[Mực Tàu] - Trong xã hội bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì báo chí có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của xã hội loài người. Vai trò của báo chí là định hướng các nguồn thông tin về các sự vật, sự việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Vai trò này góp phần cung cấp cho con người một nguồn tri thức rất lớn, đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người, giúp con người mở mang kiến thức.
Tuy nhiên, không phải tất cả các thông tin được báo chí nhắc tới đều là nguồn tri thức có giá trị. Bên cạnh những tin tức có tính thời sự, tin tức quan trọng thì vẫn còn có những tin tức mang tính lệch chuẩn so với quy phạm đạo đức tốt đẹp trong xã hội. Do vậy, việc đăng tải những bài viết chứa đựng những thông tin, tinn tức cập nhật thực tiễn và những bài viết mang tính lí luận có tính định hướng hành động có vai trò hết sức to lớn đối với báo chí. Có thể nói thông tin chính xác, kịp thời, mang tính định hướng cao là những yếu tố khẳng định uy tín, tên tuổi của một tờ báo đối với độc giả.
Trên thực tế, theo báo cáo của các cơ quan chức năng, tính đến đầu năm 2013 thì hiện tại Việt Nam có: 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm; gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ; một hãng thông tấn, 67 đài phát thanh, truyền hình, 101 kênh truyền hình, 78 kênh phát thanh; 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động (năm 2011 là 46 báo điện tử, 287 trang thông tin điện tử). Hiện nay, Ðài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng 99,5% diện tích lãnh thổ, qua vệ tinh tới nhiều nước trên thế giới. Hiện hơn 90% hộ gia đình Việt Nam đã sử dụng sóng truyền hình của Ðài Truyền hình Việt Nam. Qua nhiều hình thức cung cấp, người dân Việt Nam được tiếp xúc với 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có các kênh nổi tiếng như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg,... 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới như AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,... Về xuất bản, ở Việt Nam có 64 nhà xuất bản. Chỉ tính riêng trong năm 2012, ngành này đã xuất bản 28.009 xuất bản phẩm có nội dung phong phú và đa dạng, với khoảng 301.717.000 bản. Tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) xếp Việt Nam đứng thứ ba tại Ðông - Nam Á, thứ 8 tại châu Á. Theo số liệu khảo sát của WeAreSocial - tổ chức nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu, tới tháng 12-2012 số người sử dụng internet ở Việt Nam là 30,8 triệu, chiếm 34% dân số (mức trung bình của thế giới là 33%).
Như vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có một nền báo chí rất phát triển. Hệ thống cơ quan báo chí, hệ thống truyền thông phát huy vai trò to lớn đối với việc bảo vệ lợi ích xã hội, lợi ích chính đáng của người dân; là công cụ để phản biện lại các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam cũng tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, phê phán hành vi vi phạm quyền công dân và các biểu hiện tiêu cực khác. Song bện cạnh những thành công mà báo chí đem lại thì chúng ta cũng cần phải chú ý rằng, các thế lực thù địch cũng đang lợi dụng hoạt động báo chí để xam phạm an ninh quốc gia, các thế lực xấu lợi dụng báo chí như là một công cụ hữu hiệu để truyền tải thông tin theo ý đồ của bọn chúng.
Vậy, để phát huy tốt vai trò của các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thông đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì cần thiết phải gắn hoạt động của các cơ quan báo chí , hệ thống truyền thông với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam; định hướng việc hoạt động của các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông đi trước một bước để báo chí, hệ thống truyền thông luôn phát huy được vai trò chủ động, tích cực đối với mọi hoạt động trong xã hội. Có thể nói rằng, định hướng báo chí là yếu tố quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia gam go, quyết liệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét