Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

TẠI SAO VIỆT NAM CHƯA SỬ DỤNG HẢI QUÂN GIẢI QUYẾT GIÀN KHOAN HD - 981!

Mực tàu - Đến thời điểm này đã là gần 2 tháng, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước ta. Kèm theo đó, Trung Quốc còn triển khai hàng trăm tàu, trong đó có cả tàu quân sự để bảo vệ hoạt động phi pháp của giàn khoan. Tuy vậy hiện nay chúng ta vẫn đang hết sức kiềm chế trước những hành vi khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc. Có rất nhiều những thắc mắc xoay quanh lý do của sự kiềm chế này là gì, liệu có phải Việt Nam đang “sợ” Trung Quốc?

Trước hết, cần khẳng định Việt Nam chưa bao giờ và không bao giờ “sợ” Trung Quốc. Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, có thể nói rằng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử đấu tranh chống đô hộ của phương Bắc. Các triều đại phương Bắc luôn ôm mộng bá quyền, mong muốn thôn tính Việt Nam . Tuy nhiên, quân xâm lược phương Bắc cũng chưa bao giờ được yên ổn trên dải đất hình chữ S này, chúng luôn phải hứng chịu những thất bại ê chề nhất trong lịch sử, do đó, trong tư tưởng của Trung Quốc từ trước đến nay luôn có ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học lớn”. Bởi vậy, chúng ta chưa sử dụng hải quân trong việc giải quyết vấn đề giàn khoan HD – 981 hoàn toàn không phải chúng ta sợ Trung Quốc.

Vậy tại sao Việt Nam chưa sử dụng hải quân trong việc giải quyết giàn khoan Hải Dương 981?

Thứ nhất, đất nước Việt Nam đã trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh. Hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam thấu hiểu nỗi đau của chiến tranh. Một cuộc chiến xảy ra, dù thắng dù thua cũng để lại những hậu quả khôn lường. Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình, không muốn chứng kiến một cuộc chiến tranh thêm lần nào nữa.

Việt Nam cũng là một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, luôn tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế. Do đó, Việt Nam luôn ưu tiên sử dụng biện pháp hòa bình trong giải quyết các tranh chấp quốc tế. Điều này phù hợp với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, phù hợp với bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, Trung Quốc đã tính toán rất kỹ vị trí hạ đặt giàn khoan HD – 981. Vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD – 981 là nằm sâu trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Vì Việt Nam là nước luôn giữ quan điểm độc lập, tự chủ trong các quan hệ quốc tế, không có sự liên kết quân sự với bất cứ nước nào, Việt Nam không có sự bảo trợ của Mỹ nên đặt giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam rõ ràng Trung Quốc cảm thấy “an toàn” hơn rất nhiều so với việc xâm phạm chủ quyền của các nước là đồng minh của Mỹ như philipines.

Đồng thời, vị trí đặt của giàn khoan HD - 981 chỉ cách đảo Hải Nam hơn 200 hải lý, trong khi đó lực lượng hải quân của Việt Nam tại vùng biển này hầu như chưa có gì, chỉ có cảnh sát biển và ngư dân. Trong trường hợp xảy ra đụng độ, Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng không quân, hải quân, tên lửa bờ đang được biên chế tại Hải Nam để đánh trả chúng ta. Nhưng nếu đi xa hơn rõ ràng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.

Như vậy, nếu chúng ta sử dụng hải quân thì rõ ràng chúng ta chịu bất lợi hơn Trung Quốc rất nhiều!

Thứ ba, nếu Việt Nam sử dụng hải quân sẽ rơi vào âm mưu thâm độc của phía Trung Quốc.

Trong những năm qua lực lượng hải quân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, đây sẽ là một cản trở rất lớn đối với Trung Quốc trong quá trình thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông. Hiện tại quân chủng Hải quân và Phòng không - Không quân của chúng ta đã được trang bị một số phương tiện, khí tài tương đối hiện đại, bao gồm trên không, tàu mặt nước và tàu ngầm cùng hệ thống các cảng quân sự, cơ sở hậu cần…

Sự lớn mạnh của hải quân Việt Nam rõ ràng làm cho Trung Quốc đang run sợ và Trung Quốc đang muốn tìm cách kìm chân ta. Các hành động của họ ở Biển Đông, trực tiếp hiện nay là việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam chính là muốn có một cái cớ để thực hiện âm mưu thâm độc đó. Việc tiêu diệt giàn khoan Hải Dương 981 không phải là một nhiệm vụ khó đối với hải quân và không quân Việt Nam. Nhưng chắc hẳn Trung Quốc đang trông đợi cho chúng ta phạm phải sai lầm này, từ đó họ sẽ lu loa lên với thế giới về một Việt Nam muốn "hạ nhục Trung Quốc", một Việt Nam hung hăng, thích gây chiến để rồi “dạy cho Việt Nam một bài học đau đớn”.

Đây sẽ là cái cớ để Trung Quốc tập kích vào các căn cứ chính của ta tại ven biển nhằm mục đích xóa sổ lực lượng đánh biển của Việt Nam. Và khi lực lượng này bị suy yếu thì việc Trung Quốc chiếm các đảo tại quần đảo Trường Sa là tất yếu. Mộng độc chiếm Biển Đông sẽ được thực hiện sớm hơn, hệ lụy sẽ khó lường.

Do đó trong tình hình hiện nay chúng ta phải hết sức bình tĩnh để tránh gây ra xung đột, mắc vào chiếc bẫy thâm độc mà Trung Quốc đã giăng ra.

Tuy vậy nếu họ tiếp tục hung hăng quá mức chắc chắn sẽ xảy ra đụng độ. Việt Nam sẵn sàng đứng lên đấu tranh tự vệ và hoàn toàn có đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Việt Nam vẫn luôn sẵn sàng chuẩn bị cho tình huống xấu nhất này một cách toàn diện, nhanh chóng và vững chắc trên cơ sở huy động tối đa sức mạnh toàn dân và tranh thủ sự phối hợp của bạn bè quốc tế một cách thiết thực, hợp lý nhất.


Chiêm ngưỡng một vài hình ảnh về sức mạnh của hải quân Việt Nam

 SU-30 trên bầu trời Cam Ranh hôm 3/4. Đây là loại máy bay chiến đấu đa năng với tốc độ siêu âm, đảm bảo cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và tấn công mặt đất

Thủy phi cơ của Hải quân Việt Nam. Lần gần đây nhất, ttháng 3/2014, thủy phi cơ được huy động tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia MH370 mất tích

Tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ trình diễn màn hạ cánh của trực thăng. Tàu được trang bị radar hoa tiêu, tên lửa chống hạm, súng tự động... hoạt động trong điều kiện gió cấp 10 - 12.

Pháo hạm tốc độ cao trên tàu Đinh Tiên Hoàng. Đây là tàu hộ tống tên lửa có hệ thống vũ khí chống ngầm, hệ thống kiểm soát hỏa lực, tác chiến điện tử...

Khí tài phổ biến trên các chiến hạm của Hải quân Việt Nam.

Hệ thống rada trên tàu khu trục Đinh Tiên Hoàng có thể quét mục tiêu ở xa hàng trăm km, báo tín hiệu về phòng chỉ huy để lên phương án tác chiến.

Các tàu mặt nước của Hải quân Việt Nam bao gồm tàu hộ vệ tên lửa, tàu pháo, tàu săn ngầm... Ngoài ra Hải quân cũng không ngừng được hiện đại hóa, với lực lượng hải quân đánh bộ, đặc công nước, không quân, tên lửa bờ đối hải

Hàng loạt đơn vị tàu mặt nước đang được neo đậu tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), với những khí tài được trang bị, sẵn sàng cho nhiệm vụ tự vệ, phòng thủ, chiến đấu bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ.

Ngày 3/4, Hải quân Việt Nam đưa vào hoạt động hai tàu ngầm lớp Kilo, gồm tàu ngầm HQ-182 mang tên Hà Nội, và HQ-183 mang tên TP HCM. Đây là hai trong số 6 tàu ngầm thuộc lớp Kilo, thế hệ thứ 3 được Việt Nam đặt mua của Nga. Tàu ngầm Kilo 636 được gọi bằng những danh xưng như "đại kình ngư", "hố đen trong lòng đại dương"..., dài 73,8m, rộng 9,9m, thích hợp cho các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra. Tàu có thể hoạt động độc lập 45 ngày đêm, với nhiều khí tài hiện đại như ngư lôi, tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét