Chuyên cung cấp Đèn sưởi nhà tam giá ưu đãi tốt nhất thị trường.

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

CẦN TÌM ĐẦU RA MỚI CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM!

Mực tàu - Nước ta vẫn đang là nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp vẫn đang chiếm 60 -70% nền sản xuất của cả nước, xong chúng ta lại không có được đầu ra ổn định cho sản phẩm từ nông nghiệp. Đây là một thực trạng đáng buồn cho nền kinh tế Việt Nam.


Trung Quốc hiện vẫn đang là thị trường nông sản lớn nhất của nước ta, nền nông nghiệp của chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy, mỗi khi nhu cầu từ phía Trung Quốc giảm mạnh là sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam bị tồn đọng, không biết bán cho ai, thậm chí phải bỏ đi. Nắm được điểm yếu này của nền nông nghiệp Việt Nam các thương lái Trung Quốc thường xuyên sử dụng các chiêu trò để hòng kiếm lời, phá hoại nền kinh tế nước ta. Trong đó, thủ đoạn chính của các thương lái Trung Quốc là thường xuyên đẩy giá các sản phẩm lên rất cao một thời gian (tăng cầu ảo), để đánh trúng vào điểm yếu của nông dân Việt Nam. Nông dân Việt Nam thấy giá cao sẽ tập trung đẩy mạnh sản xuất, thậm chí phá các loại cây trồng khác để tập trung sản xuất theo nhu cầu của phía thương lái Trung Quốc. Khi các thương lái Trung Quốc nhận thấy lượng cung đã rất lớn chúng sẽ đột ngột hạ giá, ép giá. Trước tình trạng bán thì lỗ nhưng để thì mất không, nông dân Việt Nam đành phải ngậm đắng bán cho Trung Quốc.
 
Vải thiều luôn rơi vào tình trạng được mùa mất giá
Để xảy ra tình trạng này, thiết nghĩ hoàn toàn không phải là lỗi của những người nông dân Việt Nam. Họ hoàn toàn không sai khi sản xuất ra các loại nông sản để đáp ứng nhu cầu của thị trường, để bán được sản phẩm, để kiếm miếng cơm manh áo cho gia đình. Trách nhiệm phải thuộc về các cơ quan quản lý trường, đã không làm tốt chức năng quản lý và định hướng thị trường cho nông dân. Quản lý là một công việc có vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế thì chúng ta lại đang bỏ trống, chúng ta đang bỏ mặc cho thương lái Trung Quốc vào tràn lan muốn mua gì thì mua, muốn trồng gì thì trồng. Chỉ đến khi xảy ra sự việc rồi, các cơ quan chức năng mới vào cuộc để mổ sẻ trách nhiệm, rồi lúc đó lại lên tiếng có phần đổ lỗi cho nông dân Việt Nam là hám lợi, không nhận biết được thủ đoạn của phía Trung Quốc, như vậy là không đúng!
 
Những đoàn xe trở dưa hấu xếp hàng dài hàng chục km là hình ảnh thường thấy mỗi năm tại cửa khẩu Tân Thanh 
Trung Quốc với số dân đông trên 1,3 tỉ người vẫn sẽ là thị trường lớn mà chúng ta cần duy trì. Nhưng một nền kinh tế mà phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường tiêu thụ thì sẽ không bao giờ phát triển và sẽ hứng chịu nhiều rủi ro. Để tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, chúng ta cần phải tìm ra hướng đi mới cho nông sản Việt Nam, chúng ta phải tìm các thị trường tiêu thụ mới. Nông sản Việt Nam rất đa dạng và được đánh giá rất cao như: Thanh Long; Vải thiều, Nhãn, Sầu Riêng, Chôm Chôm….hoàn toàn có thể vươn đến các thị trường xa hơn, cả Châu Âu và Châu Mỹ. Rất nhiều người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng nông sản Việt Nam nhưng lại không có điều kiện tiếp cận. Không làm được điều này là điều rất đáng tiếc cho chúng ta.


Nhưng để làm được điều này, điều quan trọng là chúng ta phải có một cầu nối giữa những người nông dân và các thị trường tiêu thụ. Đó chính là các doanh nghiệp. Việt Nam cần có các doanh nghiệp chuyên về thu mua và xuất khẩu nông sản. Điều này không chỉ duy trì sự ổn định của mặt hàng nông sản trong nước, để nông dân yên tâm sản xuất mà còn nâng cao thương hiệu cho nông sản Việt Nam. Khi có thương hiệu, thì nông sản Việt Nam sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn, nông sản Việt Nam sẽ vươn xa hơn.


Với những đặc sản ngon, nổi tiếng của mình, chúng ta phải giới thiệu đến người tiêu dùng khắp thế giới. Đây cũng chính là cách để chúng ta quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét