Nga. Tuy nhiên, là quốc gia liên tục phát triển từ nhiều năm qua và có lượng dự trữ ngoại tệ lớn, những tác động đối với Nga khi ngừng xuất khẩu nhiên liệu sang châu Âu sẽ không nguy hiểm và cấp bách bằng việc “châu lục già” sẽ bị chết cóng trong mùa đông, dù Mỹ đã quyết định mở kho dầu dự trữ chiến lược để bù đắp phần nào khoản thiếu hụt.

Quân bài thứ hai chắc chắn cũng sẽ được Nga tính đến là chấm dứt, thay vì chỉ đóng băng, khoản hỗ trợ 15 tỷ USD cho Ukraine.

Lý do để nước Nga đưa ra cho quyết định này là khoản hỗ trợ trên chỉ có hiệu lực đối với chính quyền của Tổng thống hợp hiến Viktor Yanukovych. Còn với chính phủ lâm thời hiện nay, họ không có đủ tư cách pháp lý để tiếp nhận các khoản hỗ trợ từ Mátxcơva. Thậm chí, việc có xem xét nối lại khoản hỗ trợ này hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào thành phần chính quyền mới ở Kiev, sẽ được thành lập sau cuộc bầu cử Tổng thống ngày 25/5 tới. Một chính phủ thân phương Tây chắc chắn sẽ khó có cơ hội nhận được “cành ô lưu” từ điện Kremlin cho dù dưới bất kỳ điều kiện gì.

Quân bài thứ ba là Mátxcơva sẽ yêu cầu Kiev phải thanh toán ngay các khoản nợ ngập đầu hiện đã lên tới 1,55 tỷ USD từ các hợp đồng mua khí đốt trong năm 2013 và quý đầu năm nay.

Mặc dù Mỹ và châu Âu đã tỏ ra rộng rãi bất ngờ khi quyết định sẽ viện trợ cho Kiev lần lượt 2 tỷ và 11 tỷ USD nhưng để nhận được số tiền này, Kiev chắc chắn sẽ phải bước qua hàng loạt cửa ải với rất nhiều điều kiện đi kèm. Trong khi đó, để thanh toán số nợ cho Nga và đưa kinh tế thoát khỏi phá sản đòi hỏi chính quyền Ukraine phải có ngay trong tay khoản tiền rất lớn. Số tiền này ước tính lên tới 35 tỷ USD và gấp nhiều lần con số mà phương Tây đang hứa hẹn.

Quân bài thứ tư là Nga sẽ xoáy vào mâu thuẫn trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU) bằng cách lợi dụng những tác động khác nhau từ chính lệnh trừng phạt của phương Tây đối với nước Nga. Điểm mấu chốt trong quân bài này là nước Đức, nền kinh tế đầu tàu EU nhưng lại đang lệ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng của Nga. Nếu đồng ý đóng băng quan hệ với Nga, Đức không chỉ mất đi nhà cung cấp năng lượng số một mà còn cả thị trường tiêu thụ ô tô lớn lớn thứ tư của mình. Vì vậy, Nga hoàn toàn có thể sử dụng Berlin làm điểm tựa cho việc bác lại các ý định trừng phạt từ trong chính nội bộ EU và ngay cả với Mỹ.

Quân bài tiếp theo được Nga tính đến là hối thúc sự vùng lên của các lực lượng ủng hộ Nga ở phía Đông Ukraine và các quốc gia khác thuộc không gian hậu Xô Viết. Đây là kịch bản phương Tây lo ngại nhất vì nó không chỉ tác động đến các chuyển động chính trị ở không gian này, mà còn có thể dẫn tới việc vẽ lại bản đồ thế giới. Mục tiêu tối thiểu của Nga là các nước trong không gian hậu Xô Viết nếu không nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Nga thì cũng sẽ phải đứng ngoài quỹ đạo của phương Tây chứ không thể trở thành vùng đệm cho phương Tây thực thi kế hoạch “Đông tiến”.

Với những toan tính “ăn miếng, trả miếng” lẫn nhau đó, cuộc khủng hoảng ở Ukraine với đỉnh điểm là cuộc trưng cầu dân ý ở Cộng hòa tự trị Crimea xem ra sẽ không phải là điểm kết thúc, mà thực chất là sự khởi đầu mới cho những cuộc “so găng” nguy hiểm hơn giữa Nga và phương Tây trong thời gian tới.

Đức Vũ

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

MỘT CÔNG AN VIÊN TỬ VONG KHI ĐANG LÀM NHIỆM VỤ

Đoạn đường ở Ninh Hòa thường xảy ra các vụ rạch mông
[Đò Ngang] - Chiều ngày hôm nay 16/3, nhiều tờ báo đã đăng tải thông tin về cái chết đau lòng của Công an viên xã Ninh Lộc khi đang phối hợp với Công an thị xã Ninh hòa mật phục các đối tượng nghi vấn rạch quần nữ sinh trên quốc lộ 1A.

Sự việc diễn ra rất nhanh khi anh Võ Minh 25 tuổi đang mật phục kẻ nghi vấn rạch quần nữ sinh thì bất ngở bị một đối tượng tông thẳng xe vào người gây chấn thương sọ não.

Ngay sau khi bị tai nạn, anh Minh được nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Ninh Hòa, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Đa Khoa Khánh Hòa nhưng do vết thương quá nặng, anh Minh đã không qua khỏi.

Được biết thời gian gần đây trên địa bàn thị xã Ninh Hòa thường xuất hiện một số đối tượng giấu mặt, đi xe máy, dùng dao lam, rạch mông nữ sinh và giáo viên. Công an thị xã Ninh Hòa đã ghi nhận 7 trường hợp bị rạch mông từ ngày 23/2 đến nay, trong đó có 5 nữ sinh THPT, một giáo viên, một người dân, riêng Ninh Lộc đã có 3 em nữ sinh THPT đã bị các đối tượng tấn công, gây thương tích. Trước tình hình phức tạp như vậy, anh Minh đã nhận nhiệm vụ phối hợp với Công an xã Ninh Lộc mật phục nhóm đối tượng này từ hôm 14/3. Nhưng, trong khi chưa bắt được các đối tượng thì sự việc đau lòng đã xảy ra.

Cái chết của anh Minh, một lần nữa cho chúng ta thấy sự hy sinh của các chiến sỹ công an khi làm nhiệm vụ. Sự ra đi của anh là mất mát rất lớn đến người thân, bởi nó còn kéo theo biết bao hệ lụy khác mà có lẽ phải rất lâu nữa, gia đình anh mới phần nào quên được.

Lực lượng công an luôn phải đối đầu mới mọi tội phạm, mọi tình huống, mà xấu nhất là hy sinh để đổi lấy bình yên cho nhân dân. Hy vọng, lực lượng Công an Ninh Hòa sẽ sớm bắt được số đối tượng kia, để giúp anh Minh ra đi được thanh thản phần nào, trả lại sự yên bình cho các nữ sinh, cô giáo và người dân trên địa bàn. 

Mời các bạn nghe thêm thông tin trong link dưới đây:
http://m.tinngan.vn/Tim-ke-rach-mong-nu-sinh-cong-an-vien-thiet-mang_0-5-0-454858.html

MỸ VÀ CÁC NƯỚC CHÂU ÂU KHÔNG CÔNG NHẬN CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý CỦA CRIMEA, LIỆU CÓ ĐI NGƯỢC LẠI VỚI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN

Lá phiếu lựa chọn Crimea là một bộ phận của Nga
[Mực Tàu] - Đúng 8h sáng theo giờ địa phương và 13h theo giờ Hà Nội, ngày 16/3, người dân Crimea sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về tương lai đất nước mình, trong bối cảnh phản ứng quốc tế cũng như các hoạt động quân sự giữa ukraine và Nga vẫn diễn ra phức tạp. Hơn 2.200.000 phiếu bầu được in bằng ba thứ tiếng Nga, Ukraine và Tatar với 2 câu hỏi: “Bạn có ủng hộ việc sát nhập Crimea với Nga như một bộ phận của Liên bang Nga hay không?” và “Bạn có ủng hộ hiến pháp 1992 cũng như ủng hộ Crimea là một bộ phận của Ukraine hay không?”

Các điểm bỏ phiếu diễn ra trước sự thắt chặt của lực lượng an ninh. Các quan sát viên quốc tế đến từ 21 quốc gia đã có mặt tại Crimea để giám sát cuộc trưng cầu dân ý. Hầu hết đều cho rằng cuộc trưng cầu này là cần thiết và hợp pháp vì nó không khác gì việc làm của Kosovo khi tách khỏi Serbia, một sự việc mà phương Tây đã từng ủng hộ tích cực. Tuy nhiên, một động thái trái ngược đã diễn ra khi Mỹ và các nước Châu âu lại không công nhận cuộc trưng cầu dân ý này. Điều này cho thấy chính Mỹ và các nước Châu âu đã đi ngược lại với Công ước quốc tế về nhân quyền.

Theo Khoản 1 Điều 1 về Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị thì “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá”. Theo như công ước thì người dân crimea có quyền tự quyết về tương lai của dân tộc mình, đất nước mình, họ có quyền tự do quyết định thể chế chính trị của mình. Có nghĩa là, họ có quyền lựa chọn sẽ là một bộ phận của Liên Bang Nga hoặc là một bộ phận của Ukraine. Vậy tại sao Mỹ và các nước Châu âu lại không công nhận việc trưng cầu dân ý này.

Ông Ngoại trưởng Kerry (Mỹ) đã đưa ra nhiều quan điểm, trong đó đặc biệt luôn muốn quyền tự trị cho Crimea, trong khi đó người dân khu vực này lại không muốn. Vị Ngoại trưởng này cũng tái khẳng định quan điểm của Washington không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý vào hồi chiều nay (ngày 16/3) của Crimea. Trong khi đó, các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cũng đã họp lại với nhau, lựa chọn 120-130 người Nga để áp đặt lệnh trừng phạt bắt đầu từ ngày 17/3.

Những động thái của Mỹ và Liên minh Châu âu đã cho thấy việc can thiệt quá sâu vào quyền tự quyết của người dân Crimea, nếu không muốn nói những phát ngôn và hành động của họ đi ngược lại với Công ước quốc tế về nhân quyền.

Người dân Crimea đi bỏ phiếu chiều nay 16/3/2014
Mặc dù vậy, bất chấp những quan điểm và hành động can thiệp từ bên ngoài, chiều nay gần như 100% người dân Crimea đã đi bỏ phiếu quyết định tương lai của mình. Họ đều biết rằng Ukraine đã không mang lại cho họ cuộc sống tốt đẹp, vì vậy họ cùng mong muốn sáp nhập vào Nga, nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng hiện đại, giúp họ cải thiện tương lai của chính mình.








BÀN VỀ BUỔI HỌP MẶT CỦA TỔ CHỨC “XÃ HỘI DÂN SỰ” TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nhóm các "Tổ chức xã hội dân sự"
Đò Ngang] - Ngày 14/3/2014, một nhóm người tự xưng là thành viên của các tổ chức, gồm: Cựu tù nhân lương tâm, Phụ nữ nhân quyền Việt Nam, Hội Dân oan Việt Nam, đã tụ tập tại chùa Liên Trì, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, trên Danlambao cũng phản ánh chi tiết vụ việc này. Tưởng như, đó là đám zận mới, nhưng điểm đi, điểm lại vẫn là mấy tên cũ rích như: Phạm Chí Dũng, Thích Không Tánh, Nguyễn Đan Quế, Phạn Bá Hải, Huỳnh Trọng Hiếu, Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Thanh Phong, Trần Thị Hải, Châu Văn Thi…Và vẫn là cái kiểu câu viu, tự đánh bóng bản thân, để nhận được sự quan tâm của các anh sứ ngoại.
Phạm Chí Dũng cướp diễn đàn
Mở màn cho buổi show hàng thường thấy của đám này, zận Phạm Chí Dũng nhảy lên cướp diễn đàn: Hôm nay là buổi gặp mặt mang tính lịch sử vì đây là lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự ngồi lại với nhau, để hướng tới một mục tiêu chung: làm cho xã hội Việt Nam tốt hơn!”.Lịch sử cái con củ cẹc, đã biết bao lần đám này tụ tập nhau uống cô ca, cafe… và thốt lên những ngôn cuồng hoang dại. Một nhóm người chuyên xuyên tạc sự thật về quê hương nơi chúng sinh ra, chúng không hề có tính xây dựng đất nước mà luôn tìm cách tập hợp, kích động, lôi kéo người dân gây rối an ninh trật tự; nhận tiền của ngoại bang để tụ họp chống phá chính quyền. Nhìn nhận một cách khách quan, không có xã hội nào là không có những hạn chế của nó.  Đại diện chủ nghĩa tư bản như Mỹ, ngày đêm vẫn phải lo lắng cho cuộc sống yên bình của nhân dân, khi họ luôn đứng trước nguy cơ bị xả súng hàng loạt, khủng bố quy mô lớn, công chức không có lương… Hay nước lớn mạnh như TQ, cũng phải hứng chịu những cuộc biểu tình dậy sóng, phân biệt giàu nghèo đỉnh điểm, bóc lột lao động cật lực… Việt Nam không phải là ngoại lệ, sẽ không tránh khỏi những hạn chế, nhưng làm con dân của đất Việt thì hãy bỏ công sức bé nhỏ của mình vào mà xây dựng quê hương; đừng lười lao động, há miệng chờ sung, chuyên đi bới móc, xuyên tạc sự thật để kiếm tiền từ đế quốc. Bọn zận này những tưởng ngoại bang sẽ coi chúng là anh hùng, nhưng thực ra chúng đang bị cười nhạo sau lưng, cười về một nhóm ô hợp làm tay sai cho đế quốc. Trong buổi tụ tập này,chúng đăng vài bức ảnh, quay vài video để nhận tiền, thì thử hỏi “buổi gặp mang tính lịch sử” ở đây là gì? Lịch sử nào sẽ ghi lại nó, hay chỉ là sự ghi chép để trả tiền công cho lũ tay sai của ngoại quốc.
Giờ phút quan trọng đã đến - phát phong bì

Ngay sau khi cướp diễn đàn xong, một chương trình hấp dẫn nhất đối với đám zận, đó là màn chia tiền. “Hội tù nhân lương tâm” và Hội phụ nữ nhân quyền” chuyển ngay 10 triệu đồng cho Phạm Văn Cờ  và Trương Văn Thạnh (đây là 2 hôn phu của tù nhân Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Tuyền, những kẻ đã phạm tội gây rối trật tự công cộng năm 2013). Món tiền này, chúng vẫn thường gọi là tiền hỗ trợ cho thân nhân các tù nhân lương tâm. Hỗ trợ cái éo gì, người ta chỉ hỗ trợ tiền cho những người có gia cảnh khó khăn, những người ốm đau bệnh tật, không thể lao động… Đối với thân nhân của Nguyệt, Tuyền thì sao? Vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Thậm chí, đối với 2 tù nhân này trước khi vào tù cũng lười lao động, chuyên tụ tập phá rối an ninh. Những kẻ đó có cần hỗ trợ không, khi họ còn sức lao động và lười lao động. Vậy tiền đó bản chất không phải là tiền hỗ trợ, mà là tiền nhận từ ngoại bang để đám zận chia nhau lấy sức phá phách.

Hòa chung trong không khí “nhận lương” đó, Đại đức Thích Không Tánh cũng hào phóng trao phần quà trị giá 6 triệu đồng cho cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Hà. Là một Đại đức, có nghĩa là bậc cao tăng, sao không đem số tiền đó đi cho người nghèo, người khuyết tật… để người đời thấy được tấm lòng của đức phật. Nếu không phát tiền đó cho những người cần nó thì cũng không nên chia nó cho những con zận của xã hội.

Nói việc tặng quà cho oai vậy thôi, chứ tất cả tiền đó đều có phần cả. Đám zận đứa nào chả muốn nuốt tất chỗ tiền đó, nhưng nếu không chia cho anh em thì thằng chó nào nó chửi bới, quấy nhiễu cho. Chúng ta đều biết trước đây khi Lê Thị Công Nhân đi tù, tháng nào bà Lệ (mẹ của Nhân) chả nhận được số tiền ngót 300 USD. Tiền đó để làm gì, đúng là chúng gọi là tiền ủng hộ cho nhân thân các tù nhân lương tâm, nhưng thực chất đó là tiền để nuôi đám mồm chuyên chửi bới, ăn vạ, động viên nhau hoạt động chống phá chính quyền.

Sau khi hết tiết mục chia tiền, Nguyễn Đan Quế đã có vài lời với “Hội phụ nữ Nhân quyền”: Phụ nữ là vốn quý và chiếm một vị trí không hề nhỏ trong một xã hội văn minh, tự do; vì vậy việc các phụ nữ đứng lên đòi hỏi nhân quyền, quyền bình đẳng cho chính mình và cho xã hội là một việc làm đáng hoan nghênh, cần phải tiếp tục phát huy”. Nói thẳng với Quế rằng, phụ nữ không phải là chiếm một vị trí không hề nhỏ trong xã hội văn minh mà chiếm một vị trí không thể thiếu. Nếu không có phụ nữ thì làm gì có được ông, nếu phụ nữ không có nhân quyền thì làm sao sinh ra ông. Ở Việt Nam, tôi chưa thấy nhà nước đối xử bất công bằng với phụ nữ, họ được sống, được hạnh phúc, được tham gia và trở thành những nhà chính trị tài giỏi, những doanh nhân sánh ngang với thế giới, những nữ hoàng tốc độ, những Phó giáo sư tuổi 30… họ đều có quyền hưởng, quyền phấn đấu. Vậy hỏi Quế là họ có cần phải đứng lên để đòi quyền bình đẳng không, khi họ đã có điều đó.

Lướt qua vài hoạt động của nhóm “tổ chức xã hội xã hội” hôm 14 vừa qua, càng cho người ta thấy sự hổ lốn đến nực cười của đám zận. Chúng công khai thông báo cho các anh ngoại quốc rằng “bọn em đã hoạt động và đã chia tiền minh bạch, mong các anh tiếp tục bơm thêm đô la”. Lao động chân chính thì khó, còn cứ họp và nói nguy hiểm như những gì chúng vẫn thường làm thì quá là đơn giản.