Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM: TRÁNH LÀM HÌNH THỨC!

Đò Ngang - Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là một thành công lớn của Quốc hội khóa XIII. Đây là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện giám sát tối cao đối với nhân sự, nó thể hiện tính dân chủ và sự ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa mà thế giới chưa có nước nào làm như vậy.Với chức năng, quyền năng của mình, các đại biểu Quốc hội thay mặt cử tri và đồng bào cả nước thực hiện nhiệm vụ hết sức hệ trọng là đánh giá tín nhiệm đối với những chức danh chủ chốt của Nhà nước.
 
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tháng 6/2013
Lấy phiếu tín nhiệm, theo Nghị quyết Trung ương 4 là một trong 4 nhóm giải pháp cần thực hiện để “… những người không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, có tín nhiệm thấp cần được sắp xếp phù hợp, có cơ chế thay thế không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác”. Nghị quyết số 35/2012/QH13 đã cụ thể hóa nhóm giải pháp này. Nó có tác động mạnh mẽ tới người giữ các chức vụ, mà lâu nay hiếm khi bị nhắc nhở, nếu không muốn nói dường như là “vùng cấm”. Nó không chỉ phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà còn cảnh báo, nhắc nhở giúp những người bị tín nhiệm thấp tự soi, tự sửa mình; đặt ra quyết tâm cần phải chấn chỉnh những yếu kém trong công tác quản lý, điều hành để lấy lại và củng cố lòng tin của nhân dân. Thực tế ấy cho thấy, phiếu tín nhiệm thực sự là thước đo, là kênh quan trọng xác định năng lực, phẩm chất cán bộ và cách ứng xử của họ trước chức trách, nhiệm vụ được giao.


Trong một xã hội mà xem ra văn hóa từ chức vẫn chưa xuất hiện ở nước ta thì có lẽ việc lấy phiếu tín nhiệm còn có vai trò vô cùng quan trọng khác đó là làm cơ sở cho việc bố trí và sử dụng cán bộ. Nếu ai có số phiếu tín nhiệm thấp trên 50 % thì người đó sẽ bị buộc phải thôi giữ chức vụ (chứ không phải có quyền từ chức).


Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc....”. Do đó, chắc chắn phải có những cá nhân có số phiếu tín nhiệm thấp cao. Chúng ta có loại bỏ những cá nhân đó ra khỏi đội ngũ lãnh đạo đất nước được hay không phụ thuộc rất lớn vào sự làm việc thận trọng, khách quan, công tâm và chính xác của các vị đại biểu đại diện cho nhân dân.



Từ những lý lẽ trên cho chúng ta thấy, việc lấy phiếu tín nhiệm không phải chỉ đơn thuần là đánh giá đội ngũ cán bộ mà quan trọng hơn là chúng ta làm trong sạch đội ngũ cán bộ. Chúng ta có thực hiện thành công nghị quyết Trung ương 4 hay không, chúng ta có giữ được lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng vào Nhà nước vào chế độ hay không, phụ thuôc rất nhiều vào kết quả của việc lấy phiếu tín nhiệm lần này. Bởi vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm phải được tiến hành một cách nghiêm túc, tránh hình thức, qua loa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét