Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

BỨC THƯ CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG ĐANG BỊ CỐ TÌNH XUYÊN TẠC NGHIÊM TRỌNG!

Mực tàu - Trong những ngày qua, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD – 981 trong vùng biển của Việt Nam. Bên cạnh việc đại đa số nhân dân cả nước bày tỏ sự ủng hộ đối với Đảng và Chính phủ trong giải quyết vấn đề Biển Đông, đồng thời kịch liệt lên án hành động ngang ngược của Trung Quốc. Các đối tượng phản động và cơ hội chính trị cũng đã nhân cơ hội này kích động một cuộc chiến tranh, vu khống Đảng và Nhà nước ta nhu nhược, bán đất cho Trung Quốc. Trong đó, đặc biệt các đối tượng này cố tình không hiểu thật hay vì nhận thức hạn chế đã xuyên tạc và hiểu sai bức thư mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai lúc bấy giờ ngày 14/9/1958.

Trước hết, trên các trang mạng, các đối tượng phản động cho rằng bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một “công hàm”.

Điều này là hoàn toàn sai lầm, sai lầm một cách nghiêm trọng. Đây là nội dung mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho cá nhân Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Chu Ân Lai, với mở đầu “Thưa đồng chí Tổng lý…”. Do đó, đây chỉ được xem là một bức “công thư” chứ không thể gọi đây là một bức “công hàm” như các đối tượng phản động vẫn rêu rao, xuyên tạc.

Vấn đề thứ hai, các đối tượng phản động và cơ hội chính trị vu khống cho cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là bán nước cho Trung Quốc thông qua bức “công thư” đó.

Đây là sự vu khống, xuyên tạc một cách trắng trợn. Chỉ những kẻ âm mưu phá hoại sự ổn định của Việt Nam và những kẻ đầu óc ngu muội mới có những phát ngôn như vậy.



Để đánh giá một cách khách quan giá trị của bức thư này, chúng ta cần xem xét bối cảnh ra đời cũng như nội dung chính của văn bản này, và cần đặt nó dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế.

Trong bối cảnh của thời kỳ chiến tranh lạnh và thế giới phân chia rõ nét thành hai phe: Tư bản chủ nghĩa (trung tâm là Mỹ) và xã hội chủ nghĩa (đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc). Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, những phần tử diều hâu trong giới quân sự Mỹ vẫn chống Trung Quốc và đưa hạm đội vào hoạt động trong eo biển Đài Loan (Đài Loan lúc đó còn giữ hai đảo nằm giáp lục địa Trung Quốc là Kim Môn và Mã Tổ) đe dọa Trung Quốc, khiến Trung Quốc lo sợ rằng Mỹ có thể tấn công xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Nhất là từ khi quân Trung Quốc pháo kích liên tục Kim Môn và Mã Tổ. Lo sợ trở thành đối tượng của chiến lược bành trướng của Mỹ ở châu Á, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ra Tuyên bố về lãnh hải ngày 4/9/1958 với nội dung như sau:

(1) Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) (3) ...
(4) Ðài Loan và Bành Hồ hiện còn bị Mỹ cưỡng chiếm. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ðài Loan và Bành Hồ đang chờ được chiếm lại. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoài không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.

Đáp lại tuyên bố này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi bức thư ngày 14/9/1958 cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau: “Thưa đồng chí Tổng lý. Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.

Vào thời điểm đó, Việt Nam đã trở thành lực lượng xung kích của phe XHCN trong tuyến đầu chống lại Mỹ và trở thành đồng minh chiến lược của Trung Quốc, “vừa là đồng chí vừa là anh em”, “anh em một nhà” (Trung - Việt nhất gia). Thật không sai khi có quan điểm cho rằng, quan hệ giữa hai nước Việt-Trung lúc bấy giờ mật thiết “như môi với răng”. Hơn nữa, lúc bấy giờ Hội nghị Giơ-ne-vơ của Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã ban hành bốn Công ước, trong đó có Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958. Trung Quốc muốn thể hiện vị thế nhất định của mình trên trường quốc tế nên đã ban hành Tuyên bố ngày 4/9/1958 về lãnh hải.

Phải đứng trên tinh thần đó và bối cảnh những năm 50-60 của thế kỷ trước (quan hệ Việt- Trung; quan hệ Trung-Mỹ cũng như tình hình khu vực và quan hệ quốc tế...) để hiểu bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải là sự tuyên bố của VNDCCH từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ phản ánh một sự thật trong giai đoạn tốt đẹp của tình hữu nghị Việt - Trung; phản ánh tình cảm hữu nghị, tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam đối với Trung Quốc trước mối đe dọa của Mỹ vào thời điểm lịch sử đó mà thôi. \

Thêm nữa, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã vô cùng khôn khéo khi sử dụng hai từ “ghi nhận” và “tôn trọng” (“tôn trọng quyết định ấy…”). Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do đó, nó không có giá trị pháp lý đối với hai quần đảo này.

Đúng như luật gia Lưu Văn Lợi, cựu Chánh văn phòng - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban Biên giới thuộc Hội đồng Bộ trưởng (1978-1989) - đã nhận định: “Nếu ai cho đó là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa thì là đi quá nội dung và mục đích của bức thư, đồng thời phủ nhận tình cảm thiêng liêng trong lòng người Việt Nam, người Trung Quốc lúc bấy giờ”. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét